'Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa', ý nghĩa là gì?

"Tiền môn bất điểm đăng, hậu viện bất lượng đường", dịch đơn giản là "Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa".

Vậy, ý nghĩa thực sự của câu nói “Tiền môn bất điểm đăng, hậu viện bất lượng đường” hoặc “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa” là gì?

Thời cổ đại, “tiền môn” là dùng để chỉ những người trưởng bối, bề trên của gia tộc và gia đình. Trong khi đó, “hậu viện” là con cháu đời sau trong gia đình. Còn lại, đèn là vật mang đến ánh sáng của con người trong bóng tối. Đèn tượng trưng cho trí tuệ cùng với phẩm chất tốt đẹp của con người.

Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa, ý nghĩa là gì?-1

Trong câu nói này, từ “đốt đèn” ý chỉ mọi người bên trong gia đình hãy làm gương cho con cháu, truyền lại những gì tốt đẹp cho thế hệ sau, điều mà người xưa vẫn thường quan niệm là gia phong tốt đẹp.

Còn từ “sáng sủa” là chủ sự hưng vượng, phồn thịnh của gia đình. Nếu như trong gia đình không có tà khí, không có vật dơ bẩn hay ô uế, mọi chuyện thuận lợi trôi chảy, lòng người rộng rãi thoải mái thì người ta gọi là “sáng sủa”.

Câu nói “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa” mang ẩn ý rằng, người trưởng bối trong gia đình cần phải làm tấm gương tốt, trong nhà cần phải có nếp sống tốt đẹp thì hậu thế mới có thể “sáng sủa”, gia phong tốt đẹp, lưu truyền được những điều tốt đẹp cho thế hệ sau. Có như vậy, gia đình mới thịnh vượng và phát đạt lâu dài.

Do đó, nếu như muốn con cháu đời sau có tiền đồ xán lạn, người bề trên cần phải tu dưỡng đạo đức, nghiêm túc làm gương, lưu lại những điều tốt đẹp cho con cháu noi theo.

Nếu như những thế hệ đi trước không chịu nghiêm khắc với bản thân, không thể làm gương tốt thì con cháu cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, rất khó để có thể tiếp nối truyền thống của gia đình.

Thậm chí, nếu như người bề trên sống vô đạo đức, làm ra những việc trái với luân thường đạo lý thì con cháu đời sau sẽ phải chịu hậu quả, khó mà có được tiền đồ tươi sáng.

Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa, ý nghĩa là gì?-2

Người xưa còn có câu rằng “Phú bất quá tam đại”, tức là “Giàu không quá ba đời”. Nguyên nhân bởi, không ít người làm con làm cháu nhưng không hiểu được nỗi gian nan cực khổ của người bề trên khi gây dựng sự nghiệp, từ nhỏ đã được sống trong cảnh đủ đầy sung túc, dần mất đi ý thức vươn lên, sa đà vào phóng túng và hưởng lạc.

Cứ thế, thế hệ này nối tiếp thế hệ sau, khi không còn sự quản thúc của những người đi trước, không còn gia quy để noi theo sẽ khiến gia đình ngày càng suy bại.

Dù mỗi gia đình, mỗi người sinh ra đều có phúc báo riêng, thế nhưng con cháu có phúc của con cháu, nhưng nếu bề trên có được những phẩm chất tốt đẹp thì những phẩm chất này sẽ ảnh hưởng tích cực đến con cháu đời sau.

Trong gia đình, nếu như cha mẹ lương thiện, ôn hòa hiếu thảo thì con cái tự nhiên cũng sẽ ảnh hưởng những đức tính này. Vì thế mà người xưa có câu rằng: “Hữu kỳ phụ tất hữu kỳ tử”, “cha nào con nấy”.

Trong lịch sử có rất nhiều gia đình mà con cháu đời sau có được tiền đồ xán lạn nhờ vào việc học tập những tấm gương của người đi trước. Điển hình như gia đình Tư Mã Quang, Phạm Trọng Yêm thời Bắc Tống, Tăng Quốc Phiên, Trương Anh thời nhà Thanh, thư pháp gia Vương Hi Chi thời Đông Tấn…

Thời xa xưa, Trương Anh là đại học sĩ triều Thanh, có cha là trọng thần Trương Đình Ngọc. Ông là người hay làm việc thiện, hết lòng tin vào Thần Phật, luôn hết lòng làm quan thanh liêm, ngay thẳng, hiểu rõ được nhân sinh, được hoàng đế Khang Hy vô cùng tín nhiệm.

Theo như sử sách ghi lại, Trương Anh luôn yêu cầu bản thân phải thật nghiêm khắc và thận trọng, lúc nào cũng cố gắng đọc sách cổ, lúc nào cũng tâm niệm phải làm việc tốt.

Không chỉ làm tốt chức vụ của mình, Trương Anh còn tận tình dạy bảo con cái. Người đàn ông này viết gia huấn “Thông huấn trai ngữ”, dạy con cái làm người phải “đọc kinh thư, bồi dưỡng đạo đức, nói năng cẩn trọng”. Trương Anh đã dùng ý niệm này để dạy dỗ con trai Trương Đình Ngọc của mình.

Người này luôn quan niệm rằng: “Kết giao với người, mỗi một lời một việc đều phải làm lợi cho người, đó là người thiện”. Ông cũng dạy con trai: “Nếu có thể nghĩ cho người khác nhiều hơn, làm việc có lợi cho người mà không làm việc tổn hại đến người thì đó là người tốt, người tích được đức, Thần Phật cũng sẽ che chở cho họ”.

Trước những lời răn dạy của cha, Trương Đình Ngọc đã nghiêm khắc và kính cẩn làm theo. Ông luôn ôn hòa, cung kính khi đối xử với tất cả mọi người. Sau này, Trương Đình Ngọc trở thành đại học sĩ, quân cơ đại thần của triều Thanh.

Thậm chí, Trương Đình Ngọc từng được hoàng đế Ung Chính khen ngợi hết lời rằng: “Ông làm một ngày, người khác làm mười ngày cũng không bằng”. Hoàng đế Càn Long cũng khen ngợi Trương Đình Ngọc là “Đã tài trí lại quang minh chính đại”. Có thể thấy, Trương Đình Ngọc rất được các Hoàng đế nhà Thanh rất tín nhiệm.

Cha con Trương Anh và Trương Đình Ngọc hai đời đều làm quan cao, được hoàng đế hết mực trọng dụng, được người dân quý mến, người đời kính trọng ca ngợi. Có thể nói, Trương Anh thân làm cha và triều thần, cả công hay về tư đều là tấm gương sáng cho Trương Đình Ngọc noi theo.

*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Theo Xe và Thể thao 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://xevathethao.vn/uncategorized/co-nhan-noi-cua-truoc-khong-dot-den-san-sau-khong-sang-sua-y-nghia-la-gi.html

phong thủy nhà cửa Phong thủy

Tin tức mới nhất