Khả năng chịu lực không ai ngờ đến của ngực sau khi được nâng

Bạn đã bao giờ cho rằng, có khi nào việc đụng chạm quá mạnh sau khi nâng ngực khiến khu vực này... nổ tung?

Để có được một khuôn ngực đẹp theo đúng chuẩn của xã hội, rất nhiều chị em phụ nữ đã nhờ cậy đến phẫu thuật nâng ngực. Trong đó, việc độn ngực bằng các túi độn tổng hợp như silicone đang được ưa chuộng.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng ngực nâng rất mỏng manh, dễ phát nổ nên bạn không được đụng chạm quá mạnh. Vậy thực hư câu chuyện này là thế nào, hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Những chất thường được dùng để độn ngực...

Thực chất, có hai loại túi độn ngực phổ biến nhất hiện nay là silicone và saline - túi nước biển.

151021breast02-2ca1f
Túi độn ngực silicone

Túi độn silicone có chứa silicone dạng gel - một hợp chất cao phân tử (polymer) có tên hóa học là dimethylpolysiloxane. Thành phần chủ yếu là silicone kết hợp với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl.

Bằng cách biến đổi các kiểu liên kết cấu trúc phân tử, người ta tạo được các dạng tồn tại khác nhau của silicone  như dạng lỏng (fluid), dạng gel, dạng dẻo, dạng rắn.

Silicone được Hãng Dow Corning (Mỹ) chế tạo từ năm 1930. Đến năm 1943, Dow Corning tập trung nghiên cứu silicone và trở thành nhà sản xuất silicone lớn nhất thế giới với 7.000 chủng loại sản phẩm.

Silicon gel được đánh giá là cho cảm giác gần như tương tự với mỡ - thành phần chính của ngực. Chính vì thế, túi độn silicone luôn rất được ưa chuộng do đem lại vẻ tự nhiên nhất sau khi "đụng chạm dao kéo".

151021breast03-2ca1f
Túi độn silicone (trái) và túi nước biển saline (phải)

Còn túi độn saline thì sao? Gần giống với silicone, nhưng điểm khác biệt ở hai loại này đó là chất bên trong túi độn saline là nước biển. Ngoài ra, người ta sẽ đặt túi vào trong trước rồi mới bơm nước biển vào, thay vì đặt túi có chứa sẵn silicone như bình thường.

Thực hư tin đồn phải "nâng trứng hứng hoa" ngực sau khi nâng

Thông thường, những người nâng ngực thường lo ngại rằng việc đụng chạm quá mạnh có thể khiến các túi ngực bị vỡ, gây rò rỉ chất dịch bên trong.

Nếu chất rò rì là nước biển trong túi độn saline thì không quá nguy hiểm bởi nước biển khá an toàn, không gây tổn hại gì với cơ thể. Hậu quả mà bạn nhận được chỉ là ngực bị biến dạng nhanh chóng vì túi ngực bị xẹp đi mà thôi.

151021breast3-fe619

Nhưng nếu là silicone thì lại khác. Silicone rò rỉ trong ngực có thể gây đau, tức ngực khủng khiếp. Ngoài ra, có nguy cơ silicone sẽ mắc kẹt vĩnh viễn trong các mô cơ, gây xơ cứng toàn bộ khuôn ngực, hoặc làm tăng khả năng nhiễm trùng máu, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phẫu thuật kịp thời. Nhiều người đã phải cắt bỏ toàn bộ ngực để giữ lại tính mạng của mình.

151021breast4-fe619

Tuy nhiên, túi ngực thực sự không dễ vỡ như bạn tưởng. Trên thực tế, hiện tượng túi ngực bị vỡ do tác động mạnh đã từng xuất hiện trong quá khứ, cụ thể là trước năm 1990, do thời điểm này các túi ngực được thiết kế với vỏ ngoài quá mỏng.

Nhưng kể từ sau giai đoạn này, các túi ngực đã được thiết kế rất bền vững với chất lượng tốt hơn, nên việc xé rách chúng là rất khó.

151021breast-9e2bd

Theo Jeffrey Zwiren - bác sĩ phẫu thuật tại Atlantic, các loại túi độn ngực hiện nay có thể chịu được lực nén gấp 3 lần trọng lượng cơ thể. Thậm chí, với các loại túi ngực được sản xuất từ năm 2009 tới nay, khả năng bị rò rỉ vì lực tác động bên ngoài gần như là không thể.

Ngoài ra, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình David Stocker cho biết, bạn chỉ cần "né" giai đoạn đầu, do túi ngực chưa được đặt hoàn hảo trong khuôn ngực. Sau khi hồi phục, ngực giả hoàn toàn có thể "tùy nghi sử dụng", do khả năng đàn hồi và chịu lực rất tốt.

151021boobs02a-5ca7b
Kéo căng bên trái, kéo căng bên phải - túi silicone vẫn không hề hấn gì.

Và với khả năng đàn hồi, chịu lực tốt này - bạn vẫn sẽ bình yên vô sự khi một quả bóng rổ vô tình "lạc lối" bỗng nhiên lao thẳng tới ngực bạn.

Nhưng túi ngực có thể bị rò rỉ vì nguyên nhân khác

Tất nhiên, không có gì tồn tại mãi mãi. Qua thời gian - thường là trên 10 năm - chất liệu cấu thành nên túi ngực sẽ bị thoái hóa khiến gel silicone bên trong rỉ ra ngoài.

Để tránh hiện tượng này, bác sĩ Zwiren khuyên rằng các bạn nên đến các trung tâm thẩm mỹ để kiểm tra thường xuyên. Các công nghệ như MRI (chụp cắt lớp bằng X-quang), hoặc siêu âm sẽ giúp bạn biết được khi nào cần phải thay thế túi độn ngực.

Ngoài ra, túi độn ngực cũng có thể bị rò rỉ do rủi ro trong quá trình phẫu thuật. Silicon gel có thể rò rỉ khá chậm nên nếu sau một thời gian bạn cảm thấy đau tức ở khu vực này, hãy ngay lập tức đi khám để xác định nguy cơ và phẫu thuật loại bỏ túi nếu cần thiết.
 
Theo Kenh14 / Trí Thức Trẻ

Tin tức mới nhất