Làm thế nào Facebook có được 500 triệu người dùng đầu tiên?
Facebook, hiện tại với 1 tỷ người dùng, đã từng đạt được 100 triệu người dùng chi sau 10 quý hoạt động. Và sau đó đạt đến mốc 500 triệu người dùng chỉ 12 quý sau đó.
Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào mà Facebook làm được điều này? Trên một trang Q&A, nhiều cựu nhân viên của Facebook đã giải thích lý do.
Cựu nhân viên Facebook, Andy Johns, đã giải thích như sau:
Câu hỏi này cho thấy người hỏi muốn được biết những quyết định chiến lược cụ thể. Tôi cũng rất muốn chia sẻ mọi người về những kế hoạch đó một cách cụ thể bởi sự hấp dẫn và sự thu hút mà bất kỳ ai cũng sẽ thấy giá trị của nó, nhưng tôi vẫn bị pháp luật ràng buộc và không thể tiết lộ những bí mật của công ty, do đó tôi sẽ chỉ nói chi tiết đến mức độ mà tôi được phép.
Điều đó về cơ bản nghĩa là tôi sẽ không chia sẻ bất kỳ số liệu và không bình luận bất kỳ điều gì mà công chúng không thể nhận thấy. Đồng thời, danh sách của các giải pháp tối ưu hóa cũng quá dài cho bất kỳ ai có thể nhớ hết. Tôi cũng không chính thức làm việc với phần lớn các giải pháp đó nhưng vẫn hiểu được một số điều nhờ mối quan hệ thân quen với những người làm việc trực tiếp với chúng.
Có một vài loại “quyết định” khác nhau. Có những quyết định liên quan đến thủ thuật, có những quyết định liên quan đến chiến lược, có những quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, và có những quyết định liên quan đến các ưu tiên và văn hóa. Đội phát triển tham gia vào mọi loại quyết định và tất cả chúng đều cực kỳ quan trọng với đội phát triển.
Các thủ thuật
Có rất nhiều thủ thuật để kể nhưng hầu hết chúng đều có thể quy về Internet Marketing 101: kiểm tra, tối ưu hóa, rửa sạch, và lặp lại. Nếu bạn muốn một danh sách các phương thức để kiểm tra và tối ưu hóa hàng loạt các bộ phận của một sản phẩm hay kênh giới thiệu, vậy hãy đọc câu trả lời của tôi tại What are some top strategies for conversation optimization? (tạm dịch: Đâu là những chiến lược tốt nhất cho tối ưu hóa giao tiếp?)
Bạn có thể đảm bảo là những chiến lược này đều được áp dụng vào trong các bộ phận khác nhau của sản phẩm từ Facebook. Nhưng tôi không thể chia sẻ với các bạn thông tin cụ thể được. Và tôi cũng không thể nói quá sâu và phức tạp về cách mà cả đội chúng tôi đã đồng bộ các bộ phận của sản phẩm khiến cho sự tăng trưởng người dùng trở thành hiện thực. Tôi cũng không muốn chia sẻ một số thủ thuật vì nó thật sự quá hiệu quả.
Tuyển dụng
Quyết định tuyển dụng một đội ngũ làm việc để tạo ra sự tăng trưởng cho công ty là quyết định quan trọng nhất tại thời điểm đó.
Lãnh đạo đội ngũ này là Chamath Palihapitiva:
Ông là người giỏi nhất mà tôi từng làm việc cùng. Ông cực kỳ giỏi chiến thuật, hướng tới thành công một cách nghiêm túc, có tài năng lãnh đạo và truyền cảm hứng bẩm sinh, luôn chủ động và không ngại ngần trước việc chấp nhận rủi ro, và hiểu rõ các công nghệ dịch vụ khách hàng. Ông là xương sống cả của đội ngũ phát triển và điều đó khiến ông trở thành đầu não chân chính của cả đội với những quyết định cực kỳ sáng suốt.
Tôi còn nhớ vào tuần làm việc đầu tiên, tôi đã đi ăn trưa với ông để làm quen. Đây là một cách làm quen thân thiện và thoải mái mà những nhân viên mới thường hay làm. Khá là chuẩn mực.
