Lý do tuyệt vời để duy trì "chuyện ấy" thường xuyên hơn

Làm "chuyện ấy" ngoài thời gian rụng trứng cũng có tác dụng làm thay đổi hệ thống miễn dịch, tăng khả năng sinh sản.

Chúng ta vẫn tin rằng, chỉ có quan hệ tình dục trong thời gian rụng trứng mới có tác dụng tăng khả năng miễn dịch và giúp tối ưu khả năng thụ thai của một cặp vợ chồng. Nhưng một nghiên cứu mới đã tìm ra minh chứng ngược lại. Đó là, người phụ nữ có thể có cơ hội tăng khả năng sinh sản nếu có quan hệ tình dục vào bất kể thời gian nào trong tháng.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Indiana phát hiện ra rằng quan hệ tình dục, ngay cả khi không rơi vào những ngày rụng trứng cũng có thể tạo ra những thay đổi sinh lý trong cơ thể của một người phụ nữ giúp cô ấy có khả năng sinh sản cao hơn.

Theo tác giả của cuộc nghiên cứu, Tiến sĩ Tierney Lorenz, một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Viện Kinsey thuộc Đại học Indiana, thì: "Khuyến nghị chung dành cho những cặp đôi đang cố gắng để có con là hãy giao hợp thường xuyên, ngay cả trong khoảng thời gian không phải kì rụng trứng. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy làm "chuyện ấy" thường xuyên có thể thúc đẩy loại miễn dịch hỗ trợ thụ thai".

lợi ích của chuyện ấy
Làm "chuyện ấy" ngoài thời gian rụng trứng cũng có tác dụng làm thay đổi
hệ thống miễn dịch, tăng khả năng sinh sản. Ảnh minh họa


Nghiên cứu này được thực hiện trên những chu kì kinh nguyệt của 30 phụ nữ khỏe mạnh. Một nửa trong số họ có quan hệ tình dục thường xuyên trong khi những người còn lại thì không. Những phát hiện đầu tiên cho thấy phụ nữ sinh hoạt tình dục thường xuyên có sự thay đổi lớn trong các tế bào T và các protein tế bào T sử dụng. Sau đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nồng độ của kháng thể, hoặc các globulin miễn dịch, cũng khác nhau giữa hai nhóm phụ nữ. Hay nhóm hợp chất này có tác dụng giúp tăng khả năng sinh sản và có nhiều ở những phụ nữ có quan hệ tình dục thường xuyên.

Trong khi các tế bào T giúp quản lý các phản ứng miễn dịch của cơ thể, globulin miễn dịch giúp chống lại những "kẻ xâm lược" bên ngoài vào cơ thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tiến sĩ Tierney Lorenz cho biết: "Cơ thể nữ cần phải di chuyển một tiến thoái lưỡng nan khó khăn," Lorenz cho biết trong bản phát hành. "Để bảo vệ bản thân, cơ thể cần để bảo vệ chống lại những "kẻ xâm lược" nước ngoài. Nếu các tế bào miễn dịch cho rằng tinh trùng hoặc bào thai là "kẻ xâm lược" thì quá trình thai kì sẽ không diễn ra. Những thay đổi trong khả năng miễn dịch ở người phụ nữ có thể chống lại vấn đề này".

Các nhà nghiên cứu quan sát  mức độ các tế bào T loại 2 (tế bào xuất hiện trong giai đoạn hoàng thể của chu kì kinh nguyệt - giai đoạn nội mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho việc mang thai) cao hơn ở những phụ nữ có quan hệ tình dục. Đây là loại tế bào T ngăn cản cơ thể từ phát hiện thai nhi và tinh trùng như là "kẻ xâm lược", do đó, khả năng thụ thai có thể xảy ra.

Trong cơ thể những phụ nữ sinh hoạt tình dục, nhóm tế bào T loại 1 - tế bào sản sinh trong giai đoạn nang trứng của chu kỳ kinh nguyệt, khi nang của buồng trứng đang trưởng thành. Tế bào T loại 1 giúp cơ thể tránh khỏi các mối đe dọa bên ngoài.

Tương tự như vậy, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự thay đổi về lượng globulin miễn dịch (cả A và G) ở những người phụ nữ có quan hệ tình dục. Kháng thể immunoglobulin A thường cư trú trong niêm mạc đường sinh dục nữ và có thể ảnh hưởng đến sự thụ tinh, còn kháng thể immunoglobulin G thường được tìm thấy trong máu và giúp người phụ nữ tránh được những bệnh ảnh hưởng tử cung.


Theo Trí Thức Trẻ

Tin tức mới nhất