Lời tâm sự của những người hiến xác
"Con người ta cát bụi, chết rồi cũng trở về với cát bụi. Lúc sống đã cống hiến hết mình, khi mất đi cũng cố gắng làm việc gì có ý nghĩa cho xã hội”, một người hiến xác chia sẻ.
Ngồi ở phòng nhận hiến thi hài của Trường Đại học Y dược TP HCM, chứng kiến biết bao con người với những hoàn cảnh khác nhau đến đăng ký hiến mình cho khoa học, chúng tôi mới thấm thía được sự lan tỏa của lòng tốt khắp cộng đồng.
Mong ước của những người cha
17h, khi chị Kha, nhân viên phòng nhận hiến thi hài sắp sửa đóng cửa để về, có tiếng gõ nhẹ, một người chống nạng bước vào. Khó nhọc đặt nạng xuống thành ghế, cụ Mai Lăng Vân (ngụ quận 7) hỏi về thủ tục đăng ký hiến thi hài sau khi mất đi.
Cụ cho biết, năm nay đã ngót nghét 80 tuổi. Trước đây sống ở Hà Nội nhưng từ năm 2010, khi mắc bệnh tai biến cụ đã chuyển hẳn vào Sài Gòn để ở và chữa bệnh. “Hà Nội lạnh lắm, cái chân luôn đau nhức và hành hạ tôi hằng đêm,vào Sài Gòn thời tiết ổn định nên sức khỏe khá hơn”, cụ nói.
Cụ Vân kể, biết thông tin hiến thi hài qua một người bạn nằm cùng phòng ở bệnh viện nên đến đây tìm hiểu thêm. Cụ vẫn giấu hai con trai và con dâu, tự mình bắt xe buýt đến Đại học Y dược.
Theo cô Sao Mai, giảng viên bộ môn Giải phẫu học, đến đăng ký hiến thi hài gồm nhiều tầng lớp như công an, bộ đội, học sinh, sinh viên, cán bộ lão thành cách mạng… ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhất là những người trên 60 tuổi đến đăng ký rất đông, họ đều mong muốn làm việc có ý nghĩa khi chết đi.
Ông Phan Văn Tuấn năm nay đã gần 70 tuổi, đi xe máy từ Long Thành (Đồng Nai) lên Đại học Y dược TP HCM để đăng ký. Ông cho biết, quen một người làm bên ngành Y và có kể về chuyện hiến thi hài. Việc hiến thi hài trên thế giới có từ lâu, ở Việt Nam mới có vài chục năm trở lại đây. Sau khi mất đi, thi thể của mình sẽ được sử dụng để các y bác sĩ, các sinh viên y khoa nghiên cứu khoa học và nâng cao tay nghề.
Khi ngỏ lời với con trai cả về việc đăng ký hiến thi hài, thì người này một mực phản đối và cho rằng không hợp với thuần phong mỹ tục. “Tôi đã kiên quyết rồi, con nó có phản đối nữa cũng kệ, tôi sẽ từ từ giảng giải cho nó hiểu. Nếu sau khi mình mất đi mà vẫn làm được những việc tốt cho người khác thì đó là điều nên làm", ông nói.
Có mặt trong phòng nhận hiến thi hài từ sớm, ông Nguyễn Kỳ Hinh (74 tuổi) kể, ông bắt xe khách từ huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đến TP HCM từ sáng hôm qua, ở nhờ nhà người bạn nên giờ mới đến đây đăng kí.
Ông tâm sự: “Cuộc đời ngắn lắm, nên những việc muốn làm thì phải làm ngay lúc còn sống. Giờ già cả rồi, không biết mấy lúc nữa về với ông bà, tổ tiên, ước nguyện cuối cùng của đời tôi là được hiến xác cho nền Y học Việt Nam, để nhắc nhở con cháu không được sống ích kỷ và phải luôn luôn vì người khác”.
Vận động người khác hiến thi hài
Nhiều người sau khi đăng ký hiến hiến thi hài đã tiếp tục cần mẫn và lặng lẽ động viên những người thân của họ cùng tham gia. Bởi họ hiểu được rằng, những điều tốt đẹp cần được nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.
“Vợ tôi hiện tại mắc bệnh ung thư đã 10 năm và vẫn đang điều trị ngoài Hà Nội, tôi đã bàn bạc qua và bà ấy cũng đồng ý là trong thời gian sắp tới sẽ chuyển hẳn vào TP HCM, đến đây đăng ký hiến thi hài giống tôi. Tôi cũng sẽ động viên các bạn đang điều trị cùng ở Bệnh viện Thống Nhất. Hiến xác mình cho khoa học là một việc làm cao đẹp. Con người ta cát bụi, chết đi rồi cũng trở về với cát bụi. Lúc sống đã cống hiến hết mình, khi mất đi cũng cố gắng làm việc gì có ý nghĩa nhất cho xã hội”, cụ Vân tâm sự.
Hai vợ chồng ông Hoàng Văn Hùng (65 tuổi) và bà Võ Thị Bạch (62 tuổi, quận Gò Vấp) chở nhau đến đăng ký với khuôn mặt hồ hởi. Ông Hùng kể: Tôi biết thông tin này đã lâu nhưng bận bịu công việc quá giờ mới chở bà nhà đến đăng ký. Hai vợ chồng cũng già rồi, chỉ muốn làm việc tốt để con cháu noi theo. Việc hiến xác không có gì lo lắng cả. Nhiều người sợ hãi nên không dám đến đăng ký. Tôi và vợ tôi đã từ từ thuyết phục được con cháu trong nhà. Ít hôm nữa, tụi nó cũng sẽ dắt nhau đến đây làm thủ tục xin được hiến xác.”
Ông Nguyễn An Chánh (quê gốc Quảng Trị, ngụ quận 8) chia sẻ: “Con trai ông làm bên Đoàn Thanh niên, sau khi nghe ông kể chuyện đi hiến thi hài đã ủng hộ và sắp tới nó sẽ kêu gọi các đoàn viên đến Đại học Y dược TP HCM đăng ký”.
Chính nhờ những người như cụ Vân, ông Hùng, bà Bạch, ông Chánh mà số lượng người đăng ký hiến thi hài ngày một đông.
GS. TS Lê Văn Cường, Trưởng bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y dược TP HCM cho biết: “Năm 1993, bộ môn Giải phẫu nhận được lá đơn tự nguyện hiến thi hài đầu tiên cho đến nay số lượng đăng kí là 23.650 người đến đăng ký (tính đến ngày 8/1/2015). Số lượng thi thể đã nhận là 635 người, trong đó số thi thể đã và đang sử dụng cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học là 503. Với lòng kính yêu và trân trọng sâu sắc đến những người tham gia đăng ký hiến xác, hàng năm nhà trường đều tổ chức lễ tri ân Macchabee vào tháng Chạp âm lịch. Năm nay lễ tri ân những người hiến thân cho khoa học sẽ được tổ chức vào ngày 4/2 dương lịch.”
Mong ước của những người cha
17h, khi chị Kha, nhân viên phòng nhận hiến thi hài sắp sửa đóng cửa để về, có tiếng gõ nhẹ, một người chống nạng bước vào. Khó nhọc đặt nạng xuống thành ghế, cụ Mai Lăng Vân (ngụ quận 7) hỏi về thủ tục đăng ký hiến thi hài sau khi mất đi.
Người thân và các y bác sĩ nghiêng mình trước những thi thể hiến thân
cho khoa học tại lễ tri ân, tổ chức vào ngày 4/2.
cho khoa học tại lễ tri ân, tổ chức vào ngày 4/2.
Cụ cho biết, năm nay đã ngót nghét 80 tuổi. Trước đây sống ở Hà Nội nhưng từ năm 2010, khi mắc bệnh tai biến cụ đã chuyển hẳn vào Sài Gòn để ở và chữa bệnh. “Hà Nội lạnh lắm, cái chân luôn đau nhức và hành hạ tôi hằng đêm,vào Sài Gòn thời tiết ổn định nên sức khỏe khá hơn”, cụ nói.
Cụ Vân kể, biết thông tin hiến thi hài qua một người bạn nằm cùng phòng ở bệnh viện nên đến đây tìm hiểu thêm. Cụ vẫn giấu hai con trai và con dâu, tự mình bắt xe buýt đến Đại học Y dược.
Theo cô Sao Mai, giảng viên bộ môn Giải phẫu học, đến đăng ký hiến thi hài gồm nhiều tầng lớp như công an, bộ đội, học sinh, sinh viên, cán bộ lão thành cách mạng… ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhất là những người trên 60 tuổi đến đăng ký rất đông, họ đều mong muốn làm việc có ý nghĩa khi chết đi.
Ông Phan Văn Tuấn năm nay đã gần 70 tuổi, đi xe máy từ Long Thành (Đồng Nai) lên Đại học Y dược TP HCM để đăng ký. Ông cho biết, quen một người làm bên ngành Y và có kể về chuyện hiến thi hài. Việc hiến thi hài trên thế giới có từ lâu, ở Việt Nam mới có vài chục năm trở lại đây. Sau khi mất đi, thi thể của mình sẽ được sử dụng để các y bác sĩ, các sinh viên y khoa nghiên cứu khoa học và nâng cao tay nghề.
Khi ngỏ lời với con trai cả về việc đăng ký hiến thi hài, thì người này một mực phản đối và cho rằng không hợp với thuần phong mỹ tục. “Tôi đã kiên quyết rồi, con nó có phản đối nữa cũng kệ, tôi sẽ từ từ giảng giải cho nó hiểu. Nếu sau khi mình mất đi mà vẫn làm được những việc tốt cho người khác thì đó là điều nên làm", ông nói.
Có mặt trong phòng nhận hiến thi hài từ sớm, ông Nguyễn Kỳ Hinh (74 tuổi) kể, ông bắt xe khách từ huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đến TP HCM từ sáng hôm qua, ở nhờ nhà người bạn nên giờ mới đến đây đăng kí.
Cụ Vân một mình bắt xe bus đến đăng kí hiến thi hài.
Ông tâm sự: “Cuộc đời ngắn lắm, nên những việc muốn làm thì phải làm ngay lúc còn sống. Giờ già cả rồi, không biết mấy lúc nữa về với ông bà, tổ tiên, ước nguyện cuối cùng của đời tôi là được hiến xác cho nền Y học Việt Nam, để nhắc nhở con cháu không được sống ích kỷ và phải luôn luôn vì người khác”.
Vận động người khác hiến thi hài
Nhiều người sau khi đăng ký hiến hiến thi hài đã tiếp tục cần mẫn và lặng lẽ động viên những người thân của họ cùng tham gia. Bởi họ hiểu được rằng, những điều tốt đẹp cần được nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.
“Vợ tôi hiện tại mắc bệnh ung thư đã 10 năm và vẫn đang điều trị ngoài Hà Nội, tôi đã bàn bạc qua và bà ấy cũng đồng ý là trong thời gian sắp tới sẽ chuyển hẳn vào TP HCM, đến đây đăng ký hiến thi hài giống tôi. Tôi cũng sẽ động viên các bạn đang điều trị cùng ở Bệnh viện Thống Nhất. Hiến xác mình cho khoa học là một việc làm cao đẹp. Con người ta cát bụi, chết đi rồi cũng trở về với cát bụi. Lúc sống đã cống hiến hết mình, khi mất đi cũng cố gắng làm việc gì có ý nghĩa nhất cho xã hội”, cụ Vân tâm sự.
Hai vợ chồng ông Hoàng Văn Hùng (65 tuổi) và bà Võ Thị Bạch (62 tuổi, quận Gò Vấp) chở nhau đến đăng ký với khuôn mặt hồ hởi. Ông Hùng kể: Tôi biết thông tin này đã lâu nhưng bận bịu công việc quá giờ mới chở bà nhà đến đăng ký. Hai vợ chồng cũng già rồi, chỉ muốn làm việc tốt để con cháu noi theo. Việc hiến xác không có gì lo lắng cả. Nhiều người sợ hãi nên không dám đến đăng ký. Tôi và vợ tôi đã từ từ thuyết phục được con cháu trong nhà. Ít hôm nữa, tụi nó cũng sẽ dắt nhau đến đây làm thủ tục xin được hiến xác.”
Hai vợ chồng ông Chánh đến tìm hiểu để đăng ký hiến thi hài.
Ông Nguyễn An Chánh (quê gốc Quảng Trị, ngụ quận 8) chia sẻ: “Con trai ông làm bên Đoàn Thanh niên, sau khi nghe ông kể chuyện đi hiến thi hài đã ủng hộ và sắp tới nó sẽ kêu gọi các đoàn viên đến Đại học Y dược TP HCM đăng ký”.
Chính nhờ những người như cụ Vân, ông Hùng, bà Bạch, ông Chánh mà số lượng người đăng ký hiến thi hài ngày một đông.
GS. TS Lê Văn Cường, Trưởng bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y dược TP HCM cho biết: “Năm 1993, bộ môn Giải phẫu nhận được lá đơn tự nguyện hiến thi hài đầu tiên cho đến nay số lượng đăng kí là 23.650 người đến đăng ký (tính đến ngày 8/1/2015). Số lượng thi thể đã nhận là 635 người, trong đó số thi thể đã và đang sử dụng cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học là 503. Với lòng kính yêu và trân trọng sâu sắc đến những người tham gia đăng ký hiến xác, hàng năm nhà trường đều tổ chức lễ tri ân Macchabee vào tháng Chạp âm lịch. Năm nay lễ tri ân những người hiến thân cho khoa học sẽ được tổ chức vào ngày 4/2 dương lịch.”
Theo Công An Tp.HCM
-
18 phút trướcTại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng công ty định giá tài sản trong vụ án đã định giá chưa chính xác. Chỉ cần 10% tài sản là bất động sản đã thu được 500 ngàn tỷ đồng.
-
24 phút trướcTại Quảng Bình, mưa lớn đã khiến nước ở các sông, suối dâng cao, gây ngập úng nhiều nơi. Chiều nay, trong lúc cứu em học sinh tại vùng nước ngập, một người đàn ông đã không may bị nước cuốn mất tích.
-
31 phút trướcBà chủ hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu móc nối với 1 ca sĩ để chạy tại ngoại cho 1 bị can trong vụ án kinh tế nhưng kết cuộc là bị lừa đảo.
-
4 giờ trước20 học sinh trường mầm non xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
-
4 giờ trước"Chưa bao giờ tôi gọi điện mà con không nghe máy. Nhưng hôm đó gọi mấy cuộc con cũng không nghe, tôi xuống nhà ngồi ở cửa chờ, nhưng không thấy con về..."- bà Nguyễn Thị Phượng - mẹ Q. bật khóc.
-
6 giờ trướcĐược tòa đồng ý cho tiếp xúc theo yêu cầu của luật sư, vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan mừng mừng, tủi tủi ôm chầm lấy nhau sau hơn 2 năm bị tạm giam không được gặp gỡ.
-
6 giờ trướcLực lượng công an ở Nghệ An vừa bắt giữ nam thanh niên đột nhập vào tiệm vàng, trộm cắp tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng.
-
7 giờ trướcCơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự 10 đối tượng để điều tra vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) làm 1 cô gái tử vong.
-
10 giờ trướcKhẳng định không kêu oan, bị cáo Trương Mỹ Lan xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt và mong nhận lại được các tài sản gồm tòa biệt thự cổ, 2 du thuyền và nhiều căn nhà trên phố Nguyễn Huệ.
-
10 giờ trướcSau vụ tai nạn khiến 1 người đang dừng chờ đèn đỏ tử vong, nhiều người bày tỏ mong muốn lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt để xử lý dứt điểm nạn "quái xế" gây náo loạn đường phố.
-
11 giờ trướcDự báo thời tiết 5/11/2024, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời rét đậm, vùng núi có nơi dưới 15 độ.
-
11 giờ trướcMột số đoạn tường nối với hàng rào bị sập do cây đổ sau bão và trở thành nơi chứa rác. Cảnh ngổn ngang, xơ xác hiện lên khắp nơi bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô.
-
11 giờ trướcMột ngôi nhà 3 tầng ở đường Quang Trung (phường Quang Trung, Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ đổ sập. Nguyên nhân ban đầu được xác định do hàng xóm đào móng xây nhà.
-
12 giờ trướcLiên quan vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Dự án Khu đô thị biển Phan Thiết", CQĐT kê biên rất nhiều bất động sản.
-
12 giờ trướcCơn mưa lớn kéo dài từ khoảng 3h sáng 5/11 đã khiến nước ngập nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng.
-
23 giờ trướcTheo quan điểm của luật sư, vụ việc nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy với tốc độ cao, bấm còi inh ỏi... trên phố Hà Nội, gây tai nạn khiến người đi đường tử vong có dấu hiệu của hành vi đua xe và tổ chức đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.
-
1 ngày trướcMới đây, trên mạng xã hội lan truyền clip tài xế xe buýt ở TPHCM vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại. Ngay khi nhận thông tin, cảnh sát giao thông đã vào cuộc xử lý.
-
1 ngày trướcCơ quan công an tại Đắk Lắk đang xác minh thông tin một nữ shipper bị nam thanh niên đánh đấm túi bụi, cầm rựa dọa chém gây bức xúc dư luận.
-
1 ngày trướcThế Anh, Bình hẹn nhau đến quán karaoke Bình Minh Nhớ ở Hà Nội mua ma tuý để sử dụng. Mỗi người sử dụng 1 viên ma tuý, viên còn lại nghiền ra cho vào cốc bia để cho Ch. uống.
-
1 ngày trướcNhờ sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng và lực lượng công an, một phụ nữ ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) thoát khỏi bẫy lừa đảo của kẻ gian, suýt mất 380 triệu đồng.
Tin tức mới nhất
-
28 phút trước
-
28 phút trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
9 ngày trước
-