Câu chuyện mà chúng tôi đã nói lại hoàn toàn không phải thế. Tôi nhớ là đã hỏi ông: “Vậy chúng ta đang hướng đến đối tượng người dùng nào? Có yêu cầu gì về nhân khẩu hay địa lý không? Liệu 2 yếu tố này có quan trọng không?”
Ông đã trả lời một cách nghiêm túc rằng: “Đây là lúc chúng ta đang xâm chiếm lãnh thổ vậy nên chúng ta sẽ lấy tất cả những vùng đất mà chúng ta có thể”. Hay nói một cách khác, đừng hỏi một câu hỏi ngu ngốc như vậy lần sau. Hãy để cả thế giới dùng Facebook. Rất rõ rồi, phải không? Tôi biết là tôi đã có thiện cảm với ông ngay từ lần đầu gặp mặt.
Sau đó, ông tuyển thêm một số người khác vào trong đội ngũ như Blake Ross, Alex Schultz, Javier Olivan và một vài người rất giỏi khác với những kỹ năng trong thu hút thị trường (SEO, PPC, email, kiểm tra a/b, bán hàng, xây dựng sự kết nối) đến những vấn đề kỹ thuật phức tạp như kỹ sư, nhà thiết kế, và các nhà nghiên cứu dữ liệu.
Javier Olivan phụ trách việc xây dựng và mở rộng quy mô của mảng quốc tế trong đội ngũ. Ông đã giúp xây dựng nên đội ngũ quốc tế hóa bao gồm những kỹ sư, người xây dựng ứng dụng chuyển ngữ cho phép người dùng Facebook chuyển ngữ Facebook theo ngôn ngữ của chính họ và giúp đỡ chúng tôi.
Có thể đòn bẩy mạnh nhất đưa số lượng người sử dụng của Facebook lên mốc 500 triệu và nhiều hơn nữa là việc phát triển trang web để có thể hiển thị dưới bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Sử dụng ngôn ngữ địa phương là “sự cân bằng tuyệt vời”.
Việc đó đã khiến Facebook trở thành một nền tảng có khả năng hỗ trợ tất cả mọi người trên thế giới. Tôi tin là hiện nay Facebook đã có thể hiển thị dưới 80 ngôn ngữ khác nhau. Điều này trở thành hiện thực nhờ và các kỹ sư trong đội phát triển đã xây dựng một công cụ cho phép trang web được dịch bởi nhiều người dùng và chúng tôi chỉ cần tổng hợp lại. Sự tăng trưởng xảy ra không nhờ vào việc tuyển dụng 10 người ở mỗi nước và đặt họ ở 20 nước quan trọng nhất và đợi chờ họ làm việc. Sự tăng trưởng là nhờ vào hệ thống kỹ thuật và sự giúp đỡ từ chính người sử dụng sản phẩm.
Chiến lược
Bạn có thể xây dựng chiến lược theo nhiều cách. Một cách trong đó là nghĩ về cách chúng ta hình dung phễu tăng trưởng và điều đó sẽ hình thành bản đồ tăng trưởng như thế nào. Lấy ví dụ, bạn có thể cho là quá trình tăng trưởng được chia làm nhiều câu hỏi cơ bản như sau:
Làm thế nào để tăng tốc độ thâu tóm hay để nhiều người đăng ký hơn?
Tôi có thể làm gì để để càng nhiều người dùng càng tốt active tài khoản của họ trong “N” ngày đầu?
Có những động cơ nào để tiếp cận người dùng tiềm năng, giữ họ lại và làm thế nào để tôi có thể thực hiện được điều đó?
Làm thế nào để những người đã ngừng sử dụng quay lại và hồi sinh họ lại?
