Làm ngơ với người gặp nạn: Thờ ơ, vô cảm hay thiếu kĩ năng?

Thấy người bị nạn đành ngoảnh mặt làm ngơ. Hiện tượng này đang khá phổ biến trong xã hội.

Chuyện ông Tây "đi chậm"

tay

Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại hành động của một thanh niên người nước ngoài trên phố Tạ Hiện (Hà Nội) đang trở thành một trong những clip "hot" trên mạng xã hội những ngày qua.

Vào chiếu tối ngày 13/6, sau cơn mưa giông lớn, đường phố Hà Nội trở nên trơn ướt, khiến nhiều phương tiện tham gia giao thông trượt, ngã. 

Nhận thấy sự nguy hiểm, chàng thanh niên người nước ngoài trong clip đã đứng ở ngã tư phố Tạ Hiện, cố gắng ra hiệu cảnh báo và yêu cầu mọi người đi chậm lại. 

Thay vì ủng hộ tán thưởng hành động của "anh Tây" và giúp đỡ những người đi đường bị ngã , 1 số người dân có mặt tại đó chỉ biết đứng cười, chỉ trỏ, hoặc thờ ơ đi thẳng.

Thờ ơ nhìn đồng loại bị nạn?

Vụ tai nạn tối 12/2/2013, trên Quốc lộ 1A (đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành - Tiền Giang) làm 2 người bị thương nặng.

Theo người dân chứng kiến vụ tai nạn, vào thời điểm trên, một người đàn ông chạy xe máy BKS 63H4-7061 chở một phụ nữ và cháu bé khoảng 4-5 tuổi đến điểm mở của con lươn (đoạn qua ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa) chuẩn bị qua đường thì bị một người đàn ông điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao, tông trực diện vào.

Vụ tai nạn làm cho 2 người cầm lái bị thương nặng, một người bị chảy máu tai. Xe máy bị vỡ tan phần đầu, phuộc xe gãy ngang.

Cũng như bất kỳ một vụ tai nạn giao thông nào khác, người dân ở đây hiếu kỳ đứng xem rất đông hai bên đường, nhưng không ai kịp có một hành động nào cứu giúp.

 3

Nạn nhân bị bỏ mặc do chảy quá nhiều máu.

Do người bị nạn ra quá nhiều máu nên nhiều ô tô đang lưu thông trên đường cũng không dám dừng lại đưa nạn nhân đi cấp cứu. Phải mất thời gian khá lâu, nạn nhân mới được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm huyện Châu Thành trong tình trạng nguy kịch.

Trong một vụ tai nạn khác, những con người đứng thản nhiên nhìn đồng loại gặp nạn. Khi phóng viên có mặt và chặn xe để xin đưa nhờ người bị nạn đi cấp cứu thì không một xe nào chịu chở. Chỉ đến khi bắt được xe taxi thì người bị nạn mới được đưa đi cấp cứu.

 4

Người đi đường đứng xung quanh... nhìn.

Hẳn mọi người còn nhớ hình ảnh đáng thương của cụ già nằm đói lả trên cầu Thanh Trì được chia sẻ trên cộng đồng mạng. Dù cho hàng nghìn lượt người qua lại mà chả có mấy người dừng lại giúp đỡ ông cụ. Sau khi được cộng đồng mạng chia sẻ, người nhà đã tìm được ông nhưng cụ vẫn không thể qua khỏi.

 5

Cụ già nằm chơ vơ trên cầu Thanh Trì.

Thờ ơ hay thiếu kỹ năng?

Nhiều người cho rằng con người ta đang trở nên thờ ơ, vô cảm. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, xã hội dường như đang “đưa đẩy” con người đến với cách suy nghĩ và hành động theo kiểu: Đành phải lựa chọn thờ ơ để tự bảo vệ mình! Một độc giả cho ý kiến: "Các bạn cũng nên có cái nhìn toàn cảnh một chút. Bây giờ mình thấy xã hội tốt xấu lẫn lộn, trường hợp này là bạn gái bị đe dọa thật, nhưng cũng có nhiều trường hợp họ là đồng bọn của nhau, dàn cảnh. Mình nhảy vào bênh bị vạ lây, và bọn xấu rất manh động. Nên một khi mình phải tự tin có thể tự bảo vệ được mình trước thì hãy đứng ra bảo vệ người khác."

