Những người thách thức chuẩn mực về gia đình ở Hàn Quốc
Theo tiêu chuẩn của xã hội Hàn Quốc, Koo Eun-kyong lẽ ra đã kết hôn và làm mẹ ở tuổi 43. Koo luôn muốn có cả gia đình và sự nghiệp nhưng cuối cùng cô chọn ưu tiên cho công việc. Cô dành thời gian và công sức để theo đuổi các cơ hội giáo dục và nghề nghiệp, như học tập ở New York (Mỹ), làm Giám đốc ở quận Gangnam giàu có của Seoul và trở thành nhà sáng tạo nội dung trên YouTube.
Lee Kyung-ok (trái), Lee Hye-ok (giữa) và Shim Jae-shik cùng nhau hát tại ngôi nhà ở Yeoju (Hàn Quốc)
Trì hoãn kết hôn và sinh con
Ở Hàn Quốc, cuộc sống của một người mẹ đi làm gặp nhiều khó khăn do thiếu hỗ trợ ở nơi làm việc và mức chênh lệch lương theo giới lớn nhất trong các nước phát triển. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.
Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, tỷ lệ việc làm ở phụ nữ lần đầu vượt mốc 60% vào năm 2022. Số liệu do Bộ Bình đẳng giới nước này thu thập cho thấy, chỉ số việc làm của phụ nữ từ 15 đến 64 tuổi đạt 60% vào năm 2022, tăng 7,3 điểm phần trăm so với năm 2010.
Tuy nhiên, chênh lệch lương theo giới vẫn tồn tại, với việc phụ nữ chỉ kiếm được 70% số tiền nam giới kiếm được mỗi giờ. Thu nhập hàng tháng của phụ nữ Hàn Quốc là 2,68 triệu won trong khi ở nam giới là 4,13 triệu won.
Trong bối cảnh đó, một số người đang thách thức các kỳ vọng về giới. Họ chọn con đường làm mẹ theo cách riêng của mình, chia sẻ công việc nhà một cách bình đẳng hoặc chọn sống độc thân.
Như phần lớn phụ nữ chưa kết hôn khác, Koo Eun-kyong chọn trữ đông trứng để chủ động đảm bảo cơ hội làm mẹ cho đến khi cô sẵn sàng. "Ngay cả khi tôi không cần dùng đến chúng, tôi biết rằng mình đã làm mọi thứ có thể và không có điều gì phải tiếc nuối", cô nói.
Koo Eun-kyong luyện tập trước khi quay video cho kênh YouTube tại căn hộ của cô ở Seoul hồi tháng 11/2023
Trong một xã hội đầy cạnh tranh, nơi nhiều phụ nữ phải chật vật để tiếp tục đi làm sau thời gian nghỉ sinh con, Koo lo lắng điều này có thể khiến sự nghiệp của cô tụt dốc. Ngoài ra, do chi phí giáo dục và nhà đất tăng cao nên nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu ở Hàn Quốc muốn tập trung kiếm tiền và trì hoãn việc làm cha mẹ.
"Bạn cần tiền để thành công và chỉ khi kết hôn, có con, bạn mới được coi là người có cuộc sống viên mãn", Koo nói. Cô cũng lưu ý sự ảnh hưởng của mạng xã hội, điều làm trầm trọng thêm cảm giác so sánh giữa các cá nhân, khiến nhiều người hoài nghi chính mình trong việc nuôi dạy con, từ đó dẫn đến việc không muốn có con.
Với nhiều phụ nữ nước này, trữ đông trứng đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn. Năm 2022, hơn 1.100 phụ nữ chưa kết hôn đã trữ đông trứng tại Tập đoàn Y tế Cha, chuỗi phòng khám sinh sản lớn nhất Hàn Quốc, gần gấp đôi con số vào năm 2019.
