Cuộc chạy trốn khỏi nhóm buôn người của chàng trai Bắc Kạn ở châu Âu
Ma Văn Hành trải qua "khoảng 20 ngày" bơ vơ tại Pháp, trên người không giấy tờ, không tiền bạc, độc một bộ quần áo. Có những lúc cậu phải tìm bánh mì trong thùng rác để cầm hơi.
Sang Romania làm việc, nhưng vì không thể tiếp tục "một ngày phải giết 2.000 con lợn" mà lương chỉ có 8 triệu đồng nên Ma Văn Hành đã quyết định từ bỏ. Một ngày tháng 5 năm nay, cậu bắt đầu hành trình đến Đức với lời hứa hẹn về một công việc tốt hơn.
Đó là lời hứa hẹn của một đường dây môi giới, những người nói sẽ giúp Hành nhập cảnh Đức và tìm việc làm mới cho cậu với chi phí 160 triệu đồng. Hành trình của cậu dự kiến đi qua hành lang Tây Balkans, một trong những tuyến đường phổ biến của người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu, để đến Italy, Pháp rồi Đức.
Thế nhưng, Hành đã phải bỏ trốn giữa đường, bới rác để tìm thức ăn, và đến nay vẫn sống phiêu bạt trong sự lo lắng của những người thân ở quê nhà.
"Cho con đi thì không yên tâm, mà không cho đi thì áy náy"
Ma Văn Hành, sinh năm 1992, quê ở xã Yên Hân, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Cậu là con thứ hai trong gia đình, đã lấy vợ và có một đứa con năm nay vào lớp 1.
"Nó bảo là mẹ ơi, gia đình mình khó khăn thế này, giờ chẳng biết làm thế nào, con quyết định ra nước ngoài, may ra sau này 'lên' được tí nào, chứ thế này không sống nổi", bà Trình Thị Chi, mẹ của Hành, nhớ lại lời con trai nói.
Quốc lộ 3C qua thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn. Ảnh: VOV.
Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Zing.vn gần đây, bà Chi đã kể về đứa con trai "vì lo lắng cho nhà nên mới đi". Hành được xem là trụ cột gia đình vì anh trai Hành, theo lời người mẹ, là người "chậm chạp". Song bà cũng không biết gì nhiều về hành trình của con ở trời Tây, ngoài những cuộc trò chuyện qua điện thoại.
Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước nhiều năm nay, nhưng về xuất khẩu lao động, tỉnh này không phải là cái tên thường được nhắc đến. Bà Chi kể một ngày Hành đột nhiên nói bà đưa xuống Hà Nội để phỏng vấn "đi nước ngoài".
"Không biết ai rủ rê", bà nói. "Thi xong nó về bảo con được đi. Cô bảo cô cho đi thì không yên tâm, mà không cho đi thì cũng áy náy".
Bà Chi nói tiền đi thi (để được đưa đi xuất khẩu lao động) là 15 triệu đồng, nhưng tổng chi phí thì bà không rõ, "chắc là nó vay 70 triệu". Hành nói cha mẹ đừng lo.
Theo tìm hiểu, Hành đã lên đường sang Romania vào ngày 25/11/2018 theo diện xuất khẩu lao động, thông qua một công ty có trụ sở tại Hà Nội. Cậu làm công việc giết mổ tại công ty Agricover ở Romania và được chính quyền thẻ cư trú dài hạn.
Mỗi ngày mổ 2.000 con lợn
Nhưng đó dường như không phải là công việc mà cậu mong muốn khi sức ép lao động cao mà mức lương lại thấp.
"Lúc đấy nó cũng thường xuyên gọi về, có lúc đang đi làm nó cũng gọi. Cô hỏi có mệt không, nó bảo mệt cũng phải làm, đã đến đây là phải làm, khó bằng mấy cũng phải làm. Nó bảo không ngại gì đâu, nhưng mà thấy sợ quá", bà Chi kể.
"Như ở quê, 'thịt' mấy năm mới được 2.000 con lợn, mà ở đây mỗi ngày phải mổ 2.000 con. Nó bảo bây giờ chả biết làm thế nào, không làm không được nhưng người ta bỏ đi hết rồi".
Một cơ sở giết mổ ở Romania. Ảnh: Getty.
