Gia cảnh đàng hoàng, giàu có vẫn ăn cắp ăn vặt: Bệnh lý hay thói quen?

Chuyện cô gái trẻ từng chia sẻ làm kinh doanh, thu nhập hàng tháng cả trăm triệu và đang sở hữu ô tô lại bị bắt gặp đi trộm cắp hết lần này tới lần khác, khiến nhiều người nghĩ tới một thứ bệnh lý khó tưởng: Bệnh ăn cắp!

Gia cảnh đàng hoàng, vẫn "thó" vặt

Cách đây rất nhiều năm, câu chuyện về một biên tập viên nổi tiếng bị phát hiện ăn cắp đồ trong siêu thị nơi trời Tây từng gây chấn động dư luận. Với số mỹ phẩm khoảng 400$, cô gái này đã bị giam và sau đó bị trục xuất khỏi nước bạn. Nếu biết đến gia cảnh xuất thân giàu có, không ai dám tin số mỹ phẩm vỏn vẹn 400$ ấy lại đủ để cô đánh đổi. Lúc ấy, đã nhiều người nghĩ tới một dạng bệnh lý, kiểu tắt mắt quen tay: thói ăn cắp vặt. Nó khác với phường lưu manh trộm cắp chuyên nghiệp, nhưng cũng không kém phần lắm mưu nhiều mẹo.

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng rộ lên nhiều đoạn clip mà nhân vật chính là một cô gái có vẻ ngoài sáng sủa nhưng lại khá nhiều "thành tích": từng vào một shop quần áo thời trang trên đường Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) vào cuối tháng 3/2016, bị camera an ninh và chủ cửa hàng bắt quả tang có ý định lấy trộm tiền. Mới đây lại tìm đến một cửa hàng may đo trên phố Khâm Thiên (Đống Đa, HN), lợi dụng sơ hở định thò tay vào túi xách của khách để lấy tài sản.

Cả 2 lần ra tay, nữ quái này đều bị phát hiện và bị quay clip tung lên mạng. Chủ cửa hàng may đo ở Khâm Thiên cho biết, sau khi báo công an, cảnh sát còn phát hiện nhiều điện thoại, ví và thẻ ngân hàng nghi là đồ ăn cắp.

Gia cảnh đàng hoàng, giàu có vẫn ăn cắp ăn vặt: Bệnh lý hay thói quen? - Ảnh 1.
Nữ quái bị chủ tiệm vải bắt quả tang khi đang mở túi lấy trộm ví tiền. Ảnh: Facebook


Khi người ta lần tìm về gia cảnh cô gái trẻ nổi danh với hành vi ăn cắp "như ranh", đã không khỏi bất ngờ bởi gia cảnh quá đỗi… đầy đủ. T.D.H (SN 1984, trú tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) từng chia sẻ với phóng viên, cô làm việc kinh doanh, thu mỗi tháng gần trăm triệu. Hiện tại, cô đang sống cùng bố mẹ đẻ, có hai con nhỏ và đã li dị chồng cách đây 1 năm. Tổ trưởng tổ dân phố cũng xác nhận, H đi lại bằng xe hơi và ít quan hệ với hàng xóm. Ngay cả khi tới cửa hàng trên phố Khâm Thiên, H cũng sử dụng chiếc xe SH đắt tiền.

Hai câu chuyện trên chắc chắn không phải ít gặp trong cuộc sống, khi mà có quá nhiều ví dụ để chúng ta phải thốt nên rằng: Người như thế kia lại phải ăn cắp ư?

Chị Lê Mai, một độc giả bình luận dưới đoạn clip về cô gái đi xế hộp T.D.H: "Mình có cô bạn ngày xưa khá thân ở tỉnh, bố làm Giám đốc công ty Xuất nhập khẩu Dược, mẹ là tiến sĩ. Cứ mỗi lần bạn sang nhà chơi thì lại mất một thứ gì đó, lúc thì son, quần áo, quần lót đẹp cũng mất. Tiền trong ví thì 10 tờ còn 8, kiểu bị rút lõi rất khó chịu. Về sau mình để ví trên giường, giả vờ xuống lấy nước. Vừa đóng cửa khoảng 1 phút mình mở ngay ra thì thấy bạn đang cầm ví mình rút tiền. Sau vụ đó không chơi với bạn nữa, nhưng về sau thấy mọi người kể bố mẹ bạn ý phải đi trả lại đồ cho rất nhiều cửa hàng để con không bị đánh. Mà nhiều shop trong tỉnh còn cố tình để bạn ăn cắp rồi mang về đòi gấp 4, 5 – như một kiểu kinh doanh".

Cứ thế, có quá nhiều ví dụ quanh cuộc sống của chúng ta để thấy rằng, dù không gặp hoàn cảnh khó khăn thì hành vi táy máy, trộm cắp vẫn diễn ra ở những cô gái kiểu này. Thật sự, họ mắc bệnh, mang tật ăn cắp hay đó chỉ là thói quen từ lâu khó bỏ?

Bệnh thật sự hay chỉ là thói quen tắt mắt?

Theo các bác sĩ tâm lý, "Tật ăn cắp" là không thể cưỡng lại các yêu cầu để ăn cắp các thứ mà không thực sự cần và thường có ít giá trị. Đó là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng có thể làm rối loạn cuộc sống bên ngoài nếu không được điều trị.

Nhiều người sống cuộc sống bí mật với tật ăn cắp, xấu hổ vì họ sợ điều trị sức khỏe tâm thần. Mặc dù không có phác đồ chữa bệnh cho tật ăn cắp, nhưng điều trị bằng thuốc hoặc tâm lý có thể giúp kết thúc chu kỳ ép buộc ăn cắp.

Nếu bắt gặp những triệu chứng sau, rất có thể bạn đã mắc bệnh ăn cắp khó thể cưỡng lại:

- Mạnh mẽ thúc giục để ăn cắp các thứ mà không cần.

- Cảm giác căng thẳng gia tăng dẫn đến hành vi trộm cắp.

- Cảm thấy niềm vui hay sự hài lòng trong khi ăn cắp.

- Cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ kinh khủng sau khi bị trộm cắp.

Mặc dù nguyên nhân của hành vi ăn cắp không được nêu ra rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu tiếp tục cho rằng có thể dựa trên các yếu tố sau:

- Cuộc sống căng thẳng quá mức, chẳng hạn như là một mất mát lớn.

Gia cảnh đàng hoàng, giàu có vẫn ăn cắp ăn vặt: Bệnh lý hay thói quen? - Ảnh 2.
Trước đó, người phụ nữ này đã nhiều lần vướng phải các vụ trộm cắp.


- Chấn thương hoặc chấn thương não.

- Có cùng họ hàng với người có tật ăn cắp, rối loạn tâm trạng, nghiện ngập hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Trong trường hợp mắc bệnh, nếu không điều trị, tật ăn cắp có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về tình cảm, pháp lý và tài chính. Cái khổ của người mắc bệnh là biết ăn cắp là sai, nhưng lại bất lực trong việc chống cự lại, sau đó là tự ghê tởm chính mình.

Tuy nhiên, đó là với việc mắc bệnh lý. Còn nếu đã ăn cắp quen tay kể từ tấm bé, rất có thể những cô gái trên tự đẩy họ vào hành vi xấu xí chỉ vì thói quen tắt mắt từ thủa nhỏ. Tự thỏa hiệp lần 1, lần 2 sẽ dẫn đến lần thứ n trộm cắp. Không biết sau lần bị tóm gọn ở cửa hàng may đo trên phố Khâm Thiên, liệu nữ đạo chích T.D.H có từ giã con đường ăn cắp để ít ra còn làm gương cho hai đứa con nhỏ của mình? Hay lại tiếp tục ngồi xế hộp, cưỡi SH và hiện "nguyên hình" là một kẻ trộm cắp nhẵn mặt…

Theo Trí Thức Trẻ



Tin tức mới nhất