Từ những câu hỏi đó bạn có thể bước lên con đường tìm kiếm các sản phẩm có thể ảnh hưởng tới những thông số cụ thể (vd: sản phẩm nào giúp tăng lượng người sử dụng?) và sau đó tìm cách để hoặc là tối ưu hóa các sản phẩm đó để tạo ra giá trị lớn hơn hoặc là xây dựng những sản phẩm mới để tăng lượng người dùng. Lấy ví dụ, dưới đây là một danh sách những thứ có thể trở thành một phần biểu đồ trên:
- Lời mời
- Sử dụng danh bạ có sẵn, gửi lời mời tới những người trong danh bạ
- Tỉ lệ open/click của các thư mời
- Tỉ lệ các cuộc nói chuyển của người dùng sau khi gửi lời mời
- Thiết kế màn hình trang chủ sau khi đăng xuất và làm thế nào để kích thích người dùng đăng ký
- Các bước của việc đăng ký
- Kiểm tra account sau khi đăng ký
Sau đó bạn có thể thử và xếp các kênh giúp tăng lượng người sử dụng hiện giờ với các kênh mới. Hãy coi việc tăng lượng người dùng như một tấm bảng đồ thị stacked line. Bạn sẽ muốn chồng thêm nhiều dòng lên đồ thị sẵn có hơn bởi vì mỗi một lần chống lên đều đại diện cho việc có thêm một nguồn tăng lượng người dùng mới. Ví dụ:
- Tiếp thị liên kết
- Tìm kiếm trả tiền qua Adwords và/hay Facebook ads
- Mua lại các nền tảng quảng cáo trên di động như Flurry và MdotM
Chiến lược cũng có thể tồn tại dưới dạng như việc mua lại công ty hay hợp tác chiến lược. Vào tháng 2 năm 2010, Facebook đã mua lại một công ty tên Octazen. Đây là một bước đi sáng suốt được tư vấn bởi những người trong đội phát triển lượng người dùng bởi Octazen được biết đến bởi sở hữu một danh sách các dịch vụ chuyển danh bạ. Một tỉ lệ lớn những người dùng Facebook có danh bạ đặt trong các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử như GMX. Không phải ai cũng dùng Hotmail, Gmail hay Yahoo Mail.
Hãy nhìn vào danh sách các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử LinkedIn hỗ trợ việc chuyển danh bạ.
Giúp người dùng có thể chuyển toàn bộ liên lạc của họ khiến những công ty như Facebook và LinkedIn có được dữ liệu họ cần để đơn giản hóa việc gợi ý bạn bè/liên lạc cho người dùng của họ và kết nối bạn với những người bạn biết. Rất nhiều các dịch vụ truyền thông đại chúng cho phép việc chuyển liên lạc vào dịch vụ. Nhưng bao nhiêu trong số đó hỗ trợ việc chuyển danh bạ từ bất cứ dịch vụ thư điện tử nào trên thế giới chứ? Tại thời điểm này tôi chỉ biết đến 2 công ty: Facebook và LinkedIn.
Việc hợp tác cũng được tư vấn bởi đội phát triển. Đôi khi việc này liên quan đến việc tấn công những công ty quốc tế để mở rộng sự phát triển ra ngoài nước Mỹ. Vào tháng mười năm 2010, Facebook hợp tác với Yandex để cung cấp những status update của Facebook cho Yandex. Hệ thống tìm kiếm lớn nhất nước Nga hiện đang bán các sản phẩm Facebook ở ngay những nơi dễ thấy trên giao diện của họ. Sự tăng trưởng chắc chắn là đến từ việc như vậy.
Đôi khi thì đội phát triển cũng phải chịu rủi ro cho những dự án lớn. Facebook Lite là một trong những dự án như vậy. Facebook Lite không phải là đòn tấn công nhắm vào Twitter hay bất kỳ đối thủ nào. Đó là một phiên bản rút gọn của Facebook khiến trang này hoạt động nhanh hơn. Tốc độ duyệt web chậm làm người dùng dễ mệt mỏi.
Google đã cho mọi người trong giới công nghệ thấy mức quan trọng của tốc độ duyệt web trong trải nghiệm của người dùng và trong việc tăng lượng người sử dụng.
Amazon đã tiết lộ rằng tốc độ duyệt web chậm đi 100ms là họ lại mất đi $1 triệu doanh thu mỗi ngày. Facebook cần phải đủ nhanh để có thể phát triển ở những vùng mà tốc độ internet không thể đạt được mức độ như của chúng ta.
