Nhà sư 'hot TikToker': 'Khi cận kề cái chết mới thấy cuộc sống vô thường'
Đại đức Thích Bổn Đăng tải đạo qua kênh TikTok cá nhân và khá thành công nhờ sự hấp dẫn của nội dung.
- PV: Như thầy chia sẻ trên TikTok, có nhiều người thích nhưng không ít người bình luận không thích nhà sư lên mạng xã hội như vậy. Ý kiến của thầy về việc này?
Đại đức Thích Bổn Đăng: Hồi mới lập kênh, tôi có một signature (chữ ký) trong các video là “Nếu các bạn không thích thì có thể nhẹ nhàng lướt qua, hoặc block mình luôn cũng được, không sao cả!”.
Bản thân tôi biết chắc chắn một điều là bên cạnh những người đồng thuận thì sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều. Người ta sẽ khó chấp nhận một người tu sĩ, mà trẻ nữa, xuất hiện trên mạng xã hội.
Cộng đồng sẽ đặt câu hỏi “Đây là ai?”, “Đây có thật là người tu không?”, “Xuất hiện trên mạng để làm gì?”... vì trước đó họ đã bị lừa rất nhiều lần bởi những người giả danh thầy tu trên mạng xã hội.
Hồi dịch Covid-19 cao điểm, rất nhiều nơi bị phong tỏa, chính ở ngôi chùa mà tôi đang tu học cũng bị phong tỏa. Nhiều người tìm đến mạng xã hội để giải trí. Người sử dụng mạng xã hội rất nhiều, đặc biệt là TikTok thời gian đó đang phát triển.
Bấy giờ, tôi mới nảy ra một ý tưởng là dùng ứng dụng này để truyền tải Phật pháp một cách nhanh nhất đến mọi người.
Thay vì mọi người lên xem phim, xem hài, xem ca nhạc... thì bây giờ mình xuất hiện như một kênh Vlog giới thiệu về đời sống người tu với góc nhìn của một người trẻ: có khi là nấu ăn chay, có khi chia sẻ cách cắm hoa, giải đáp thắc mắc Phật pháp cho mọi người để tránh mê tín... Và may mắn là được nhiều người đón nhận.
Phải công nhận một điều là việc sử dụng điện thoại thông minh hay mạng xã hội bây giờ rất phổ biến, mọi lứa tuổi, già trẻ lớn bé, đều có thể sử dụng mạng xã hội. Do đó, tôi thấy đây là phương tiện rất tốt để có thể lan tỏa Phật pháp đến với cộng đồng.
Nhưng tất nhiên là “chín người mười ý”, rất khó để làm vừa lòng tất cả. Đến tận bây giờ, hàng ngày tôi vẫn nhận được rất nhiều bình luận tiêu cực trên trang cá nhân từ những người không hề quen biết trên các nền tảng mạng mà mình đang sử dụng, không riêng gì TikTok.
Nhưng mình phải chấp nhận điều đó, chịu khó lắng nghe và học hỏi để kênh của mình ngày một hoàn thiện hơn. Vì thật sự người nào góp ý để mình tiến bộ hơn thì là thầy của mình rồi.
- Như thầy nói, mạng xã hội hay bất kỳ thứ gì cũng có hai mặt, thầy đã sử dụng mặt tích cực của các mạng xã hội như thế nào trong việc chia sẻ lời Phật dạy, khuyến khích người hữu duyên tu tập?
Đa phần những người theo dõi kênh của tôi là người trẻ, có những người đã đi chùa nhiều, đã am hiểu Phật pháp, có người hiểu nhiều, có người hiểu chưa nhiều, và cũng có những bạn trẻ mới toanh như những tờ giấy trắng.
Vậy chúng ta phải viết gì lên những tờ giấy trắng này? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều là phải làm thế nào để có thể tiếp cận, gieo duyên Phật pháp đến với người một cách cụ thể và thiết thực nhất.
Mạng xã hội TikTok đòi hỏi phải nhanh, do đó mỗi video của mình chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 phút thôi.
Và trong khoảng thời gian đó, tôi cố gắng giải đáp thắc mắc của các bạn bằng ngôn từ ngắn gọn nhất, xúc tích nhất, dễ nghe, dễ hiểu, hạn chế việc sử dụng các thuật ngữ Phật pháp quá chuyên sâu.
Vì đơn giản, tôi muốn ai khi xem video cũng có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa mình muốn truyền tải. Lâu lâu tôi cũng thêm vào những yếu tố hài hước để các bạn đỡ nhàm chán nữa.
Những điều tôi chia sẻ đơn giản là những gì xảy ra trong cuộc sống tu tập hàng ngày. Ví dụ như: Ăn chay có được ăn ngũ tân không? Phóng sanh có nên đặt sẵn không? Làm sao để bớt sân si, bớt tham lam, gặp người mình không thích nên làm gì?...
Mình tu từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản trong cuộc sống vậy thôi, nhưng từ những điều nhỏ như vậy mới tạo thành những điều lớn, và tạo nên một xã hội văn minh hơn.
- Được biết, thầy từng là biên tập viên của Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang, sau đó chọn xuất gia. Lý tưởng xuất gia đến với thầy như thế nào?
Có một sự thật là trước khi đi tu, bản thân Bổn Đăng không biết nhiều về Phật pháp, gia đình không có đạo nên tôi cũng ít có duyên đi chùa. Đến khi đi làm, năm 2015, tôi thực hiện một phóng sự liên quan đến Phật giáo.
Từ đó, tôi có thêm một góc nhìn khác về quý thầy. Việc tu không chỉ dừng lại ở tụng kinh gõ mõ, mà người tu sĩ còn làm được rất nhiều điều tốt đẹp cho xã hội. Lúc đó, tôi bắt đầu ngưỡng mộ.
Tôi nghĩ mọi thứ trên đời đều cần một cái duyên. Trước khi xuất gia, tôi bị bệnh, có nhiều lần cận kề với cái chết, do đó tôi thấy cuộc sống vô thường lắm, có những người mới gặp ngày hôm nay nhưng không biết ngày mai có còn gặp nữa hay không.
Vì vậy, bản thân muốn đi tu thì mình quyết định gác lại mọi thứ, gác lại công việc để đi tu, chứ nếu chờ đợi thì biết đến bao giờ. Người tu sĩ nào cũng hướng đến con đường giác ngộ và giải thoát.
Tôi nghĩ ít nhất là trong khoảng thời gian còn lại, học hạnh quý thầy, xả thân mạng của mình, dùng những kiến thức và kỹ năng của mình để phụng sự cho đạo pháp và dân tộc là hợp lý.
- Đến nay, thầy trải qua bao nhiêu năm tu học rồi và đã tìm thấy chính mình trên bước đường tu?
Gần 6 năm, khoảng thời không phải quá dài cũng không quá ngắn, nhưng ít nhất ở hiện tại tôi đã tìm được con đường của chính mình, tận dụng những ưu thế về truyền thông của mình để góp sức vào hành trình hoằng pháp ở thời đại 4.0.
- Theo thầy, một người xuất gia trẻ cần làm gì để giữ mình trước những cám dỗ? Cá nhân thầy đã vượt qua và có kinh nghiệm gì trong việc này?
Tôi có ngoại hình trung bình nên từ khi xuất gia tới giờ chưa có duyên bị ai cám dỗ (cười).
Nói về cám dỗ thì tôi nghĩ ở đâu cũng có, không riêng gì những người xuất gia trẻ. Tôi vào đạo chưa thể gọi là lâu năm, nên sẽ chia sẻ theo góc độ của một người sống lâu năm.
Đơn giản thế này, một người trẻ bước ra đời thì lúc nào cũng muốn bản thân mình bằng bạn bằng bè hoặc hơn, muốn có xe đẹp, điện thoại đẹp, nhà cao cửa rộng...
Cái đó không có gì sai hết, nhưng bất chấp làm những điều không đúng, trái đạo đức xã hội để đạt được những thứ đó thì là sai. Bản thân người tu sĩ lại khác, sống đời sống thiểu dục tri túc (ít muốn biết đủ), càng thanh bần lại càng hay, đó mới là cái đẹp của người tu sĩ.
Bây giờ ra đường, thấy một người đẹp, các bạn có rung động không, chắc là có. Nhưng người tu sĩ thì biết quán chiếu, biết thân này là giả tạm, là ô uế, cát bụi cũng về cát bụi thôi.
Tôi nghĩ trên bước đường tu tập của bất kỳ ai, xuất gia và tại gia, trước hết là cần tinh tấn tu tập, sau đó là cần lắm những vị thầy chỉ dạy, những người bạn đồng tu, cùng sách tấn nhau đi lên, vượt qua những chướng duyên, những cám dỗ tầm thường của thế gian, giống như câu nói “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”.
- Nhiều người bình luận rằng thấy… tiếc khi một người trẻ đi tu, lại là người trẻ có trình độ chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó ở thế gian. Thầy có chia sẻ gì về cảm nhận này?
Nói vậy chẳng lẽ mấy người già có trình độ không cao mới được đi tu. Quan niệm vậy là chưa đúng.
Tôi thấy không riêng gì Phật giáo mà ở bất kỳ môi trường hay lĩnh vực nào cũng cần có những người có kiến thức, kỹ năng, có trình độ chuyên môn. Vì nguồn nhân lực này chính là nhân tố thúc đẩy môi trường hay lĩnh vực nào đó phát triển.
Đó cũng chính là lý do vì sao tu sĩ Phật giáo ngày nay phải đi học. Học để trước hết biết mình đang tu cái gì, sau đó là tham gia vào công cuộc hoằng pháp để giúp mọi người hiểu đúng về chánh pháp Như Lai.
Ngày nay, xu hướng người có trình độ cao đi tu rất nhiều, ngay cả bạn bè của Bổn Đăng cũng vậy. Khi đã giải quyết được nhu cầu vật chất thì người ta càng muốn giải quyết nhu cầu tinh thần, củng cố đời sống tâm linh để hướng đến giác ngộ giải thoát.
Thật sự mà nói, tu sĩ trẻ bây giờ có nhiều vị giỏi lắm, có những vị giỏi về y học, có những vị giỏi về ngoại ngữ, có những vị giỏi về nấu ăn hay cắm hoa...
Những vị như vậy góp phần làm cho đạo pháp thêm hưng thịnh, xã hội tốt đẹp hơn, thì đâu có gì phải hối tiếc. Nếu chúng ta sống mà không biết cống hiến, không biết vị tha, sống buông lung, ích kỷ thì lúc đó mới thật sự hối tiếc.
- Trở lại với việc tu sĩ sử dụng mạng xã hội, theo thầy, nên có giới hạn nào cho việc này và cần vận dụng linh hoạt ra sao trong không gian đó?
Tôi nghĩ khi đăng tải một điều gì lên mạng xã hội thì trước hết cần có nội dung, và sau là nội dung đó cần mang lại một thông điệp, một giá trị nhất định, hướng đến cộng đồng.
Có thể là một câu chuyện vui để mọi người cùng hoan hỷ hoặc một câu chuyện ẩn dụ để người tu tự nhìn lại chính mình, cũng có thể là những câu chuyện truyền cảm hứng, mang đến động lực cho những người đang mất phương hướng trong cuộc sống...
Miễn sao những nội dung truyền tải có giá trị thực sự.
Thực tế mà nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hoằng pháp đã được các cấp Giáo hội triển khai trong nhiều năm nay, nhưng chủ yếu là về lĩnh vực truyền hình và báo chí.
Mạng xã hội là một lĩnh vực mới và còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác (chủ yếu khai thác về các bài thuyết giảng), cho nên cũng chưa có những chế tài cụ thể.
Bản thân tôi thấy bây giờ có rất nhiều thành phần câu like, câu view bất chấp để kiếm tiền, đăng những nội dung hoàn toàn phản cảm hoặc nhảm nhí trên mạng xã hội, đáng buồn hơn là đôi khi trong số đó cũng thấp thoáng hình ảnh người tu sĩ.
Theo tôi nghĩ, những nội dung như vậy không chỉ người tu sĩ mà cả cộng đồng nên bài trừ để hướng đến cộng đồng văn minh hơn.
Theo Vietnamnet
-
49 phút trướcMC Huyền Châu đã rời VTV từ năm 2021, sau 16 năm gắn bó để tìm kiếm những cơ hội và trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực truyền. Nữ MC dành nhiều thời gian cho việc trau dồi và chia sẻ kiến thức.
-
1 giờ trướcBabyboo - bạn gái HIEUTHUHAI đang là cô gái được cộng đồng mạng nhắc đến nhiều.
-
3 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
4 giờ trướcNhững ngày vừa qua, hình ảnh chiếc ô tô nằm trên mái cổng một gia đình ở Biên Hoà (Đồng Nai) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
-
4 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
5 giờ trướcKhông hiểu người sử dụng "đối phó" với chiếc giường này như thế nào.
-
5 giờ trướcKhá nhiều trụ cột ở đội 1 của tuyển Indonesia có thể xuất hiện ở đội hình xuất phát khi chạm trán tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
-
9 giờ trướcTác phẩm nghệ thuật ý niệm mang tên "Comedian" (Diễn viên hài) với một quả chuối được dán băng dính lên tường vừa được bán cho một đại gia Trung Quốc với giá 156 tỷ đồng.
-
20 giờ trướcKhông hổ danh chồng quốc dân mỗi lần xuất hiện đều khiến dân mạng xuýt xoa.
-
22 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
23 giờ trướcMột khu phố ở Nepal trở nên náo loạn khi một con tê giác rất to xuất hiện và hùng hục đuổi theo người đang đi xe máy trên đường, khiến người này phải quăng cả xe mà bỏ chạy. Đoạn video tê giác đuổi người đã được xem gần 183 triệu lượt, nhiều cư dân mạng nói họ cũng “thót tim” khi nhìn cảnh này.
-
1 ngày trướcBị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
-
1 ngày trướcHồng Thanh và bạn gái mới đang bị bàn tán xôn xao sau khi công bố chuyện tình cảm.
-
1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
1 ngày trướcPhía nhãn hàng phản hồi Tun Phạm đọc sai tên thương hiệu trong clip booking quảng cáo sản phẩm nên mong muốn nam TikToker thực hiện lại clip. Thế nhưng, thay vì đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng, trợ lý của Tun Phạm lại khiến nhiều người bất ngờ vì thẳng thừng từ chối.
-
1 ngày trướcMột người phụ nữ không khai báo một số món đồ trong hành lý của mình tại sân bay ở Singapore, bao gồm mấy con búp bê Labubu, đã bị Hải quan Singapore phạt mức cao nhất, đến gần 100 triệu đồng.
-
1 ngày trướcKhông ai tin rằng có một ngày Hoàng tử William của Hoàng gia Anh lại xuất hiện trên TikTok. Video có William đã được xem hơn 4 triệu lượt chỉ trong một ngày. Vì lý do gì mà William lại thực hiện video bất ngờ này?
-
1 ngày trướcHình ảnh mới của MisThy nhận được sự chú ý.
-
1 ngày trướcTham gia sự kiện về văn hóa, Lý Tử Thất tạo thiện cảm với trang phục lịch sự. Gương mặt của cô trở lại bình thường sau quãng thời gian dài phải điều trị dị ứng do nhiễm độc từ việc làm tranh sơn mài.
Tin tức mới nhất
-
49 phút trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước