Giải mã những tảng đá bí ẩn biết đi tại Thung lũng Chết

Tại Thung lũng Chết, có nhiều tảng đá biết đi mà đã làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỉ.

Có thể đây là một cuộc đua chậm nhất thế giới, nhưng đúng là những tảng đá ở Thung lũng Chết, Công viên Quốc gia Hoa Kì đang "chạy thi" trên mặt đất bùn bằng phẳng.

Những hòn đá biết đi này đã làm bối rối các du khách đến thăm nơi đây, cũng như các nhà khoa học trong hàng thập kỉ. Nhưng đã có một người tuyên bố mình đã giải mã được điều bí ẩn của những tảng đá.

Phần lòng hồ của vùng Racetrack Playa cũng giống như những khu vực khác trong Thung lũng Chết - nứt nẻ và khô hạn vào mùa hè, đóng băng vào mùa đông. Nhưng duy chỉ có nơi đây bạn mới có thể tìm thấy tảng đá to với dấu vết di chuyển để lại đằng sau lưng chúng, cứ như thể những tảng đá đó đã lê mình trên hoang mạc, hoặc bị kéo đi bởi bàn tay khổng lồ nào đó.

 Cuộc đua của những tảng đá
Dấu vết kéo lê kì lạ sau tảng đá.


Suốt mùa hè, chúng không hề di chuyển. Mùa thu đến, chúng vẫn đứng yên. Nhưng cứ đến mùa xuân, những tảng đá lại lăn đi như có phép lạ.

Đã có nhiều giả thiết khoa học lẫn siêu nhiên được đưa ra. Đáng ngạc nhiên là, rất nhiều người cho rằng vụ việc có liên quan đến người ngoài hành tinh. Một vài người khác lại nói do gió, do băng, mưa, hoặc những liên quan về năng lượng bí ẩn khác. Cũng có một số người còn định lấy trộm những tảng đá đó về, với hi vọng rằng sẽ có được năng lực kì diệu của nó.

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm tại khu vực này từ những năm 1940, nhằm cố gắng lý giải được điều gì khiến những tảng đá có thể di chuyển như vật. Nhưng tất cả đều không thể đưa ra kết luận chắc chắn, và mặc dù có kiểm tra thường xuyên, không ai có thể thu lại được cảnh những hòn đá di chuyển cả.

Cuộc đua của những tảng đá
Cuộc đua của những tảng đá.


Cuối cùng, một nhà nghiên cứu vũ trụ đã tìm thấy lời giải. Vì làm việc cho NASA, nhà khoa học hành tinh Ralph Lorenz đã đặt những trạm thời tiết nho nhỏ tại Thung lũng Chết, và khi ấy ông bắt đầu quan tâm đến những hòn đá. (Điều kiện ở Công viên Quốc gia rất khắc nghiệt nên nơi đây thường được sử dụng như bề mặt giả của sao Hỏa). Mặc dù công việc của ông tập trung vào nghiên cứu mùa hè tại sa mạc, ông nhận ra các thiết bị của mình có thể dùng cho việc theo dõi các hòn đá vào mùa đông. Lorenz và nhóm của mình đã quan sát kĩ lưỡng những hình ảnh về đường đi của các hòn đá, tìm kiếm lời giải đáp.

Phát hiện cuối cùng không phải có được trong phòng thí nghiệm hay ngay trên sa mạc, mà lại ở trong nhà bếp. Lorenz đổ chút nước lên một vật đựng bằng nhựa, rồi thả vào một vào đá nhỏ trước khi cho tất cả vào tủ lạnh.

Khi ông lấy nó ra, một nửa tảng đá bao bọc bởi một lớp băng. Nó được đặt trên một đĩa khác có một lớp cát và 1 chút nước ở trên cát. Ông đặt thử đặt hòn đá vào nước, nửa có đá ở trên, và thổi nó để đẩy nó đi. Hòn đá nổi trên nước, vạch ra một đường đi trên cát. Lorenz đã tìm ra câu trả lời.

"Nói tóm lại, một lớp băng hình thành quanh hòn đá, và vì có thêm nước, hòn đá nổi được trên bùn. Nó trở thành một mẩu băng nhỏ có thể tạo nên dấu vết di chuyển trên nên đất bùn mềm."

Lorenz đăng những phát hiện của mình trên Tạp chí Vật lý Mỹ năm 2011.

Nhưng không phải ai cũng hài lòng với lời giải thích. Người quản lý công viên Alan Van Valkenburg nói với Smithsonian.com rằng: "Khách tham quan cứ hỏi tại sao chuyện đó xảy ra, nhưng lại không muốn nghe giải thích bằng khoa học. Con người ta cũng như một bí ẩn vậy - họ chỉ thích những câu hỏi chưa được giải đáp thôi.”

Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ


Tin tức mới nhất