Vì vậy một nhóm nhỏ các kỹ sư đã nhốt mình trong một phòng họp suốt 4 tuần và xây dựng phiên bản Facebook Lite và phát hành nó tại Ấn Độ. Sản phẩm cuối cùng bị hủy bỏ nhưng nó đã phục vụ đúng mục đích của nó tại thời điểm đó và thể hiện quan điểm rằng tốc độ duyệt web là một ưu tiên trong quá trình phát triển tương đương với vấn đề kỹ thuật khác.
Cựu nhân viên Facebook, Andy Johns, đã giải thích như sau:
Câu hỏi này cho thấy người hỏi muốn được biết những quyết định chiến lược cụ thể. Tôi cũng rất muốn chia sẻ mọi người về những kế hoạch đó một cách cụ thể bởi sự hấp dẫn và sự thu hút mà bất kỳ ai cũng sẽ thấy giá trị của nó, nhưng tôi vẫn bị pháp luật ràng buộc và không thể tiết lộ những bí mật của công ty, do đó tôi sẽ chỉ nói chi tiết đến mức độ mà tôi được phép.
Điều đó về cơ bản nghĩa là tôi sẽ không chia sẻ bất kỳ số liệu và không bình luận bất kỳ điều gì mà công chúng không thể nhận thấy. Đồng thời, danh sách của các giải pháp tối ưu hóa cũng quá dài cho bất kỳ ai có thể nhớ hết. Tôi cũng không chính thức làm việc với phần lớn các giải pháp đó nhưng vẫn hiểu được một số điều nhờ mối quan hệ thân quen với những người làm việc trực tiếp với chúng.
Có một vài loại “quyết định” khác nhau. Có những quyết định liên quan đến thủ thuật, có những quyết định liên quan đến chiến lược, có những quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, và có những quyết định liên quan đến các ưu tiên và văn hóa. Đội phát triển tham gia vào mọi loại quyết định và tất cả chúng đều cực kỳ quan trọng với đội phát triển.
Các thủ thuật
Có rất nhiều thủ thuật để kể nhưng hầu hết chúng đều có thể quy về Internet Marketing 101: kiểm tra, tối ưu hóa, rửa sạch, và lặp lại. Nếu bạn muốn một danh sách các phương thức để kiểm tra và tối ưu hóa hàng loạt các bộ phận của một sản phẩm hay kênh giới thiệu, vậy hãy đọc câu trả lời của tôi tại What are some top strategies for conversation optimization? (tạm dịch: Đâu là những chiến lược tốt nhất cho tối ưu hóa giao tiếp?)
Bạn có thể đảm bảo là những chiến lược này đều được áp dụng vào trong các bộ phận khác nhau của sản phẩm từ Facebook. Nhưng tôi không thể chia sẻ với các bạn thông tin cụ thể được. Và tôi cũng không thể nói quá sâu và phức tạp về cách mà cả đội chúng tôi đã đồng bộ các bộ phận của sản phẩm khiến cho sự tăng trưởng người dùng trở thành hiện thực. Tôi cũng không muốn chia sẻ một số thủ thuật vì nó thật sự quá hiệu quả.
Tuyển dụng
Quyết định tuyển dụng một đội ngũ làm việc để tạo ra sự tăng trưởng cho công ty là quyết định quan trọng nhất tại thời điểm đó.
Lãnh đạo đội ngũ này là Chamath Palihapitiva:
Ông là người giỏi nhất mà tôi từng làm việc cùng. Ông cực kỳ giỏi chiến thuật, hướng tới thành công một cách nghiêm túc, có tài năng lãnh đạo và truyền cảm hứng bẩm sinh, luôn chủ động và không ngại ngần trước việc chấp nhận rủi ro, và hiểu rõ các công nghệ dịch vụ khách hàng. Ông là xương sống cả của đội ngũ phát triển và điều đó khiến ông trở thành đầu não chân chính của cả đội với những quyết định cực kỳ sáng suốt.
Tôi còn nhớ vào tuần làm việc đầu tiên, tôi đã đi ăn trưa với ông để làm quen. Đây là một cách làm quen thân thiện và thoải mái mà những nhân viên mới thường hay làm. Khá là chuẩn mực.
Câu chuyện mà chúng tôi đã nói lại hoàn toàn không phải thế. Tôi nhớ là đã hỏi ông: “Vậy chúng ta đang hướng đến đối tượng người dùng nào? Có yêu cầu gì về nhân khẩu hay địa lý không? Liệu 2 yếu tố này có quan trọng không?”
Ông đã trả lời một cách nghiêm túc rằng: “Đây là lúc chúng ta đang xâm chiếm lãnh thổ vậy nên chúng ta sẽ lấy tất cả những vùng đất mà chúng ta có thể”. Hay nói một cách khác, đừng hỏi một câu hỏi ngu ngốc như vậy lần sau. Hãy để cả thế giới dùng Facebook. Rất rõ rồi, phải không? Tôi biết là tôi đã có thiện cảm với ông ngay từ lần đầu gặp mặt.
Sau đó, ông tuyển thêm một số người khác vào trong đội ngũ như Blake Ross, Alex Schultz, Javier Olivan và một vài người rất giỏi khác với những kỹ năng trong thu hút thị trường (SEO, PPC, email, kiểm tra a/b, bán hàng, xây dựng sự kết nối) đến những vấn đề kỹ thuật phức tạp như kỹ sư, nhà thiết kế, và các nhà nghiên cứu dữ liệu.
Javier Olivan phụ trách việc xây dựng và mở rộng quy mô của mảng quốc tế trong đội ngũ. Ông đã giúp xây dựng nên đội ngũ quốc tế hóa bao gồm những kỹ sư, người xây dựng ứng dụng chuyển ngữ cho phép người dùng Facebook chuyển ngữ Facebook theo ngôn ngữ của chính họ và giúp đỡ chúng tôi.
Có thể đòn bẩy mạnh nhất đưa số lượng người sử dụng của Facebook lên mốc 500 triệu và nhiều hơn nữa là việc phát triển trang web để có thể hiển thị dưới bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Sử dụng ngôn ngữ địa phương là “sự cân bằng tuyệt vời”.
Việc đó đã khiến Facebook trở thành một nền tảng có khả năng hỗ trợ tất cả mọi người trên thế giới. Tôi tin là hiện nay Facebook đã có thể hiển thị dưới 80 ngôn ngữ khác nhau. Điều này trở thành hiện thực nhờ và các kỹ sư trong đội phát triển đã xây dựng một công cụ cho phép trang web được dịch bởi nhiều người dùng và chúng tôi chỉ cần tổng hợp lại. Sự tăng trưởng xảy ra không nhờ vào việc tuyển dụng 10 người ở mỗi nước và đặt họ ở 20 nước quan trọng nhất và đợi chờ họ làm việc. Sự tăng trưởng là nhờ vào hệ thống kỹ thuật và sự giúp đỡ từ chính người sử dụng sản phẩm.
Chiến lược
Bạn có thể xây dựng chiến lược theo nhiều cách. Một cách trong đó là nghĩ về cách chúng ta hình dung phễu tăng trưởng và điều đó sẽ hình thành bản đồ tăng trưởng như thế nào. Lấy ví dụ, bạn có thể cho là quá trình tăng trưởng được chia làm nhiều câu hỏi cơ bản như sau:
Làm thế nào để tăng tốc độ thâu tóm hay để nhiều người đăng ký hơn?
Tôi có thể làm gì để để càng nhiều người dùng càng tốt active tài khoản của họ trong “N” ngày đầu?
Có những động cơ nào để tiếp cận người dùng tiềm năng, giữ họ lại và làm thế nào để tôi có thể thực hiện được điều đó?
Làm thế nào để những người đã ngừng sử dụng quay lại và hồi sinh họ lại?
Từ những câu hỏi đó bạn có thể bước lên con đường tìm kiếm các sản phẩm có thể ảnh hưởng tới những thông số cụ thể (vd: sản phẩm nào giúp tăng lượng người sử dụng?) và sau đó tìm cách để hoặc là tối ưu hóa các sản phẩm đó để tạo ra giá trị lớn hơn hoặc là xây dựng những sản phẩm mới để tăng lượng người dùng. Lấy ví dụ, dưới đây là một danh sách những thứ có thể trở thành một phần biểu đồ trên:
- Lời mời
- Sử dụng danh bạ có sẵn, gửi lời mời tới những người trong danh bạ
- Tỉ lệ open/click của các thư mời
- Tỉ lệ các cuộc nói chuyển của người dùng sau khi gửi lời mời
- Thiết kế màn hình trang chủ sau khi đăng xuất và làm thế nào để kích thích người dùng đăng ký
- Các bước của việc đăng ký
- Kiểm tra account sau khi đăng ký
Sau đó bạn có thể thử và xếp các kênh giúp tăng lượng người sử dụng hiện giờ với các kênh mới. Hãy coi việc tăng lượng người dùng như một tấm bảng đồ thị stacked line. Bạn sẽ muốn chồng thêm nhiều dòng lên đồ thị sẵn có hơn bởi vì mỗi một lần chống lên đều đại diện cho việc có thêm một nguồn tăng lượng người dùng mới. Ví dụ:
- Tiếp thị liên kết
- Tìm kiếm trả tiền qua Adwords và/hay Facebook ads
- Mua lại các nền tảng quảng cáo trên di động như Flurry và MdotM
Chiến lược cũng có thể tồn tại dưới dạng như việc mua lại công ty hay hợp tác chiến lược. Vào tháng 2 năm 2010, Facebook đã mua lại một công ty tên Octazen. Đây là một bước đi sáng suốt được tư vấn bởi những người trong đội phát triển lượng người dùng bởi Octazen được biết đến bởi sở hữu một danh sách các dịch vụ chuyển danh bạ. Một tỉ lệ lớn những người dùng Facebook có danh bạ đặt trong các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử như GMX. Không phải ai cũng dùng Hotmail, Gmail hay Yahoo Mail.
Hãy nhìn vào danh sách các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử LinkedIn hỗ trợ việc chuyển danh bạ.
Giúp người dùng có thể chuyển toàn bộ liên lạc của họ khiến những công ty như Facebook và LinkedIn có được dữ liệu họ cần để đơn giản hóa việc gợi ý bạn bè/liên lạc cho người dùng của họ và kết nối bạn với những người bạn biết. Rất nhiều các dịch vụ truyền thông đại chúng cho phép việc chuyển liên lạc vào dịch vụ. Nhưng bao nhiêu trong số đó hỗ trợ việc chuyển danh bạ từ bất cứ dịch vụ thư điện tử nào trên thế giới chứ? Tại thời điểm này tôi chỉ biết đến 2 công ty: Facebook và LinkedIn.
Việc hợp tác cũng được tư vấn bởi đội phát triển. Đôi khi việc này liên quan đến việc tấn công những công ty quốc tế để mở rộng sự phát triển ra ngoài nước Mỹ. Vào tháng mười năm 2010, Facebook hợp tác với Yandex để cung cấp những status update của Facebook cho Yandex. Hệ thống tìm kiếm lớn nhất nước Nga hiện đang bán các sản phẩm Facebook ở ngay những nơi dễ thấy trên giao diện của họ. Sự tăng trưởng chắc chắn là đến từ việc như vậy.
Đôi khi thì đội phát triển cũng phải chịu rủi ro cho những dự án lớn. Facebook Lite là một trong những dự án như vậy. Facebook Lite không phải là đòn tấn công nhắm vào Twitter hay bất kỳ đối thủ nào. Đó là một phiên bản rút gọn của Facebook khiến trang này hoạt động nhanh hơn. Tốc độ duyệt web chậm làm người dùng dễ mệt mỏi.
Google đã cho mọi người trong giới công nghệ thấy mức quan trọng của tốc độ duyệt web trong trải nghiệm của người dùng và trong việc tăng lượng người sử dụng.
Amazon đã tiết lộ rằng tốc độ duyệt web chậm đi 100ms là họ lại mất đi $1 triệu doanh thu mỗi ngày. Facebook cần phải đủ nhanh để có thể phát triển ở những vùng mà tốc độ internet không thể đạt được mức độ như của chúng ta.
Vì vậy một nhóm nhỏ các kỹ sư đã nhốt mình trong một phòng họp suốt 4 tuần và xây dựng phiên bản Facebook Lite và phát hành nó tại Ấn Độ. Sản phẩm cuối cùng bị hủy bỏ nhưng nó đã phục vụ đúng mục đích của nó tại thời điểm đó và thể hiện quan điểm rằng tốc độ duyệt web là một ưu tiên trong quá trình phát triển tương đương với vấn đề kỹ thuật khác.
Theo Người đưa tin
-
1 giờ trướcTrứng gà và trứng cút là hai loại trứng được nhiều người yêu thích, vậy trứng gà hay trứng cút bổ dưỡng hơn?
-
2 giờ trướcXuất hiện sau những cơn mưa rào, ở nơi khe núi còn đọng nước, dún đá được người dân Ninh Bình “săn lùng” về làm nguyên liệu chế biến món ăn.
-
2 giờ trướcMới đây khoa Liên Chuyên khoa của bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận và lấy dị vật xiên que đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái.
-
3 giờ trướcSách bò nhìn bẩn nhưng lại là một trong những bộ phận ngon và bổ dưỡng nhất trong các nội tạng con bò.
-
4 giờ trướcVào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu ở Việt Nam thường bày bán một loại hồng có phần ruột như chocolate với giá lên đến hơn 1 triệu đồng/kg.
-
6 giờ trướcNhững củ khoai tây mọc mầm, có màu xanh, vị đắng dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc, thậm chí tử vong.
-
7 giờ trướcMột nam du khách 61 tuổi bất ngờ bị cá mập cắn đứt chân khi đang lướt sóng ở ngoài khơi công viên bãi biển Waiehu (Maiu, Hawaii).
-
8 giờ trướcMới đây, một quán cà phê ở Quảng Đông gây xôn xao dư luận khi công bố loại cà phê mới được phục vụ kèm thịt gà hấp rau mùi.
-
9 giờ trướcNgười Chăm ở An Giang chỉ sử dụng thịt bò do người Chăm bán. Còn nước dùng cho món phở được ninh từ nhiều loại xương, nêm nếm thêm đường phèn và nhiều loại gia vị, thảo mộc.
-
22 giờ trướcChủ nhà bức xúc vì người thuê lén chuyển đi trong đêm sau khi nhận "tối hậu thư" về khoản nợ tiền thuê nhà 6.800 SGD (gần 130 triệu đồng).
-
1 ngày trướcNgày Lập đông đánh dấu sự chuyển dịch của thiên nhiên từ mùa thu sang mùa đông; vậy Lập đông năm 2024 rơi vàongày nào, thứ mấy?
-
1 ngày trướcDù là quốc gia không giáp biển nhưng xứ triệu voi luôn thu hút du khách bởi những thác nước tuyệt đẹp, trong đó không thể không nhắc tới Tad Fane.
-
1 ngày trướcNhiều người đồn thổi uống nước mía vắt chanh chữa ung thư, vậy thực hư thế nào?
-
1 ngày trướcNho “trái tim mùa thu” là dòng nho nổi tiếng của Nhật Bản và khá đắt đỏ. Nhưng nay loại nho “quý tộc” này từ Trung Quốc tràn sang chợ Việt với giá rẻ bất ngờ.
-
1 ngày trướcMột nghiên cứu với hơn 21.000 người trên 40 tuổi phát hiện ra mối liên hệ giữa cà phê và mỡ máu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào giới tính.
-
1 ngày trướcSau bữa ăn, cô gái thấy đau bụng ngày càng trầm trọng, trán toát mồ hôi lạnh nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
-
1 ngày trướcMới đây, một dòng hải lưu xanh neon rực rỡ bất ngờ xuất hiện ngoài khơi bờ biển California khiến nhiều du khách thích thú.
-
1 ngày trướcTrong căn bếp nhỏ của gia đình anh Jens thường xuất hiện các món ăn Việt Nam như phở, thịt kho, bún cá,…
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
8 ngày trước