Nam sinh khoe 10 điểm không cần làm, bí quyết gian lận gây tranh cãi
"Mình không giỏi nhưng bạn mình giỏi" - nam sinh chia sẻ bí kíp giúp đạt điểm tối đa nhưng lại gây tranh cãi dữ dội về vấn đề gian lận thi cử.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh - sinh viên phải chuyển qua hình thức học trực tuyến. Cũng từ đây bao câu chuyện học tập dở khóc dở cười đã được truyền tay nhau trên khắp các group học đường. Từ chuyện vô tình bật nhầm mic hay camera, mạng lag đến các câu chuyện thi cử online.
Nếu như học trực tiếp, các bạn học sinh sẽ phải toát mồ hôi hột mỗi lần kiểm tra vì các giám thị coi thi vô cùng gắt gao. Học sinh không thể quay cóp hay trao đổi bài với các bạn trong lớp được.
Tuy nhiên, khi học online lại khác, không có sự giám sát của giáo viên, hội "nhất quỷ nhì ma" đã vận dụng đủ mọi chiêu trò của mình để gian lận.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều địa phương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. (Ảnh minh họa).
Mới đây, một nam sinh chia sẻ quá trình làm bài thi online của mình với điểm 10 tối đa. Chuyện sẽ không có gì nếu như đây là kết quả thật của bạn học sinh đó bỏ thời gian và công sức ra làm. Thay vào đó, nam sinh này khoe người bạn của mình đã làm hộ toàn bộ. Cậu bạn còn vô cùng tự hảo '"mình không giỏi nhưng bạn mình giỏi".
Sau khi đăng tải bài viết nhanh chóng thu hút sự tương tác lớn của cư dân mạng. Một số bạn học sinh đã tag thêm bạn bè của mình vào nhắn nhủ phải áp dụng cách này cho lần kiểm tra sau.
Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến về việc làm như vậy là gian lận thi cử, ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá, xếp loại học lực thật của học sinh.
Nam sinh khoe được bạn giúp đỡ để hoàn thành bài kiểm tra 15 phút.
Đây cũng là một vấn đề nan giải mà nhiều thầy cô giáo lo lắng trong quá trình dạy và học trực tuyến. Làm thế nào để giám sát học sinh làm bài sao cho chặt chẽ, nghiêm túc để đánh giá công bằng, khách quan? Học sinh có thể trao đổi bài, hỏi bài bạn, kể cả nhờ người người khác làm thay nên rất khó kiểm soát.
Đối với những môn Khoa học tự nhiên, giáo viên có thể cho mỗi học sinh một mã đề với thời gian cố định (15 phút, 45 phút, 50 phút) thì có thể hạn chế được phần nào sự gian lận của học sinh.
Nhưng những môn Khoa học xã hội, để hạn chế học sinh sao chép trên mạng Internet là rất khó vì giáo viên phải kiểm tra kĩ lưỡng từng bài, rất mất thời gian.
Cậu bạn đã giành được điểm tối đa trong lần kiểm tra này nhờ có bạn giúp sức.
Hình thức kiểm tra trực tuyến rất khó kiểm soát gian lận so với việc kiểm tra trực tiếp ở trên lớp. Một số ý kiến cho rằng các trường có thể cho học sinh kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm, thuyết trình, thực hành, ra đề mở, viết bài thu hoạch theo quá trình, làm các sản phẩm, dự án học tập phù hợp.
Cách kiểm tra vấn đáp trực tuyến dễ áp dụng với học sinh phổ thông, bởi tính khách quan, công bằng nhưng lại mất nhiều thời gian. Tuy vậy, hiện tại các bậc học đều tinh giản chương trình nên giáo viên sẽ có thêm thời gian cho việc kiểm tra vấn đáp.
Nếu phải kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, giáo viên có thể yêu cầu học sinh phải mở camera trong suốt quá trình làm bài để giám sát.
Trước đó, hình ảnh đội quân sư giúp nam sinh thi online cũng gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội.
Như vậy, để hạn chế gian lận trong kiểm tra, giáo viên cần phải thay đổi một số hình thức đánh giá xếp loại.
Nhà trường cũng không nên quá chú trọng vào điểm số học sinh, thay vào đó cần hướng đến đánh giá khả năng hiểu bài và mức độ vận dụng kiến thức để làm bài của các em.
Đây cũng là cơ sở để giáo viên căn cứ điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sau khi học sinh đi học trở lại.
Theo Đất Việt
-
37 phút trướcNghe Hải Tú “bắn” tiếng Anh nhiều rồi, giờ cô nàng khoe luôn kỹ năng nói tiếng Pháp cực đỉnh.
-
2 giờ trướcNữ MC Tùng Chi là một trong những gương mặt trẻ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều khán giả khi dẫn chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
-
4 giờ trướcBài tập cho học sinh tiểu học nhưng lại khiến người lớn phải vò đầu bứt tai.
-
5 giờ trướcHoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài và bạn trai tổ chức lễ cưới vào tháng 12 tới, sau khoảng nửa năm yêu nhau.
-
6 giờ trướcGiải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2024 đã chính thức công bố các đề cử.
-
7 giờ trướcChính cầu thủ này cũng bày tỏ mong ước được nhập tịch và khoác áo ĐTQG Indonesia trong thời gian tới.
-
8 giờ trướcDù chồng trấn an, Eilis vẫn không tin mình sẽ qua khỏi: "Cơ thể đang nói với em rằng: Em sắp chết". Cô qua đời oan ức do sự phối hợp chậm trễ của nhân viên y tế.
-
9 giờ trướcHình ảnh khiến nhiều nữ sinh "đứng tim".
-
10 giờ trướcMưu tính lừa đại gia, nữ người mẫu 30 tuổi họ Dương nhận cú trời giáng vì gậy ông đập lưng ông.
-
10 giờ trướcĐây là một trong những từ thường dùng của gen Z đang gây chú ý và khiến nhiều người thắc mắc; “cộng tươi” là gì và tại sao nó lại phổ biến đến vậy?
-
15 giờ trướcThấy hành động của tài xế, một số người lớn tuổi đã ra nói chuyện, thái độ khá gay gắt.
-
1 ngày trướcNữ streamer đình đám chia sẻ khoảnh khắc một mình hậu kết hôn.
-
1 ngày trướcCư dân mạng đang nhiệt tình "đẩy thuyền" cho DJ Wukong và Quyên Qui.
-
1 ngày trướcTan chảy con tim vì khoảnh khắc này…
-
1 ngày trướcHằng Du Mục không khỏi ấm ức khi nhắc lại câu chuyện đầy cảm lạnh giữa cô và Dịch Dương.
-
1 ngày trướcBTV Thu Hà khiến khán giả yêu mến bởi tài năng lẫn nhan sắc xinh đẹp. Để có được sắc vóc như vậy, nữ BTV cũng phải chú ý trong việc siết cân, giữ dáng.
-
1 ngày trướcMàn về đích ấn tượng giúp Lê Tiến Trọng Nghĩa giành vòng nguyệt quế trận tuần 3 và tấm vé chơi trận tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia 25.
Tin tức mới nhất
-
37 phút trước
-
37 phút trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
9 ngày trước
-