Những bệnh về da phổ biến ở trẻ nhỏ

Cơ địa và làn da trẻ nhỏ còn non yếu nên rất dễ bị lây nhiễm các bệnh ngoài da nếu không được bảo vệ đúng cách. Dưới đây là những bệnh nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ nhỏ để các bạn tham khảo.

1. Bệnh hắc lào

Là bệnh do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây nên, loại nấm này thường tồn tại trong móng tay, tóc và da chết. Các dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, có mụn nước, vùng có nấm thường nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn như đồng tiền. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực... Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo.

undefined

Các bà mẹ chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể và quần áo cho trẻ sạch sẽ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà bông hằng ngày.

undefined

2. Thủy đậu


Thủy đậu là một loại nhiễm trùng da ở trẻ em. Tuy nhiên rất may mắn là bệnh này có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin. Vì vậy, phụ nữ trước khi có thai được khuyến cáo tiêm vắc xin thủy đậu và trẻ em cần tiêm vắc xin này đúng định kỳ. Bởi thủy đậu rất dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

undefined

3. Bệnh tay chân miệng

Cũng là một bệnh nhiễm trùng da do virus gây ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu của bệnh là trẻ sốt cao (38-39 độ), xuất hiện các nốt đỏ trong miệng, má, làm loét miệng, nổi ban trên ngón tay, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở háng, mông của trẻ và lây lan rất nhanh chóng.

undefined

Cách phòng tránh bệnh này tốt nhất là chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều với đất, cát hoặc môi trường nhiều bụi, phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.

undefined

4. Bệnh viêm da dị ứng

Là bệnh mãn tính về da. Các triệu chứng thường gặp nhất của là: da khô và ngứa; trẻ bị phát ban trên mặt, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, trên bàn tay và bàn chân. Nguyên nhân của bệnh này có thể là do tiếp xúc với nhiều hóa chất, do dị ứng.

undefined

Bệnh này nếu không được điều trị triệt để sẽ dễ khiến trẻ bị hen suyễn và khi lớn lên vẫn bị tái lại. Bởi thế, khi trẻ bị viêm da dị ứng, tốt nhất bạn không nên tự điều trị mà nên nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Đồng thời, các bậc phụ huynh lưu ý không nên dùng nước nóng tắm cho trẻ, chỉ dùng nước ấm và luôn giữ trẻ ở phòng khô thoáng, sạch sẽ.

5. Bệnh tưa lưỡi

Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra lưỡi cho trẻ. Dấu hiệu rõ nét là lưỡi xuất hiện các đốm trắng hoặc những mảng bám trên lưỡi giống như phô mai, sữa đông... Khi những mảng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn, có khi bị sốt cao. Cần lưu ý là cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc cam bởi đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm độc chì. Vì thế, khi trẻ bị tưa lưỡi, trẻ cần được đưa tới các cơ sở y tế khám xem nguyên nhân do nấm hay virus, từ đó có hướng điều trị thuốc bôi hay thuốc uống kịp thời.

undefined

Theo Gia Đình

Tin tức mới nhất