Khỉ 'xã hội đen' giật đồ du khách đổi lấy thức ăn

Những con khỉ tinh khôn ở Indonesia đã học được cách lấy trộm đó có giá trị của du khách. Chúng chỉ trả lại sau khi được cho đồ ăn.




Khỉ “xã hội đen” trộm đồ du khách đổi lấy thức ăn
Những con khỉ tinh khôn ở Indonesia đã học được cách lấy trộm đó có giá trị của du khách. Chúng chỉ trả lại sau khi được cho đồ ăn.

 

Những con khỉ ở đền Uluwatu (Bali, Indonesia) giật kính, máy ảnh và thậm chí tiền của khách. Họ phải đưa thức ăn cho chúng để lấy lại đồ. Hành vi độc đáo của nhóm khỉ này thể hiện chúng đã phát triển khả năng nhận thức đáng kinh ngạc, tương tự như con người.


Khi 'xa hoi den' giat do du khach doi lay thuc an hinh anh 1
Chúng giật kính, máy ảnh và thậm chí túi của du khách. Ảnh: Lonely Planet.
 

Nhà linh trưởng học Fany Brotcorne (Đại học Liège, Bỉ) - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết những con khỉ luôn tìm cách lấy mũ, bút, thậm chí cả tài liệu của bà. Tiến sĩ Brotcorne dành bốn tháng quan sát đàn khỉ sống gần ngôi đền, và phát hiện ra rằng nhóm dành nhiều thời gian với du khách nhất cũng là nhóm cư xử tệ nhất và thường xuyên trộm cắp.


Khi 'xa hoi den' giat do du khach doi lay thuc an hinh anh 2
Đền Uluwatu ở Bali nổi tiếng với bầy khỉ đông đúc. Ảnh: Daily Mail.
 

Hiện tượng này đã xuất hiện vài năm. Tuy nhiên, nghiên cứu của Brotcorne đã chứng minh được rằng đây là một thói quen có tính văn hóa được truyền qua các thế hệ. Tiến sĩ cũng nhận ra các nhóm khỉ chuyến đến sống ở khu vực này cũng bắt chước hành vi đó - chứng tỏ chúng có khả năng học hỏi nhờ quan sát đồng loại.


Khi 'xa hoi den' giat do du khach doi lay thuc an hinh anh 3
Những con khỉ ở đền Uluwatu học hành vi này từ đồng loại. Ảnh: Shutterstock.
 

Theo New Scientist, những nhóm khỉ đực trẻ có khả năng học khả năng này hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết hành vi này thường có hai giai đoạn: sau khi lấy vật không ăn được (như kính) từ con người, đám khỉ giữ vật đó như “con tin” và trả lại cho con người để đổi lấy thức ăn. Hành vi này cũng xảy ra với tần suất cao hơn khi con người xuất hiện nhiều hơn ở môi trường.

Theo Tiến sĩ Brotcorne, kỹ năng đổi chác không xuất hiện nhiều ở động vật, mà thường được coi là đặc hữu ở con người. Nghiên cứu cho thấy việc cướp giật và trao đổi có thể được coi là truyền thống hành vi của loài này.
 

Theo Zing


indonesia kinh nghiệm du lịch du khách

Tin tức mới nhất