Hãi hùng hồ nước ô nhiễm sủi bọt, bốc cháy

Với diện tích 3,6 km2, Bellandur là hồ nước lớn nhất và ô nhiễm nhất tại thành phố Bangalore ở phía nam Ấn Độ.


 Odditycentral miêu tả, mỗi khi trời mưa, nước cống và chất thải hóa học chưa qua xử lý tích tụ hàng chục năm qua bị khuấy tung thành một lớp bọt trắng trông như bọt cạo râu.Lớp bọt này gồm các chất tẩy rửa, dầu, mỡ và thỉnh thoảng bắt lửa, tạo nên cảnh tượng giống như hồ nước bị bốc cháy.

Odditycentral miêu tả, mỗi khi trời mưa, nước cống và chất thải hóa học chưa qua xử lý tích tụ hàng chục năm qua bị khuấy tung thành một lớp bọt trắng trông như bọt cạo râu.Lớp bọt này gồm các chất tẩy rửa, dầu, mỡ và thỉnh thoảng bắt lửa, tạo nên cảnh tượng giống như hồ nước bị bốc cháy.

 Mỗi khi trời mưa và nước dâng lên, lớp bọt nổi lềnh phềnh, bay loạn xạ khiến đoạn đường này trở nên vô cùng nguy hiểm, ông Visrusth sống cách hồ nước 30m cho hay.Nhiều người dân địa phương đã tỏ ra lo lắng trước hiện tượng bất thường này.

"Mỗi khi trời mưa và nước dâng lên, lớp bọt nổi lềnh phềnh, bay loạn xạ khiến đoạn đường này trở nên vô cùng nguy hiểm", ông Visrusth sống cách hồ nước 30m cho hay.Nhiều người dân địa phương đã tỏ ra lo lắng trước hiện tượng bất thường này.

 Vì lớp bọt nên tầm nhìn bị hạn chế, xung quanh lại bốc mùi hôi thối. Xe ôtô và xe máy đi qua khu vực này đều bị phủ đầy bọt trắng.Đối với Mohammed Attaulla Khan, người sinh sống tại đây từ nhỏ, hình ảnh hồ nước bốc cháy vào hồi tháng 5 vừa qua là một cảnh tượng khó quên.

"Vì lớp bọt nên tầm nhìn bị hạn chế, xung quanh lại bốc mùi hôi thối. Xe ôtô và xe máy đi qua khu vực này đều bị phủ đầy bọt trắng".Đối với Mohammed Attaulla Khan, người sinh sống tại đây từ nhỏ, hình ảnh hồ nước bốc cháy vào hồi tháng 5 vừa qua là một cảnh tượng khó quên.

 Không phải ngày nào hồ nước cũng bốc cháy, anh nói. Mọi người tỉnh dậy và nhận ra chúng tôi đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng.

"Không phải ngày nào hồ nước cũng bốc cháy", anh nói. "Mọi người tỉnh dậy và nhận ra chúng tôi đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng".

 Trong một báo cáo hồi tháng 6, nhà khoa học Ramachandra đã giải thích hiện tượng nước cống và chất thải chưa được xử lý bị khuấy thành bọt trắng như thế nào mỗi khi mưa to, gió lớn.Anh còn cho biết rằng, chỉ cần một điếu thuốc đang cháy dở bị vứt xuống hồ cũng có thể khiến lớp bọt này bốc cháy.

Trong một báo cáo hồi tháng 6, nhà khoa học Ramachandra đã giải thích hiện tượng nước cống và chất thải chưa được xử lý bị khuấy thành bọt trắng như thế nào mỗi khi mưa to, gió lớn.Anh còn cho biết rằng, chỉ cần một điếu thuốc đang cháy dở bị vứt xuống hồ cũng có thể khiến lớp bọt này bốc cháy.

 Tuy nhiên, các nhà chức trách địa phương không thể làm gì nhiều trước thực trạng này, do dân số tăng chóng mặt, gần gấp đôi so với hai thập kỷ trước.

Tuy nhiên, các nhà chức trách địa phương không thể làm gì nhiều trước thực trạng này, do dân số tăng chóng mặt, gần gấp đôi so với hai thập kỷ trước.



Theo Vietnamnet

Tin tức mới nhất