 6

Những bạn trẻ tặng quần áo và giày mới cho một em bé vô gia cư.

Những hành động "hiệp nghĩa" cũng thường không được ủng hộ. Chị Minh Trang thì kể rằng khi nhìn thấy 2 tên cướp đang lượn lờ định cướp túi xách của một cô gái, chị đã ngay lập tức tìm cách đánh động cho cô gái kia. Kết cục là 2 tên cướp đành phóng xe bỏ đi. Điều đáng nói là, ngay lập tức, mấy người bán hàng cạnh đó bảo chị: "Ngu thế. Nó cướp thì kệ nó. Mày làm chị lo thót cả tim. Lần sau đừng làm thế nhé, có ngày nó đánh chết!"

Lý do "sợ bị vạ lây" cũng khiến mọi người e ngại. Anh Dũng từng đi trên đường thấy một em học sinh đi xe đạp bị xe máy va quyệt đâm rồi chạy mất. Anh vội vàng đưa em bé vào bệnh viện cấp cứu và tìm cách liên lạc với người thân của em. Tiếc thay, khi người nhà của em đến thì một mực "vu" cho anh chính là thủ phạm đâm em học sinh, túm cổ áo đòi tiền đòi đánh. Anh phải nhờ đến cả công an và người dân xung quanh mới "giải oan" được. Thuật lại vụ việc, anh Dũng nói: "Lần sau chắc không dám giúp ai nữa, giữ nguyên hiện trường gọi cấp cứu thôi".

Bên cạnh sợ bị trả thù, nhiều người cũng chia sẻ nhiều khi không có đủ kĩ năng để xử lí vấn đề.

Chị Vân Hằng chia sẻ trên một diễn đàn rằng chị sẵn sàng trích tiền lương, quyên góp áo ấm cho những người nghèo nhưng gặp người bị nạn cũng chỉ dám... đứng nhìn. "Thứ ba tuần trước mình cũng thấy một anh Tây giúp người tai nạn trên đường Giải Phóng, nhưng nếu mình gặp thì không dám. Vì mình không có kiến thức về kỹ thuật cấp cứu, sơ cứu, không cẩn thận lại làm hại họ", chị nói.

Còn bạn Nguyễn Vân (Hà Nội) thì cho biết: "Có lần gặp chuyện trên phố mình biết đó là dàn cảnh cướp muốn can thiệp nhưng lúc ấy cứ rối lên, cuống chân tay chỉ biết đứng như trời trồng chẳng biết mình nên làm gì để giúp đỡ nạn nhân."

 7

Bức biếm họa này có đúng không?

Qua câu chuyện của nhiều người chia sẻ, có thể thấy thiếu kĩ năng xử lí tình huống cũng là một yếu tố khiến sự vô cảm lên ngôi. Việc trang bị kĩ năng  đối phó với các tình huống dường như đang bị bỏ ngỏ.

 Trang bị kĩ năng để bảo vệ chính mình

Tôi không hô hào con đi xe buýt để bảo vệ môi trường trong khi bản thân mình thì không biết ai bảo vệ. Tôi dạy con mình những kĩ năng để biết tự bảo vệ mình khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng và những việc gặp ngoài đường. Tôi cho con học võ 4 năm nay, học võ không phải để đánh ai mà là để không ai đánh mình. Từ tháng 8 này tôi sẽ cho con gái mình đi học hàng ngày bằng xe buýt, tôi trò chuyện và đưa ra các biện pháp giải quyết  dự phòng cho cháu về những tình huống thường gặp trên xe bus mình phải lưu tâm: trộm cướp, làm quen cợt nhả, sàm sỡ, bắt nạt,bạo lực, ngủ quên bến, trễ chuyến...Trang bị kĩ năng xử lí tình huống là cách tốt nhất bảo vệ mình và giúp đỡ người khác.
                                                                                                 Nhà văn Trang Hạ


Theo Trí Thức Trẻ


Tin tức mới nhất