Cà phê là một trong những loại đồ uống phổ biến và nổi tiếng khắp thế giới bởi hương vị thơm ngon, phong cách uống đa dạng, độc đáo, hấp dẫn vượt trội hẳn so với bất kỳ loại đồ uống nào.

Mặc dù có thể có người không biết uống cà phê, không thường xuyên uống, nhưng cũng có một số nhóm người coi cà phê là "bạn", họ uống mỗi ngày và coi đó là món đồ uống không thể thiếu mỗi buổi sáng.

Nhưng đối với một số người, cà phê thực sự có thể có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực. Dưới đây là những người không nên uống cà phê.

Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Caffein có thể làm tăng nhu động ruột, bao gồm tăng nguy cơ tiêu chảy (một triệu chứng chính của hội chứng ruột kích thích). Vì vậy, nếu bị IBS, bạn nên hạn chế/tránh đồ uống có chứa caffein.

Người bị bệnh suy thận

Nếu bạn là một người thuộc nhóm bệnh nhân suy thận thì không thuộc đối tượng được uống cà phê. Vì cà phê có chứa một lượng caffeine vô cùng phong phú, chúng không chỉ có thể tạo ra sự kích thích các tế bào não, dẫn đến tâm trạng vui mừng, quá khích, mà còn có thể kích thích hoạt động của chức năng thận, cơ quan trao đổi chất của cơ thể.

Đừng uống cà phê nếu bạn là một trong những nhóm người này-1

Đặc biệt là ở nam giới và phụ nữ tuổi trung niên trở lên, cùng với độ tuổi ngày càng cao, cơ thể đã ít nhiều có những vấn đề về sức khỏe, chức năng thận suy giảm, nếu như không chú ý tới lời khuyên này, uống cà phê với số lượng và tần suất cao có thể dẫn đến việc làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nguy cơ suy thận tiến triển nặng so với việc bạn không uống.

Người bị tăng nhãn áp (glôcôm)

Áp lực nội nhãn tăng đối với những người bị glôcôm khi uống cà phê (theo một nghiên cứu gần đây), vì vậy người ta khuyên nên hạn chế/tránh uống, nhưng cần nghiên cứu thêm

Người có bàng quang quá hoạt động

Tất cả chúng ta đều biết tốt nhất là nên tránh uống cà phê trước một chuyến đi dài, đặc biệt là nếu thời gian nghỉ đi vệ sinh bị hạn chế.

Việc tiêu thụ caffein có thể làm tăng cả tần suất đi tiểu và tiểu gấp. Nếu không thường xuyên uống cà phê, bạn có thể thậm chí còn nhạy cảm hơn với hiệu ứng này.

Người bị rối loạn giấc ngủ

Uống một tách cà phê (hoặc nhiều hơn) sau một đêm ngủ không ngon giấc giúp bạn tỉnh táo. Nhưng thói quen này có thể kéo dài chu kỳ khó ngủ và mệt mỏi, do đó, nên tránh hấp thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.

Đặc biệt, với người bị rối loạn giấc ngủ cần chú ý giảm lượng cà phê tiêu thụ.

Người hay lo lắng

Caffeine là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm sự căng thẳng ở một số người, do đó những người hay lo lắng nên tránh cà phê.

Người bị một số loại bệnh tim, như loạn nhịp tim

Vì caffein từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nên điều quan trọng đối với bất kỳ ai có bệnh tim từ trước là phải hỏi bác sĩ về việc có được uống cà phê không và uống bao nhiêu là an toàn.

Nhóm người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi

Nhóm người tuổi trung niên đến cao tuổi mặc dù có nhiều người có thói quen uống cà phê từ khi còn trẻ, nhưng vào giai đoạn này, do tuổi cao và sức khỏe thể chất giảm sút, chất lượng giấc ngủ cũng có xu hướng suy giảm rõ ràng, thậm chí nhiều người già xuất hiện dấu hiệu mất ngủ nghiêm trọng. Vì vậy, cà phê không còn là món đồ uống phù hợp với họ nữa.

Uống cà phê có thể làm kích thích hệ thống thần kinh, làm tăng rối loạn tự trị ở người già, khiến họ làm mất đi nhịp hoạt động bình thường của cơ thể, từ đó không chỉ gây mất ngủ mà còn xuất hiện các triệu chứng bất ổn khác.

Nhóm người có bệnh về tâm lý, bệnh nhân tâm thần

Nói một cách đơn giản giúp bạn dễ hình dung, nếu ai đó mắc các bệnh nhỏ thì thông thường có thể được chữa khỏi bằng cách dùng thuốc hoặc các phương tiện khác để cơ thể có thể hồi phục trở lại.

Nhưng riêng bệnh về tâm lý và tâm thần thì việc điều trị lại tương đối phức tạp. Điều trị bằng thuốc chỉ có ý nghĩa một phần trong chu trình điều trị thông thường, những bệnh nhân có bệnh lý về thần kinh còn phải đặc biệt chú ý đến các khía cạnh khác trong cuộc sống.

Liên quan đến cà phê, vốn là một chất có thể gây kích thích thần kinh, nếu như nhóm người có bệnh về thần kinh mà sử dụng thêm cà phê, vô tình sẽ làm tăng nặng thêm các triệu chứng bệnh, gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng và khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nên hạn chế caffeine ở mức 200 mg (khoảng 2 tách cà phê) mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, chuyển dạ sinh non và con nhẹ cân.

Mẹ cho con bú

Vì caffeine là chất kích thích và lợi tiểu nên người mẹ đang cho con bú có nguy cơ bị mất nước. Nên tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Trẻ em dưới 12 tuổi

Mặc dù caffein có thể khiến bất kỳ ai trong chúng ta hơi bồn chồn, nhưng nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng chú ý và thậm chí nghiêm trọng hơn với liều lượng nhỏ hơn ở trẻ em.

Ví dụ, quá nhiều caffeine ở trẻ em có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng.

Một khía cạnh khác cần xem xét, đặc biệt là ở trẻ mới biết đi, là cà phê có thể che dấu cảm giác đói, vì vậy trẻ mới biết đi có thể không nhận được dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bản thân cà phê có tính axit khá cao, do đó có thể làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng.

Theo Người đưa tin