Công việc bình thường chỉ 8 tiếng một ngày nhưng Hành thường xuyên tăng ca. Mỗi tháng cậu nhận lương 8 triệu đồng, nếu tăng ca nhiều có thể kiếm được 15-16 triệu, theo lời bà Chi.
"Nó cũng gửi về một ít", bà nói. "Nó bảo cứ biết ăn biết làm thôi, không dùng tiền mấy đâu".
Bẵng đi một thời gian không liên lạc, một ngày Hành gọi về cho gia đình bảo rằng cậu đang "không biết ở chỗ nào, không biết đường đi đường về".
Đó là Serbia, khoảng hai ngày sau khi cậu rời công ty ở Romania vào ngày 7/5. Serbia là điểm đầu tiên trong hành trình đi qua các nước Tây Balkans để tới Nam Âu rồi Tây Âu.
Hành đã quyết định bỏ công việc giết mổ để đến Đức, bất hợp pháp, thông qua một đường dây buôn người "do người Việt và người Trung Quốc điều hành". Theo lời Hành, "họ hứa với tôi sẽ tìm việc làm cho tôi với mức giá 160 triệu đồng".
Bà Chi kể rằng Hành gọi điện về cho bà bảo là có một người phụ nữ Việt Nam "tên Thảo hay gì đó" hứa hẹn đưa Hành "đến nơi đến chốn".
"Cô này, chả biết ai, nghe bảo là người bên đấy sinh sống lâu lắm rồi, luôn bảo nó sang đấy (Đức) sống không sợ gì đâu. Không thì thằng này nhát nó không đi đâu", bà nói.
"Chỉ có nước nhảy xuống tầng"
Thế nhưng, khi đến Italy, Hành bị một người tên Việt trong đường dây ép đưa 260 triệu đồng, thay vì số tiền như thỏa thuận ban đầu, đồng thời đe dọa nếu không nộp đủ, Hành "sẽ bị giao cho đường dây người Trung Quốc xử lý". Đến lúc này, Hành cũng không liên lạc được với người phụ nữ nọ.
"Cuối cùng nó bảo là mình đợt này mình bị lừa rồi", bà Chi nói. Bà "ăn không ngon, ngủ không yên" trong những ngày đó, sau khi đã cố chạy vạy vay đúng được 100 triệu đồng.
"Nó bảo với họ là nhà không có đủ tiền nộp. Họ nhốt nó vào một cái nhà hai tầng, có người gác. Nếu không nộp tiền thì hôm sau bị tống vào kho", người mẹ kể. "Nó bảo bây giờ chỉ có nước nhảy xuống tầng, chết thì chết, chứ họ tính từng tí một mà lấy tiền".
Người nhập cư hướng về biên giới Italy - Pháp.
Sau đó, Hành "không biết nói thế nào" mà vẫn được tiếp tục hành trình, bà kể. Điểm dừng tiếp theo sau hai ngày là Pháp. Hành quyết định bỏ trốn.
"Nó nhảy xuống xe, xe hay tàu gì đó. Nó bảo họ lột hết giấy tờ rồi, may mà còn cái điện thoại", bà Chi kể.
Hành tìm đến trú tạm ở một cây xăng ven đường. Theo lời ông Ma Văn Hằng, cha của Hành, trên người cậu khi đó không tiền bạc, không giấy tờ, chỉ độc một bộ quần áo, vì nghe lời nhóm buôn người để lại mọi thứ ở Romania. Trong cơn mưa lạnh, bụng đói, cậu phải tìm bánh mì sót lại trong thùng rác để ăn.
Đêm đầu tiên, Hành không ngủ được vì lạnh. Sang đêm thứ hai, có một người đàn ông làm việc ở cây xăng thấy cậu đáng thương nên đưa về nhà, cho bánh mì ăn.
"Ở trong nhà có kính che chắn cũng đỡ hơn tí. Sau đấy cứ nhịn đói đến bốn, sáu hôm ở chỗ bàn ghế cây xăng, có khách thì mình ngồi xuống đất, không khách mình ngồi ghế, chú cây xăng cũng tốt", Hành kể với mẹ, cho biết rất nhiều ngày cậu phải đợi người ta đổ rác để tìm thức ăn.
Có một lần, cậu bị hai thanh niên địa phương lừa dẫn đến một vườn cam và đánh. Hành đánh trả được, may mắn không bị thương tích.
"Đi làm không được tiền họ cười cho"
Cứ thế, cậu đã trải qua "khoảng hai chục ngày" ở đó cho đến khi được đưa đến đồn cảnh sát ở Paris và kết nối với Đại sứ quán Việt Nam. Một người làm việc tại sứ quán đã đưa cậu về nhà. Sứ quán đã lo giấy tờ để sắp xếp đưa Hành về nhưng cậu một lần nữa đã bỏ ra ngoài và kiếm việc làm.
"Nó bảo bây giờ nhà không phải lo cho con nữa, yên tâm, quần áo không phải mua, làm ở đấy thôi, ở trong nhà thôi, cũng quét nhà hay lau sơn, chắc là bác ấy vừa mới làm nhà thôi", bà Chi nhớ lại cảm giác thở phào khi nghe con trai kể chuyện.
Người nhập cư cắm trại trên đường phố Paris.
Hành bảo cậu muốn ở lại làm thêm một thời gian nữa vì "ở quê cũng không có gì, mà người ta bảo đi làm không được tiền họ cười cho".
Cha của Hành cho biết sau một thời gian, giờ cậu đã ra ngoài làm việc cho một nhà hàng ở Paris, mỗi tháng kiếm được khoảng 20 triệu đồng. Hành giờ ở trong thế kẹt khi về thì không thể trả được hết gánh nặng nợ nần lúc đi, ở lại thì tiếp tục mắc kẹt với công việc bấp bênh, lương thấp hiện tại.
"Nợ vay ban đầu để đi Romania thì nó trả hết rồi. Nó bảo muốn làm thêm ít năm để kiếm tiền rồi về", ông Hằng nói.
Cả ông Hằng và bà Chi, kiếm sống bằng công việc lấy củi về bán, đều nói họ chưa bao giờ ngừng lo lắng cho con trai.
"Nó còn ngây thơ có biết gì đâu, bảo đi sang nước ngoài làm công ty, chắc kiếm tiền dễ hơn ở mình. Trong nước làm được vài triệu thì về nhà cũng chả còn đồng nào, không bõ gì thì lại đi xa", bà Chi nói.
Theo Zing
-
10 phút trướcTin và làm theo kẻ tự xưng là công an, bà L. ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo nhằm đồng bộ dữ liệu dân cư cho con và quét nhận diện khuôn mặt trên điện thoại, để rồi bị lừa hơn 100 triệu đồng.
-
1 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
1 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
2 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
2 giờ trướcDự báo thời tiết 22/11/2024, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa to đến rất to trong hôm nay và ngày mai, cục bộ có nơi mưa trên 300mm. Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm.
-
3 giờ trướcTheo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
-
15 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
15 giờ trướcQuá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), lực lượng công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.
-
15 giờ trướcBị tuyên phạt chung thân vì liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát, cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn mong được xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh.
-
18 giờ trướcMột người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nghĩa trang phường Chi Lăng, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), cạnh ngôi mộ của người cha.
-
19 giờ trướcLực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
-
19 giờ trướcTrường THPT Nông Cống 2 (Thanh Hóa) đã đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học 2 tuần đối với nhóm nữ sinh đánh bạn cùng trường gãy đốt sống cổ.
-
19 giờ trướcLực lượng chức năng đã kiểm tra bất ngờ vũ trường New MDM ở Hải Phòng, phát hiện 26 ‘dân chơi’ dương tính với ma túy.
-
20 giờ trướcSau cuộc nhậu, 2 thanh niên ở Quảng Nam nghĩ rằng mình bị người đi đường "nhìn đểu" nên đã giở thói côn đồ, dùng dao đâm nạn nhân.
-
21 giờ trướcCông an TP Hà Nội cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông làm 555 người chết.
-
23 giờ trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
23 giờ trướcChính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang huy động người, phương tiện để tổ chức tìm kiếm 2 người bị mất tích sau khi xe chở rác húc văng thành cầu, rơi xuống sông.
-
1 ngày trướcLợi dụng cả xóm đang tổ chức ngày hội đại đoàn kết, Hợi đã đi đường rừng, đứng trên đồi và ném 2 chai hóa chất xuống ao cá của bị hại.
-
1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và chuyển thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
1 ngày trướcXe khách giường nằm tông đuôi xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, nhiều người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
Tin tức mới nhất
-
25 phút trước
-
50 phút trước
-
57 phút trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước