Những bê bối ngân hàng đình đám 2012

JPMorgan Chase, Barclays, HSBC hay UBS đều dính đến những cáo buộc liên quan đến làm ăn thua lỗ, thao túng lãi suất LIBOR hay rửa tiền…

1. JPMorgan Chase (JPM)
 


Cần kể đến đầu tiên có lẽ là scandal tài chính đình đám nhất của năm, xuất phát từ ngân hàng được đánh giá là an toàn và lớn nhất nước Mỹ: JPMorgan Chase. Vào tháng 5, giám đốc điều hành Jamie Dimon đã tiết lộ con số thua lỗ đầu tiên của ngân hàng là 2 tỷ USD, và sau đó tăng lên thành 5,8 tỷ USD.
 
Mặc dù không thực hiện bất kì hành vi sai trái nào, ông Dimon đã tự kiểm điểm mình 2 lần trước các thành viên quốc hội. Giám đốc công nghệ thông tin lâu năm đáng tin cậy của ông là Ina Drew cũng bị buộc thôi việc và thừa nhận rằng vụ thua lỗ còn có phần trách nhiệm của một số thành viên khác trong ban quản trị. Vụ lộn xộn này đã khiến JPM thua lỗ hàng tỷ USD, nhưng nghiêm trọng hơn nó đã quệt một vết nhơ trong tiếng tăm lẫy lừng mà Dimon cất công gây dựng.
 
2. Barclays

 


Mùa hè 2012, Barclays là ngân hàng đầu tiên thú nhận rằng đã thao túng LIBOR (lãi suất liên ngân hàng London) - lãi suất tham chiếu quan trọng cho hầu hết các thị trường liên ngân hàng trên thế giới. Sau vụ bê bối, Barclays bị phạt 450 triệu USD và CEO người Mỹ Bob Diamond phải thôi việc sau khi đánh mất niềm tin ở các thành viên hội đồng quản trị. Ngoài ra hàng loạt ngân hàng khác cũng đang bị điều tra về vai trò của họ trong vụ gian lận lãi suất LIBOR.
 
3. UBS

 


Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ về giá trị tài sản là UBS cũng rút ra bài học xương máu khi phải chịu mức phạt 1,5 tỷ USD để dàn xếp vụ bê bối liên quan đến lãi suất liên ngân hàng LIBOR. UBS đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và một số cựu giao dịch viên của ngân hàng đã bị bắt ở châu Âu.
 
Vụ dàn xếp của UBS không hề là một tín hiệu khả quan cho những ngân hàng còn lại bởi lẽ UBS không chỉ bóp méo lãi suất LIBOR để đánh lừa con mắt người ngoài cuộc, mà thậm chí còn thông đồng với những ngân hàng khác và điều này xảy ra khá thường xuyên. Từ góc nhìn của một chuyên gia thì việc này còn tồi tệ hơn nhiều so với tội danh lừa đảo.
 
4. HSBC

 


Ngân hàng Anh HSBC đã phải chịu mức phạt kỉ luc 1,9 tỷ USD cho hoạt động rửa tiền. Cụ thể hơn, HSBC đã cho phép hàng tỷ USD lợi nhuận từ các hoạt động buôn lậu ma túy và vũ khí tuồn vào hệ thống tài chính Mỹ.
 
5. Standard Chartered
 


Bên cạnh UBS, HSBC, còn một ngân hàng nữa cùng “góp vui” vào bữa tiệc rửa tiền phi pháp là Standard Chartered. Ngân hàng này đã phải trả số tiền phạt là 327 triệu đôla Mỹ vào tháng 12 vì giao dịch phi pháp với các nước Iran, Sudan, Libya và Miến Điện. Những nước này từ lâu vốn là đối tượng theo dõi đặc biệt của bộ Tư pháp Mỹ. Cục dự trữ liên bang Mỹ cho hay ngân hàng Standard Chartered đã đứng tên cho các khách hàng của Iran, Sudan, Libya và Miến Điện để chuyển hàng triệu đô bất hợp pháp qua hệ thống tài chính Mỹ từ năm 2001 đến 2007.
 
Vào tháng 8, ngân hàng này đã phải trả 340 triệu đô cho cáo buộc tương tự. Sở tài chính New York cho biết ngân hàng Anh này đã thông đồng với chính phủ Iran thu được hàng trăm triệu đô qua hàng loạt giao dịch bí mật trong gần một thập kỉ.
 
6. UBS
 
 
Lại một vụ bê bối khác liên quan đến UBS. Cuối năm 2011 UBS đã vạch trần một trong số những giao dịch viên của ngân hàng này vì có hành vi lừa đảo khiến ngân hàng thất thoát hơn 2 tỷ USD. Sau cùng người này đã bị tuyên bố 2 tội danh lừa đảo vào tháng 11/2012 sau 10 tuần ở tù.
 
Theo Infonet

Tin tức mới nhất