Khoai tây vốn được biết đến là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong khoai tây chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu, tốt cho cơ thể con người như vitamin A, C, B; các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali, protein…
Đây không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả.
Thực tế, khoai tây tốt hay không còn tùy thuộc vào cách chế biến. Bạn có thể vô tình "bổ sung" cholesterol xấu vào khoai tây bằng cách chiên với dầu ăn.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì người ăn nhiều khoai tây chiên sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 11% so với những người ít ăn hoặc không ăn khoai tây chiên.
Ngoài ra, kể cả khi không chiên rán, khoai tây cũng không tốt hết với tất cả mọi người.
Những người không nên ăn khoai tây
Phụ nữ mang thai
Với đặc tính chống oxi hoá khoai tây có công dụng đẩy mạnh quá trình tiêu hoá, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Đặc biệt, loại thực phẩm này cũng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể.
Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi. Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó không nên ăn quá nhiều khoai tây bởi nó chứa vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường.
Người bị cao huyết áp
Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp, đặc biệt là với khoai tây chiên.
Sở dĩ có hiện tượng này là do bên trong thành phần của khoai tây ẩn chứa điều đối nghịch. Do đó người bị cao huyết áp được khuyến cáo hạn chế ăn khoai tây.
Lưu ý khi chế biến khoai tây
Khoai tây đã tồn tại và gắn bó với bữa ăn của hàng triệu gia đình trên toàn thế giới.
Chỉ cần một vài thao tác đơn giản với khoai tây và một vài nguyên liệu sẵn có, bạn có thể chế biến được món trứng chiên khoai tây cho bữa sáng năng lượng, thịt nhồi khoai tây cho bữa trưa thật đậm đà, chân giò hầm khoai tây để bữa tối dinh dưỡng và rất nhiều món ăn ngon miệng, đẹp mắt, chất lượng khác.
Để luôn chắc chắn rằng những củ khoai tây mình mua là những củ khoai tây tươi nhất, ngon nhất, hãy chọn cho mình những củ khoai tây với hình dáng cân đối, cứng, lớp vỏ vàng, mượt và sạch sẽ.
Theo kinh nghiệm dân gian, khoai tây sẽ giữ được nguồn dưỡng chất khi đưa vào cơ thể nếu bạn sử dụng, chế biến đúng cách. Theo đó, người tiêu dùng cần lưu ý những điều sau.
- Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.
- Không nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
- Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
- Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
Theo Người đưa tin