Cận cảnh những món đồ còn sót lại tại nơi du khách U60 rơi xuống suốt 7 ngày ở Yên Tử

Tại nơi trú ẩn của bà Liên dưới vực sâu Yên Tử, phát hiện nhiều chai nhựa, túi nylon và thức ăn còn sót lại.

Vụ việc nữ du khách Nguyễn Thị Bích Liên (SN 1963, trú Hà Nội) sống sót kỳ diệu sau 7 ngày ở một mình dưới vực sâu của Khu di tích, danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận.

Cận cảnh những món đồ còn sót lại tại nơi du khách U60 rơi xuống suốt 7 ngày ở Yên Tử-1
Bà Nguyễn Thị Bích Liên - nữ du khách may mắn sống sót sau 7 ngày rơi xuống vực sâu Yên Tử

Theo Vietnamnet, ngày 7/5, Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết vừa cử lực lượng đu dây xuống khu vực bà Liên mắc kẹt trong 7 ngày để ghi nhận hình ảnh thực tế.

Theo đó, địa hình khu vực bà Liên mắc kẹt đúng với lời kể của bà khi tại đây vẫn còn dấu vết sinh hoạt của con người. Đây là một khe đá cách chùa Đồng 400m, nơi bà Liên trú ngụ để tránh mưa, gió trong thời gian mắc kẹt.

Cận cảnh những món đồ còn sót lại tại nơi du khách U60 rơi xuống suốt 7 ngày ở Yên Tử-2
Nơi bà Liên trú ẩn (Ảnh: Vietnamnet)

Tại đây, có nhiều khóm trúc, dương xỉ và lạc tiên mọc lên. Cạnh đó là bãi rác có nhiều chai nhựa, túi nylon. Thức ăn ngoài những miếng cơm cháy, bánh gạo còn sót lại thì cây dương xỉ, lạc tiên được bà Liên tận dụng. Những bụi dương xỉ có chỗ bị ngắt ngọn hoặc nhổ tận gốc làm thức ăn khớp với lời kể của bà Liên.

Cận cảnh những món đồ còn sót lại tại nơi du khách U60 rơi xuống suốt 7 ngày ở Yên Tử-3
Cây dương xỉ và củ lạc tiên mọc nhiều tại khu vực bà Liên mắc kẹt (Ảnh: Vietnamnet)

Theo Dân trí, khu vực bà Liên rơi xuống là vực sâu, vách núi đá nhưng có rất nhiều các loại cây mọc trên bề mặt như cây tre, trúc, lạc tiên, gai mê... nên phần nào hạn chế bớt lực rơi.

Cận cảnh những món đồ còn sót lại tại nơi du khách U60 rơi xuống suốt 7 ngày ở Yên Tử-4
Tại nơi này vẫn còn khẩu trang vương trên cây, chai nước đã uống hết cùng các mảnh áo mưa giấy, nylon bà Liên sử dụng để chắn mưa gió (Ảnh: Dân trí)

Bên cạnh đó, khi bị rơi xuống bà Liên đã rơi trúng vào một bụi cây lau, sau đó lăn chéo vào một hõm núi. Tại đây có một lớp mùn rất dày, khá êm được hình thành từ nylon, áo mưa du khách vứt xuống cùng các loại cây đã chết khô, mục lâu ngày dồn về, nên bà chỉ bị xây xát nhẹ.

Sau đó bà Liên lại tiếp tục rơi xuống phía dưới và ở lần rơi xuống cùng (lần thứ 3), bà Liên lại may mắn rơi trúng vào một đống rác bên cạnh phiến đá, do đó không bị thương tích nặng.

Cận cảnh những món đồ còn sót lại tại nơi du khách U60 rơi xuống suốt 7 ngày ở Yên Tử-5
Bà Liên khi được giải cứu (Ảnh: Vietnamnet)

Cũng theo nguồn tin trên, ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, Quảng Ninh khẳng định, khu vực bà Liên rơi xuống có địa hình phức tạp và cũng là một trong các vực sâu xung quanh chùa Đồng, Yên Tử. Đặc biệt vực sâu phía sau ngôi chùa toàn đá rất hiểm trở nên lực lượng chức năng phải dựng lan can sắt, đặt biển cảnh báo nguy hiểm.

Cận cảnh những món đồ còn sót lại tại nơi du khách U60 rơi xuống suốt 7 ngày ở Yên Tử-6
Khu vực người phụ nữ bị rơi xuống và được cứu sống vào sáng 3/5 (Ảnh: Ban Quản lý Yên Tử)

Theo một nhân viên Ban quản lý, khoảng 50-60% khu vực xung quanh chùa Đồng là vực sâu.

Theo Pháp luật & Bạn đọc


Yên Tử sống sót kỳ diệu

Tin tức mới nhất