Gợi ý mâm lễ cúng hoá vàng Tết Tân Sửu

Người Việt quan niệm sau khi mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết, đến ngày mùng 3 hoặc mùng 7, con cháu cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà.

Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết, trong suốt 3 ngày Tết, đèn hương trên bàn thờ không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng tổ tiên như mâm ngũ quả, bánh kẹo phải đợi đến ngày hoá vàng mới được hạ xuống.

Trong mâm cơm hoá vàng, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời.

Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên, gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Gợi ý mâm lễ cúng hoá vàng Tết Tân Sửu-1
Mâm cỗ cúng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Ảnh: Phạm Thắng.

Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Từ xa xưa, tại nơi đốt hóa vàng người ta đặt vài cây mía dài để làm “phương tiện” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/goi-y-mam-le-cung-hoa-vang-tet-tan-suu-post1183290.html?fbclid=IwAR1Z5JWMtQPVVtUtW0ljwKVdBpXwTft7eCRxs1W6VnwYWkYTeKkZPcp1ABY

lễ hóa vàng Tết Nguyên Đán

Tin tức mới nhất