Vào tháng 9/2023, Seoul bắt đầu trợ cấp tiền để phụ nữ thực hiện thủ tục này, tương tự như Tokyo (Nhật Bản) và một số khu vực ở Đài Loan (Trung Quốc). Quy trình trữ đông trứng bao gồm việc kích thích buồng trứng bằng thuốc để sản xuất nhiều trứng, sau đó lấy trứng ra và trữ đông để sử dụng trong tương lai qua thụ tinh nhân tạo.
Mặc dù không có gì đảm bảo khả năng mang thai nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, độ tuổi của phụ nữ tại thời điểm trữ đông trứng và số lượng trứng dự trữ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội thụ thai sau này.
Koo đã thảo luận cởi mở về trải nghiệm của mình trên kênh YouTube "JulieKoo" có hơn 43.000 người đăng ký. Cô mong muốn hỗ trợ phụ nữ độc thân, nhận thấy rằng họ thường gặp thách thức do những hạn chế pháp lý ở Hàn Quốc.
Bae Jeong-min nhìn vợ và con gái nhảy tại nhà ở Seoul (Hàn Quốc)
Theo luật hiện hành, phụ nữ phải kết hôn mới được sử dụng trứng đông lạnh của mình. Cô nói: "Không có nhiều nguồn lực cho những phụ nữ chưa kết hôn muốn trữ đông trứng, đặc biệt là phụ nữ độc thân".
"Những ông bố Chủ nhật"
Son Hyun là người đầu tiên ở công ty nghỉ phép để chăm con khi vợ sinh và nằm trong số rất ít (chỉ 5%) đàn ông Hàn Quốc làm điều đó. Son Hyun, 39 tuổi, cùng 4 ông bố khác, đồng sáng lập Câu lạc bộ "Những ông bố Chủ nhật" (Sunday Fathers Club), một bản tin hàng tuần với khoảng 1.800 người đăng ký, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình.
Họ thay nhau viết các bài xuất bản vào Chủ nhật hàng tuần, kể về việc làm bố và nghỉ phép nuôi con ở nam giới.
Hàn Quốc có chính sách cho phép cha mẹ nghỉ tối đa một năm cho mỗi đứa trẻ được sinh ra và có kế hoạch kéo dài thời gian nghỉ phép lên 18 tháng. Tuy nhiên, hầu hết những ông bố đủ điều kiện đều không sử dụng phúc lợi này do kỳ thị liên quan đến việc nam giới nghỉ việc để chăm con.
Do đó, khi nói đến chuyện nghỉ phép nuôi con, hầu như luôn là phụ nữ. Điều đó dẫn đến việc giảm số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động Hàn Quốc.
Một số cặp vợ chồng Hàn Quốc đang thách thức các vai trò giới truyền thống, vốn đặt gánh nặng chăm con và làm việc nhà lên vai phụ nữ. Sự mất cân bằng này góp phần làm gia tăng bất bình đẳng giới đang diễn ra trong nước.
"Gia đình có thể có nhiều hình thức khác nhau", Bae Jeong-min, 41 tuổi, một tác giả của Câu lạc bộ "Những ông bố Chủ nhật", người đã nghỉ phép chăm con khoảng một năm khi làm việc tại một công ty công nghệ vào năm 2020.
Cộng đồng "Những ông bố Chủ nhật" ủng hộ một thông điệp đơn giản: chăm con là trách nhiệm chung của cả bố và mẹ. Điều này đi ngược lại quan niệm phổ biến ở Hàn Quốc.
"Trước đây, xã hội coi trọng sự nam tính. Ví dụ, tại sao đàn ông nên chăm con, điều đó không nam tính chút nào. Nhưng thời thế đã thay đổi và ở Hàn Quốc cũng vậy", Son nói. Anh quyết định sử dụng chế độ nghỉ phép chăm con mà không hề do dự. Anh đảm nhận trách nhiệm này khi vợ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản hồi tháng 4 năm 2021.
Một ngày cuối tuần gần đây, Son một mình chăm con khi vợ của anh đi công tác xa và điều đó không có gì là khó khăn với anh sau một năm làm người chăm sóc chính cho con.
Anh nói:"Vẫn còn một chặng đường dài phía trước nhưng xã hội đang đi theo hướng tích cực. Tất nhiên, một trong những lý do của sự thay đổi là việc công nhận rằng, sự nghiệp của phụ nữ rất quan trọng… Vợ chồng cần thay phiên nhau chăm sóc con nhỏ".
Thành lập gia đình kiểu mới
Trong suốt cuộc đời mình, Shim Jae-shik và Lee Hye-ok luôn thách thức những gì được kỳ vọng ở một người phụ nữ. Họ đi làm trong khi hiếm có phụ nữ cùng thế hệ làm được điều đó. Họ lái ô tô khi rất ít phụ nữ Hàn Quốc có thể lấy bằng lái. Và họ chưa từng kết hôn.
Năm nay ở tuổi 70, Shim và Lee có thể làm những điều gì họ muốn mà không cần bận tâm đến các vai trò thường gắn liền với tuổi tác và giới tính như chăm sóc chồng và con cháu.
Xu hướng sống độc thân ở Hàn Quốc, hay còn gọi là "bihon", đang trở nên phổ biến trong thế hệ phụ nữ trẻ, những người từ chối quan điểm truyền thống về hôn nhân. Tuy nhiên, những người như Shim và Lee đã đi tiên phong trong lối sống này nhiều thập kỷ, thách thức chuẩn mực xã hội ở một đất nước lấy hôn nhân làm trung tâm như Hàn Quốc.
Lee cho biết: "Ở thời của chúng tôi, phụ nữ không kết hôn là điều kỳ quặc, thậm chí là đáng thương hại. Chúng tôi đưa ra quyết định đó vì chúng tôi muốn như vậy nhưng giờ đây, hóa ra là chúng tôi đã đi trước xu hướng".
Một nghiên cứu của chính phủ nước này vào năm 2023 cho thấy, phụ nữ Hàn Quốc gánh vác phần lớn việc nhà cho đến khi 84 tuổi. Điều đó đồng nghĩa với việc trách nhiệm nội trợ, chăm con và chăm sóc nói chung đổ lên vai phụ nữ trong những năm về già.
Nhưng Shim, Lee và bạn của họ là Lee Kyung-ok lại khác. Họ nằm trong số ngày càng nhiều người Hàn Quốc hình thành một kiểu cấu trúc gia đình mới: tạo ra các cộng đồng để hỗ trợ nhau về nhà ở, nghỉ hưu và chăm sóc sức khỏe, những hệ thống thường tập trung vào các cặp vợ chồng. Nó được gọi là "Gia đình DIY", một mô hình sống tập thể mà nhiều người theo chủ nghĩa không kết hôn ủng hộ.
Sáu năm qua, 3 người phụ nữ sống trong một ngôi nhà ẩn mình giữa những cánh đồng dưa vàng, cách Thủ đô Seoul khoảng 40 dặm về phía Đông Nam. Bộ ba tổ chức các sự kiện cho cộng đồng của mình và chăm sóc 5 con chó, 3 con mèo và 6 con gà.
Họ bắt đầu ngày mới cùng nhau với bữa sáng lúc 8 giờ nhưng vẫn duy trì lịch trình hàng ngày riêng biệt. Cân bằng giữa sự độc lập và cuộc sống tập thể là "chìa khóa" để họ sống hòa thuận với nhau. Shim nói: "Chúng tôi có thể chỉ còn sống được vài năm. Miễn là không can dự vào cách sống của nhau, chúng tôi sẽ tiếp tục chung sống".
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
1 giờ trướcVợ cũ hay gọi chồng tôi sang chăm con vì thằng bé suốt ngày ốm, gần đây tôi mới biết những lần anh ấy qua đêm trông con sốt thực ra là để ngoại tình với mẹ thằng bé.
-
2 giờ trướcThời gian qua, có rất nhiều người muốn thuận lợi trong tình duyên, thậm chí mong muốn đối phương răm rắp nghe lời mình đã tin tưởng, đặt mua “bùa yêu” với giá từ 250.000-500.000 đồng được rao bán trên mạng.
-
4 giờ trướcChuyện sẽ không có gì nếu vợ chồng em ra ở riêng. Đằng này, chồng em thì nghe lời mẹ, còn mẹ anh lúc nào cũng soi mói, dằn hắt con dâu.
-
6 giờ trướcBằng những tip này, hy vọng bạn sẽ có đủ tự tin để bắt đầu những mối quan hệ mới, những câu chuyện đầy hứng khởi, trở nên thu hút và thú vị hơn với những người bạn mới.
-
7 giờ trướcKhông khí ấm áp của một đám cưới ở huyện Deogarh, bang Jharkhand (Ấn Độ) đã trở nên lạnh lẽo sau khi cô dâu tuyên bố hủy hôn vì chứng kiến chú rể ngất xỉu trong thời tiết lạnh giá.
-
8 giờ trướcCuối cùng thì hai đứa cũng làm hoà, cũng kịp lo làm thủ tục xin cấp visa đi Nhật Bản. Anh từng học bên đó gần 3 năm nên chúng mình chẳng cần phải đi theo tour, anh là hướng dẫn viện xịn nhất của vợ rồi.
-
9 giờ trướcCho rằng con gái lấy chồng Tây là giàu có, mẹ tôi bảo hai đứa phải trả toàn bộ chi phí đám cưới nhưng tiền mừng thì bà sẽ thu.
-
12 giờ trướcDịp cuối năm, chồng tôi dự kiến được thưởng mức rất cao lên đến cả trăm triệu do công ty làm ăn phát đạt.
-
22 giờ trướcTôi không ngờ, chỉ vì chuyện đi làm về muộn thôi mà bị mẹ chồng làm một điều bẽ bàng.
-
23 giờ trướcMột cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.
-
23 giờ trướcChàng rể người Đức sung sướng được trải nghiệm Tết Nguyên đán như một người Việt, anh hăm hở nấu bánh tét, cẩn thận lau dọn bàn thờ, đốt vàng mã cho tổ tiên nhà vợ.
-
1 ngày trướcĐám cưới lẽ ra là ngày hạnh phúc nhất trong đời nhưng với tôi, đó lại là kỷ niệm đầy chua chát.
-
1 ngày trướcKhi tiến hành mổ lấy thai cho sản phụ 29 tuổi, các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội phát hiện thai nhi bị 9 vòng dây rốn quấn chặt quanh cổ. Đây là một tình huống rất nguy hiểm và hiếm gặp.
-
1 ngày trướcMỗi lần về quê bị say xe nhưng tôi vẫn phải lăn ra dọn dẹp mỗi khi có cỗ bàn. Có lần nhà có giỗ mời đến cả chục mâm, tôi không về nấu nướng được nên biết thân biết phận, ăn xong phải rửa bát, dọn dẹp…
-
1 ngày trướcTheo cảnh sát, vào đêm tân hôn, cô dâu đã cho chú rể uống sữa pha thuốc an thần. Sau khi chú rể bất tỉnh, người phụ nữ đã bỏ trốn cùng số tài sản có giá trị khoảng 360 triệu đồng.
-
1 ngày trướcChồng đi làm xa, nên sau khi sinh con xong, tôi về quê nội ở cữ, dự định cũng chỉ ở đây 1 tháng rồi về nhà ngoại.
-
1 ngày trướcTôi ly dị chồng đã hơn 10 năm và một mình nuôi hai con nhỏ nên cuộc sống khá khó khăn. Ba mẹ con tôi đến nay vẫn phải đi thuê nhà.
-
1 ngày trướcNăm nay vợ tôi muốn về nhà ăn Tết cùng bố mẹ đẻ nhưng gia đình tôi rất gia trường, tôi biết chắc bố mẹ sẽ không đồng ý.
-
1 ngày trướcTôi tưởng cô ta trẻ đẹp, nào ngờ nhan sắc khác xa so với tưởng tượng lại càng làm tôi thêm đau khổ.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước