Nhọc nhằn nghề làm đèn Trung thu truyền thống
(2Sao) - Đằng sau những chiếc đèn ông sao đầy màu sắc, cả một làng nghề truyền thống đang phải nặng gánh mưu sinh suốt nhiều tháng ròng chỉ để kiếm lại 300 đồng tiền lãi từ mỗi món đồ chơi Trung thu quen thuộc.
Từ bao đời nay, làng Báo Đáp, thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng với nghề làm đèn ông sao truyền thống. Từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, người dân trong làng đã biết làm các loại đồ thủ công đẹp mắt để bày bán tại các phiên chợ ở nhiều tỉnh phía Bắc, từ nông thôn cho đến thị thành.
Có dịp đặt chân tới làng Báo Đáp vào những ngày đầu tháng 8 âm lịch, tôi cảm nhận được không khí Trung thu đã rộn ràng khắp khắp mọi nơi. Từ đầu làng tới từng ngõ xóm, ngay cả các cụ già và những em nhỏ cũng đang tất bật với công việc làm đèn Trung thu để kịp giao hàng cho khách theo đúng tiến độ.
Thế nhưng, mùi tre nứa đặc trưng - một nguyên liệu không thể thiếu trong việc làm nên một chiếc đèn ông sao đã không còn đậm đà như trước. Có vẻ như người dân nơi đây đã ít sản xuất món đồ chơi truyền thống này hơn, mọi thứ vì thế mà được cắt giảm đi đôi phần nên cái gì cũng trở nên khác lạ hẳn.
Nhọc nhằn nghề làm đèn truyền thống
Cách đây có vài năm thôi mà ngôi làng Báo Đáp đã thay đổi khá nhiều. Vẫn là sắc đỏ rực rỡ và lung linh của những chiếc đèn ông sao nổi bật, vẫn là sức sống trường tồn của làng nghề truyền thống ngày nào. Nhưng sao khuôn mặt của các nghệ nhân làm đèn lại chẳng còn tươi tắn như khi trước?
Họ không buồn vì đèn ông sao đang ngày càng "thất thế" trước những món đồ chơi ngoại nhập bắt mắt, mà họ buồn vì làng nghề truyền thống đang dần bị mai một theo thời gian. Người làm đèn chẳng còn xôm tụ như ngày xưa, vì hàng tồn kho từ những năm trước vẫn chất đống đầy nhà mà chẳng tài nào tiêu thụ hết.
Hơn nữa, để làm được một chiếc đèn hoàn chỉnh cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của người lao động.
Thời gian để hoàn thiện một chiếc đèn ông sao cũng khá lâu. Nếu làm quen tay, một ngày cũng chỉ làm được chục chiếc là nhiều.
Thông thường, thời gian làm đèn kéo dài từ giữa tháng 2 cho tới hết tháng 9 dương lịch. Lúc đó, người dân bắt đầu chặt nứa thành nhiều đoạn rồi ngâm nước vôi trong để chống mối mọt. Sau khi ngâm xong thì đem phơi nắng rồi mới chẻ thành nan. Chẻ ra rồi lại phải phân loại xem phần nào để làm nan, phần nào dùng để làm cờ rồi mới ghép và dán giấy màu cho chiếc đèn.
Ngoại trừ giấy bóng kính được nhập từ Hà Nội thì các loại nguyên liệu khác đều do họ tự tay chế tạo hết.
Từng công đoạn một, dù nhỏ đến đâu cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên trì từ những đôi bàn tay khéo léo của dân làng Báo Đáp. Cũng đã nhiều năm, các hộ gia đình trong làng đều chia nhau ra để làm các công đoạn riêng biệt, người thì lên khung, người thì lại dán giấy bóng kính.
"Công việc tuy mệt nhưng mà vui đáo để. Ai cũng tất bật, luôn chân luôn tay để cố gắng hoàn thiện sản phẩm và kịp giao cho khách", cô Lâm - một người thợ làm đèn chia sẻ.
Cứ vào mùa Trung thu hằng năm, người dân làng Báo Đáp lại tất bật với các công đoạn để làm nên những chiếc đèn ông sao đầy màu sắc.
Bác Trùng đã có hơn 50 năm kinh nghiệm làm đèn ông sao, và nay vẫn tiếp tục phát huy món nghề truyền thống do cha ông xưa để lại.
Tuy nhiên, trời lại không chiều lòng người khi mà mùa Trung thu năm ngoái, nhiều hộ gia đình đã bị tồn lại khá nhiều đèn do mưa lớn. Bởi vậy, năm nay có rất nhiều gia đình không tham gia vào công việc "gia truyền" này nữa, hoặc có thì cũng chỉ làm ở số lượng hạn chế.
Đồng thời, sự xâm nhập của những loại đồ chơi Trung Quốc đã khiến mặt hàng truyền thống của Việt Nam trở nên "đuối sức" hơn hẳn. Người dân dù muốn cũng chẳng dám làm nhiều, lãi chẳng được bao nhiêu mà nguy cơ ế ẩm là không thể lường trước được.
Ông Nguyễn Văn Dậu, 74 tuổi (trú tại xóm 4, làng Báo Đáp, Nam Định) tâm sự "Vất vả lắm các cô chú ạ. Giá của loại đèn nhỏ thấp nhất là 2.500 đồng, cao nhất là 3.000 đồng một chiếc, trong đó tiền nguyên liệu đã hết 2.200 đồng rồi. Lời lãi chẳng mấy, nhưng vì gắn bó với nghề lâu rồi nên không dứt ra được. Lãi ít, nhưng tôi vẫn cố gắng làm vừa số lượng thì cũng đủ ăn đủ mặc chứ chẳng mơ đến giàu sang gì đâu".
Dù nghèo khó chứ không chịu bỏ nghề
Những năm trước, cứ đến mùa làm đèn là cả làng lại tấp nập như đang có hội. Nhưng giờ đây, do nhu cầu của thị trường ngày càng đổi thay, phân nửa người dân trong làng đã chuyển sang làm hoa giấy và hoa nhựa. Bởi lẽ, làm nghề này tốn quá nhiều thời gian mà thu nhập lại thấp, nên họ không thể theo đuổi công việc “lấy công làm lãi” nữa.
"Tôi làm đèn tính đến nay cũng ngót nghét 50 năm rồi. Tiếp nối cái nghề của gia đình, nhưng tôi lại coi nó là cái nghiệp của bản thân. Làm đèn vất vả đấy, nhiều khi chẻ tre đến ứa cả máu tay nhưng vì không muốn những chiếc đèn truyền thống bị tụi nhỏ lãng quên nên tôi vẫn cố gắng làm tiếp. Dù có nghèo nhưng tôi nhất quyết sẽ không bỏ nghề, thậm chí còn truyền nghề cho con cháu của mình nữa", bác Vũ Văn Trùng, 57 tuổi khẳng định.
Sát dịp Trung thu, những gian nhà của người dân làng Báo Đáp luôn chật kín đèn ông sao
cùng các loại nguyên vật liệu bắt mắt.
Có lẽ, điều khiến người nghệ nhân phải lưu luyến với chiếc đèn truyền thống không chỉ xuất phát từ tình yêu nghề, mà còn được ảnh hưởng từ những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của chính bản thân họ.
Chẳng biết hình ảnh về ngày hội rước đèn trông trăng trong tiếng trống ếch rộn ràng sẽ còn tồn tại được bao lâu nữa, cũng chẳng dám chắc đám trẻ có còn nhớ về những món đồ chơi quen thuộc mà đầy giản dị như thế hay không...
Nhưng tôi vẫn luôn tin tưởng rằng, Báo Đáp - ngôi làng nổi tiếng với nghề làm đèn thủ công duy nhất miền Bắc sẽ tiếp tục tồn tại với niềm đam mê từ những người nghệ nhân tài hoa và đầy tâm huyết tại xứ Thành Nam.
Những chiếc đèn ông sao ra đời từ làng Báo Đáp, Nam Định.
Có dịp đặt chân tới làng Báo Đáp vào những ngày đầu tháng 8 âm lịch, tôi cảm nhận được không khí Trung thu đã rộn ràng khắp khắp mọi nơi. Từ đầu làng tới từng ngõ xóm, ngay cả các cụ già và những em nhỏ cũng đang tất bật với công việc làm đèn Trung thu để kịp giao hàng cho khách theo đúng tiến độ.
Thế nhưng, mùi tre nứa đặc trưng - một nguyên liệu không thể thiếu trong việc làm nên một chiếc đèn ông sao đã không còn đậm đà như trước. Có vẻ như người dân nơi đây đã ít sản xuất món đồ chơi truyền thống này hơn, mọi thứ vì thế mà được cắt giảm đi đôi phần nên cái gì cũng trở nên khác lạ hẳn.
Nhọc nhằn nghề làm đèn truyền thống
Cách đây có vài năm thôi mà ngôi làng Báo Đáp đã thay đổi khá nhiều. Vẫn là sắc đỏ rực rỡ và lung linh của những chiếc đèn ông sao nổi bật, vẫn là sức sống trường tồn của làng nghề truyền thống ngày nào. Nhưng sao khuôn mặt của các nghệ nhân làm đèn lại chẳng còn tươi tắn như khi trước?
Họ không buồn vì đèn ông sao đang ngày càng "thất thế" trước những món đồ chơi ngoại nhập bắt mắt, mà họ buồn vì làng nghề truyền thống đang dần bị mai một theo thời gian. Người làm đèn chẳng còn xôm tụ như ngày xưa, vì hàng tồn kho từ những năm trước vẫn chất đống đầy nhà mà chẳng tài nào tiêu thụ hết.
Hơn nữa, để làm được một chiếc đèn hoàn chỉnh cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của người lao động.
Dù đã ngoài 70 tuổi, song ông Dậu vẫn miệt mài với món nghề truyền thống từ bao đời nay.
Thời gian để hoàn thiện một chiếc đèn ông sao cũng khá lâu. Nếu làm quen tay, một ngày cũng chỉ làm được chục chiếc là nhiều.
Thông thường, thời gian làm đèn kéo dài từ giữa tháng 2 cho tới hết tháng 9 dương lịch. Lúc đó, người dân bắt đầu chặt nứa thành nhiều đoạn rồi ngâm nước vôi trong để chống mối mọt. Sau khi ngâm xong thì đem phơi nắng rồi mới chẻ thành nan. Chẻ ra rồi lại phải phân loại xem phần nào để làm nan, phần nào dùng để làm cờ rồi mới ghép và dán giấy màu cho chiếc đèn.
Ngoại trừ giấy bóng kính được nhập từ Hà Nội thì các loại nguyên liệu khác đều do họ tự tay chế tạo hết.
Từng công đoạn một, dù nhỏ đến đâu cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên trì từ những đôi bàn tay khéo léo của dân làng Báo Đáp. Cũng đã nhiều năm, các hộ gia đình trong làng đều chia nhau ra để làm các công đoạn riêng biệt, người thì lên khung, người thì lại dán giấy bóng kính.
"Công việc tuy mệt nhưng mà vui đáo để. Ai cũng tất bật, luôn chân luôn tay để cố gắng hoàn thiện sản phẩm và kịp giao cho khách", cô Lâm - một người thợ làm đèn chia sẻ.
Cứ vào mùa Trung thu hằng năm, người dân làng Báo Đáp lại tất bật với các công đoạn để làm nên những chiếc đèn ông sao đầy màu sắc.
Bác Trùng đã có hơn 50 năm kinh nghiệm làm đèn ông sao, và nay vẫn tiếp tục phát huy món nghề truyền thống do cha ông xưa để lại.
Tuy nhiên, trời lại không chiều lòng người khi mà mùa Trung thu năm ngoái, nhiều hộ gia đình đã bị tồn lại khá nhiều đèn do mưa lớn. Bởi vậy, năm nay có rất nhiều gia đình không tham gia vào công việc "gia truyền" này nữa, hoặc có thì cũng chỉ làm ở số lượng hạn chế.
Đồng thời, sự xâm nhập của những loại đồ chơi Trung Quốc đã khiến mặt hàng truyền thống của Việt Nam trở nên "đuối sức" hơn hẳn. Người dân dù muốn cũng chẳng dám làm nhiều, lãi chẳng được bao nhiêu mà nguy cơ ế ẩm là không thể lường trước được.
Ông Nguyễn Văn Dậu, 74 tuổi (trú tại xóm 4, làng Báo Đáp, Nam Định) tâm sự "Vất vả lắm các cô chú ạ. Giá của loại đèn nhỏ thấp nhất là 2.500 đồng, cao nhất là 3.000 đồng một chiếc, trong đó tiền nguyên liệu đã hết 2.200 đồng rồi. Lời lãi chẳng mấy, nhưng vì gắn bó với nghề lâu rồi nên không dứt ra được. Lãi ít, nhưng tôi vẫn cố gắng làm vừa số lượng thì cũng đủ ăn đủ mặc chứ chẳng mơ đến giàu sang gì đâu".
Dù nghèo khó chứ không chịu bỏ nghề
Những năm trước, cứ đến mùa làm đèn là cả làng lại tấp nập như đang có hội. Nhưng giờ đây, do nhu cầu của thị trường ngày càng đổi thay, phân nửa người dân trong làng đã chuyển sang làm hoa giấy và hoa nhựa. Bởi lẽ, làm nghề này tốn quá nhiều thời gian mà thu nhập lại thấp, nên họ không thể theo đuổi công việc “lấy công làm lãi” nữa.
Với mỗi chiếc đèn ông sao như thế này, người dân chỉ thu về khoảng 300 đồng tiền lãi.
Tuy nhiên, bằng sự yêu nghề và mong muốn gìn giữ nét văn hoá truyền thống từ bao đời nay, nhiều nghệ nhân vẫn tạm gác công việc thường ngày lại để miệt mài tạo nên những chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc. Trải qua bao thăng trầm, song chưa khi nào họ có ý định từ bỏ món nghề lâu đời do cha ông để lại.
Sát dịp Trung thu, những gian nhà của người dân làng Báo Đáp luôn chật kín đèn ông sao
cùng các loại nguyên vật liệu bắt mắt.
Có lẽ, điều khiến người nghệ nhân phải lưu luyến với chiếc đèn truyền thống không chỉ xuất phát từ tình yêu nghề, mà còn được ảnh hưởng từ những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của chính bản thân họ.
Chẳng biết hình ảnh về ngày hội rước đèn trông trăng trong tiếng trống ếch rộn ràng sẽ còn tồn tại được bao lâu nữa, cũng chẳng dám chắc đám trẻ có còn nhớ về những món đồ chơi quen thuộc mà đầy giản dị như thế hay không...
Nhưng tôi vẫn luôn tin tưởng rằng, Báo Đáp - ngôi làng nổi tiếng với nghề làm đèn thủ công duy nhất miền Bắc sẽ tiếp tục tồn tại với niềm đam mê từ những người nghệ nhân tài hoa và đầy tâm huyết tại xứ Thành Nam.
Những chiếc đèn ông sao với đủ kích cỡ và màu sắc khác nhau đã sẵn sàng lên đường và cùng các em nhỏ đón một mùa Trung thu đầy ý nghĩa.
Lan Hương
Ảnh: Bảo Hòa
Ảnh: Bảo Hòa
Theo Vietnamnet
-
58 phút trướcNgười đàn ông vừa mua ô tô 5 chỗ với giá 100 triệu đồng, khi chạy trên cao tốc TPHCM - Trung Lương thì xe bất ngờ bốc cháy dữ dội.
-
1 giờ trướcNgười đàn ông vừa mua ô tô 5 chỗ với giá 100 triệu đồng, khi chạy trên cao tốc TPHCM - Trung Lương thì xe bất ngờ bốc cháy dữ dội.
-
1 giờ trướcSau va chạm mạnh, một người trên xe máy bị thương nặng tử vong, người còn lại được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Tại hiện trường 2 phương tiện bị hư hỏng nặng.
-
1 giờ trướcTôn Thất Phúc Lộc thuê hai ô tô có giá trị hơn 2 tỷ đồng của một doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế nhưng sau đó tự ý mang đi thế chấp vay tiền rồi bỏ trốn
-
1 giờ trướcXảy ra mâu thuẫn trong đám cưới, Dương chặn đánh nạn nhân đến bất tỉnh rồi cùng người dân đưa đi viện. Tại bệnh viện bác sĩ nhận định nạn nhân bị ngưng tim, tổn thương nội sọ dẫn đến tử vong.
-
1 giờ trướcCông an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa tạm giữ một tài xế có hành vi chở pháo lậu, khi bị bắt đã xuất trình thẻ nhà báo nghi là giả nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
-
1 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10, có tên quốc tế là Pabuk; với sức gió giật cấp 10 trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Dự báo, bão hướng về vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
-
1 giờ trước12h ngày 23/12, không khí Hà Nội ô nhiễm thứ 6 thế giới với chỉ số AQI là 198, ở ngưỡng không lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
2 giờ trướcNhóm người đi ôtô đến quán bida ở TP Vĩnh Long rồi hét lớn "bắn nó", sau đó được cho là nổ súng.
-
3 giờ trướcUBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
-
3 giờ trướcLúc rạng sáng, người dân phát hiện nhân viên bảo vệ tử vong trước cơ sở massage ở quận Tân Bình, TPHCM.
-
4 giờ trướcChiếc xe ô tô ở giữa rừng chứa hơn 50kg vàng và khoảng 1,1 triệu USD (gần 28 tỷ đồng).
-
4 giờ trướcCông an TP Tuyên Quang xác định người cầm lái ô tô gây tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong là anh N.K.D. (30 tuổi), cán bộ Công an huyện Yên Sơn.
-
5 giờ trướcTrưa 23/12, cơ quan chức năng TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang vừa xác định được danh tính người điều khiển chiếc xe ô tô gây tai nạn khiến một bé gái 17 tháng tuổi tử vong.
-
6 giờ trướcLực lượng chức năng đang xác minh người cầm lái trong vụ việc ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong tại TP Tuyên Quang. Một nữ tài xế đã trình diện và tự nhận là người điều khiển ô tô gây ra vụ tai nạn thương tâm.
-
6 giờ trước14 người may mắn thoát chết sau khi chiếc phà gỗ ở xã đảo Tam Hải chìm trên sông Trường Giang ở Quảng Nam
-
6 giờ trướcThông tư 73/2024 của Bộ Công an quy định về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT, trong đó có kiểm soát thông qua thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.
-
6 giờ trướcÔ tô do nữ tài xế điều khiển đã lao vào một nhà dân khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong.
-
6 giờ trướcXe buýt liên tiếp tông xe máy và xe đạp khiến một phụ nữ 60 tuổi và một người đàn ông bị thương.
Tin tức mới nhất
-
55 phút trước