Gap year - khi bạn sẵn sàng "dẹp bỏ" sách vở và có 1 năm sống đúng tuổi trẻ
Khi sắp tiếp tục bước vào 4 năm Đại học ở phía trước, giới trẻ thế giới sẽ dừng lại một năm, đi đâu đó, làm gì đó hay ho. Họ gọi 1 năm trì hoãn ấy là "Gap Year".
Và khái niệm Gap Year thực tế là không còn quá xa lạ đối với sinh viên quốc tế.
Công chúa nhỏ của tổng thống Obama sắp vào Harvard.
Nói nôm na, khoảng thời gian 1 năm này sẽ là lúc để các học sinh nghỉ "giải lao" sau 12 năm miệt mài đèn sách. Các tân sinh viên quốc tế thường sẽ dành thời gian này để làm mới bản thân, đi học một khoá ngắn hạn đó, làm thêm một công việc nào đó trong nước, mà thường là nước ngoài trong cả năm rồi mới quay lại với trường đại học.
Một năm Gap Year này thực sự rất bổ ích. Nhất là với các anh chị em tân sinh viên Việt Nam, khi đã quá chán ngán với chuỗi ngày soạn bài, thức đêm học thuộc rồi sáng đến lớp lại quáng quàng tra bài, đây sẽ là dịp để dẹp bỏ hết sách vở sang một bên và sống một cuộc sống đúng nghĩa là tuổi trẻ!
Làm thế nào để được hưởng Gap Year?
Đầu tiên, muốn có cái năm thần tiên này, bạn phải chắc chắn là trường bạn theo học cho phép sinh viên bảo lưu năm đầu, hoặc không thì hãy chấp nhận xin bố mẹ cho con một năm đi xả hơi rồi về cống hiến tiếp cho sự nghiệp học hành.
Như sinh viên nước ngoài, họ sẽ viết đơn xin phép bảo lưu tại trường 1-2 năm, trong đơn nói rõ mình sẽ sử dụng thời gian bảo lưu đó để làm gì. Thậm chí như trường Harvard mà công chúa nhà Obama sắp theo học còn khuyến khích sinh viên nên có Gap Year, thực chất như một lòng vị tha dành cho bọn sinh viên cừu non được thoải mái trước khi chuẩn bị những năm địa ngục trong ngôi trường danh tiếng nhất thế giới.
Kiểu như nuôi bò Kobe ấy, muốn thịt bò tươi ngon thì phải có chế độ mát-xa, cho nghe nhạc, ăn uống ngon lành. Gap Year cũng từa tựa thế!
Có Gap Year rồi, làm gì đây?
Mỗi người lại có một cách tận hưởng Gap Year của riêng mình. Kẻ nào lười thì phịa ra vài lý do nào đấy để được bảo lưu, sau đó ở nhà nằm lười chảy thây, rốt cục hết Gap Year xong từ cơ thể gọn gàng biến thân ngay thành con hà mã chạy bộ.
Nhưng nếu là người biết tận dụng, biết yêu chiều bản thân, Gap Year sẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất, tuyệt vời nhất trong cuộc đời một người trẻ.
Thường các tân sinh viên sẽ tìm một vùng đất mới, có thể là trong nước, có thể là nước ngoài để đi du lịch văn hoá. Gọi là du lịch văn hoá là bởi họ tới nơi đó vừa để thăm thú, vừa để tìm hiểu văn hoá, xã hội của người dân sống tại khu vực ấy.
Bên cạnh mục đích dạo chơi đổi không khí, các sinh viên còn tham gia làm từ thiện, làm việc giúp đỡ các tổ chức, người dân địa phương. Như dân Anh, Mỹ khi đến các nước Châu Á khác có thể sẽ tìm việc dạy tiếng Anh cho các em nhỏ bản xứ.
Điểm đến mà các sinh viên Phương Tây yêu thích nhất khi bắt đầu kỳ Gap Year của mình là Nam Phi, Israel, Ấn Độ, Úc. Tuy nhiên vẫn rất nhiều sinh viên lựa chọn đi làm tình nguyện, học thêm hoặc khám phá các vùng đất mới trong nước. Vừa đỡ tốn tiền, vừa đỡ phải mất thời gian xin Visa này nọ rắc rối mà vẫn có trải nghiệm hay ho lý thú.
Ở Yemen, người ta còn bắt buộc thanh niên phải có một năm trì hoãn trước khi đăng ký vào trường Đại học. Nam sinh thì phải đi nghĩa vụ quân đôị, nữ sinh thì nhận công tác giảng dạy tại trường hoặc làm việc tình nguyện tại các bệnh viện.
Còn ở Ấn Độ, người ta có khái niệm "Drop Year" tương tự với Gap Year. Giới trẻ quốc gia Nam Á đông dân thường chọn đăng ký học tại các trung tâm giáo dục, chuẩn bị tinh thần đón nhận kỳ thi Đại học khốc liệt nhất sắp tới.
Nếu gọi Gap Year là năm học thứ 13 thì cũng không sai. Chỉ có điều, năm học thứ 13 này không có giấy bút, sách vở hay đề thi kiểm tra, chỉ có trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống mà thôi.
Thế Gap Year xong, sinh viên được gì?
Thông thường các sinh viên trải qua kỳ Gap Year đều nói rằng họ cảm thấy hừng hực khí thế hơn khi bắt đầu bước vào cuộc sống đại học. Mặt khác, theo các ông khoa học gia cho biết, những sinh viên nào dám thách thức bản thân với một năm trì hoãn đều có khả năng trở thành các nhà lãnh đạo ưu tú trong tương lai với đức tính dám nghĩ dám làm và có động cơ rõ rệt.
Thật vậy, chỉ cần nghĩ đến chuyện dám bỏ 1 năm để đi lung tung, học thêm mấy thứ hay ho khác trong khi bọn bạn xúng xính váy áo ưỡn ẹo đến trường để... đi ngủ thì bạn đã cool hơn rất nhiều rồi.
Một năm trì hoãn này, suy cho cùng cũng là cơ hội để bạn hiểu được về bản thân, nhất là biết được rõ ràng mình không muốn làm cái gì và tự mình sửa sai cho quyết định. Đừng để đến lúc bản thân muốn học Du lịch nhưng lại đâm đầu đi thi Kiểm toán rồi nuốt nước mắt vào tim vùi đầu vào đống sách vở cứng nhắc.
Nhưng Gap Year và những thứ phải cân nhắc
Không phải ai cũng có đủ khả năng để tận hưởng Gap Year này, nhất là với sinh viên gia cảnh khó khăn. Đến tận bây giờ, phần lớn các sinh viên chấp nhận một năm trì hoãn trên thế giới đều đến từ nhiều gia đình có của ăn của để. Tồn tại ở một vùng đất không có bố mẹ, anh chị, ông bà bên cạnh, chỉ có tiền mới nuôi sống được con người mà thôi.
Bên cạnh đó, nếu như không có một kế hoạch cụ thể rõ ràng cho cả năm trì hoãn, Gap Year cũng không phải là thứ dành cho bạn. Nói chung, người bừa bộn, sống tự phát thì không nên "đú" Gap Year. Hết một năm rồi, bạn không có hứng quay lại trường Đại học tiếp tục một khoảng thời gian đèn sách, rõ ràng Gap Year của bạn chẳng đem lại tác dụng gì nhiều.
Tóm lại, Gap Year là một khoảng "pause" ngắn trong cuộc chơi tri thức của người trẻ. Là cơ hội để thư giãn, lấy hơi rồi lại tiếp tục tiến về phía trước, chứ không phải là dấu chấm điểm dừng!
Theo Trí thức trẻ
-
27 phút trướcNghe Hải Tú “bắn” tiếng Anh nhiều rồi, giờ cô nàng khoe luôn kỹ năng nói tiếng Pháp cực đỉnh.
-
1 giờ trướcNữ MC Tùng Chi là một trong những gương mặt trẻ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều khán giả khi dẫn chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
-
3 giờ trướcBài tập cho học sinh tiểu học nhưng lại khiến người lớn phải vò đầu bứt tai.
-
5 giờ trướcHoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài và bạn trai tổ chức lễ cưới vào tháng 12 tới, sau khoảng nửa năm yêu nhau.
-
5 giờ trướcGiải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2024 đã chính thức công bố các đề cử.
-
7 giờ trướcChính cầu thủ này cũng bày tỏ mong ước được nhập tịch và khoác áo ĐTQG Indonesia trong thời gian tới.
-
7 giờ trướcDù chồng trấn an, Eilis vẫn không tin mình sẽ qua khỏi: "Cơ thể đang nói với em rằng: Em sắp chết". Cô qua đời oan ức do sự phối hợp chậm trễ của nhân viên y tế.
-
9 giờ trướcHình ảnh khiến nhiều nữ sinh "đứng tim".
-
9 giờ trướcMưu tính lừa đại gia, nữ người mẫu 30 tuổi họ Dương nhận cú trời giáng vì gậy ông đập lưng ông.
-
10 giờ trướcĐây là một trong những từ thường dùng của gen Z đang gây chú ý và khiến nhiều người thắc mắc; “cộng tươi” là gì và tại sao nó lại phổ biến đến vậy?
-
14 giờ trướcThấy hành động của tài xế, một số người lớn tuổi đã ra nói chuyện, thái độ khá gay gắt.
-
1 ngày trướcNữ streamer đình đám chia sẻ khoảnh khắc một mình hậu kết hôn.
-
1 ngày trướcCư dân mạng đang nhiệt tình "đẩy thuyền" cho DJ Wukong và Quyên Qui.
-
1 ngày trướcTan chảy con tim vì khoảnh khắc này…
-
1 ngày trướcHằng Du Mục không khỏi ấm ức khi nhắc lại câu chuyện đầy cảm lạnh giữa cô và Dịch Dương.
-
1 ngày trướcBTV Thu Hà khiến khán giả yêu mến bởi tài năng lẫn nhan sắc xinh đẹp. Để có được sắc vóc như vậy, nữ BTV cũng phải chú ý trong việc siết cân, giữ dáng.
-
1 ngày trướcMàn về đích ấn tượng giúp Lê Tiến Trọng Nghĩa giành vòng nguyệt quế trận tuần 3 và tấm vé chơi trận tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia 25.
Tin tức mới nhất
-
27 phút trước
-
27 phút trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
9 ngày trước
-