Những ông bố Việt Nam là những ông bố hạnh phúc
Các bố các mẹ ạ, nhìn lại đi, chúng ta vẫn đang hạnh phúc lắm. Cuộc sống bình yên, con cái khỏe mạnh đến trường, thế là những ông bố bà mẹ cũng đã là sướng nhất trần đời rồi.
Ngày hôm nay, con của tôi, con của anh bạn tôi đến trường, khai giảng và vào năm học mới, còn những ông bố của những thằng cu nhóc này thì có thể thảnh thơi cuối tuần đá trận bóng và uống vài cốc bia hơi, chém gió với nhau.
Vậy là những ông bố Việt Nam quá là hạnh phúc rồi còn gì nữa.
Mấy năm trước, mùa khai giảng, từng có cảnh phụ huynh đạp đổ cả công trường để lao vào xin học cho con. Có người bảo rằng hành động đó thật kinh khủng, nhưng cũng rất... dễ cảm thông.
Thế này nhé, tôi là một ông bố. Vợ tôi bảo "Anh phải cho con vào học trường A, bằng mọi giá", ông nội, bà nội, bà ngoại, bác con tôi, dì của con tôi, ông hàng xóm nhà tôi, bà bán nước đầu ngõ nhà tôi, bạn vợ tôi cũng đều bảo: "Phải cho con học trường A, trường đấy tốt". Thế thì nửa đêm tôi có đến xếp hàng mua hồ sơ ở trường A không, có đứng chen chúc rồi lao vào nộp hồ sơ cho con tôi không. Tôi là một ông bố, và có lẽ tôi cũng sẽ cùng vài ông bố khác đạp đổ cả cổng trường cũng nên. Ai chẳng muốn cho con mình điều kiện tốt nhất, và cũng có ai muốn phải chen lấn xô đẩy đâu. Năm nay thì tình trạng "đạp đổ cổng trường" ấy đã không còn diễn ra nữa rồi.
Những ngày này, chúng ta đang chia sẻ điều gì? Trên facbook của những ông bố bà mẹ là ngập tràn hình ảnh con cái ngày khai giảng. Năm học mới đã đến, ông bố này khoe ảnh anh cu con diện đồng phục mới rất oách bước vào lớp 1, bà mẹ kia tự hào cô công chúa nhỏ hôm nay đi múa hát ở lễ khai giảng trường mầm non.
Hôm nay, tôi phải nhờ đến vài mối quan hệ để xin cho con vào đúng lớp mà vợ muốn, khổ, lời vợ là "thánh chỉ", kiểu gì cũng phải thực hiện. Vợ bảo lớp ấy cô giáo tốt lắm, yêu trẻ lắm, với lại vào lớp này con còn được học tiếng Anh tốt. Ông anh tôi thì gọi điện nói rằng "Xong việc rồi, nhẹ cả người chú ạ, anh đến mệt đấy" khi lo xong cho ông quí tử ở nhà vào đúng cái trường X. Khổ, các mẹ cứ trao đổi với nhau nhiều, truyền tai nhau rằng thì là trường X là trường điểm, cứ như là con vào đây thì thành thiên tài giỏi giang hết. Thôi thì cũng chiều mẹ của thằng con mình vậy.
Khai giảng xong, mấy ông bố ngồi thảnh thơi làm cốc bia hơi với nhau, chém gió ầm ĩ dạo này xăng lại xuống, vàng lên, chứng khoán bập bùng.
Sắp cuối năm rồi, lại trăm thứ phải lo, kinh tế liệu còn khó khăn không. Ngoài kia thì tắc đường ô tô xe đạp xe máy người đi bộ chen nhau nhích từng tí. Dạo này lại có dịch sốt virus, trẻ con nhiều đứa "dính" lắm.
Mấy ngày này, những ông bố bà mẹ cũng chợt thấy đau nhói trong lòng khi xem hình ảnh một cậu bé người Syria trôi dạt vào bãi biển. Một hình ảnh gây chấn động cả thế giới.
Ngồi trong văn phòng, xem tin tức ở các trang tin tức quốc tế, cả một dòng người tị nạn chạy khỏi Syria, chạy trốn chiến tranh. Hàng trăm nghìn người chạy trốn khỏi những vùng chiến sự Syria, Afghanistan để đến Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovenia.
Những gia đình sống vạ vật ở ga tàu, hình ảnh những thằng bé trèo qua cửa sổ cố leo lên con tàu để chạy đến một vùng đất mới, những bà mẹ ôm con bên cạnh hàng rào dây thép gai chống nhập cư. Trong hình ảnh về đoàn người tị nạn khổng lồ ấy, có rất nhiều hình ảnh những ông bố đang bế những cậu con nhỏ. Trẻ con luôn là khổ nhất, đáng thương nhất trước thảm họa, trước thiên tai, chiến tranh, li tán.
Bỗng chợt thấy, những ông bố đang ngày ngày phải lo cơm áo gạo tiền ăn học cho con, lo từ tắc đường đón con đến lo con ốm xung quanh tôi, như tôi, là hạnh phúc.
Bỗng chợt thấy mấy bà mẹ thỉnh thoảng share nhau một cái clip đánh ghen, nhao nhao bình luận một vụ phát hiện chồng ngoại tình, cũng đã là hạnh phúc quá rồi.
Thế giới phẳng và gần nhau hơn, ở một nơi nào đó trên thế giới này, đã không có những ông bố ngày hôm nay được nhìn con đến trường, đã không có những bà mẹ hôm nay được đưa con vào cửa lớp học.
Vợ chồng cãi nhau, con dâu mâu thuẫn mẹ chồng, đồng nghiệp xấu tính, cuộc sống bon chen... đủ thứ "xì trét", đủ kiểu nỗi lo, cứ tống hết lên facebook rồi kêu than ôi cuộc đời sao ngang trái.
Nhưng các bố các mẹ ạ, nhìn lại đi, chúng ta vẫn đang hạnh phúc lắm. Cuộc sống bình yên, con cái khỏe mạnh đến trường, thế là những ông bố bà mẹ cũng đã là sướng nhất trần đời rồi.
Vậy là những ông bố Việt Nam quá là hạnh phúc rồi còn gì nữa.
Mấy năm trước, mùa khai giảng, từng có cảnh phụ huynh đạp đổ cả công trường để lao vào xin học cho con. Có người bảo rằng hành động đó thật kinh khủng, nhưng cũng rất... dễ cảm thông.
Thế này nhé, tôi là một ông bố. Vợ tôi bảo "Anh phải cho con vào học trường A, bằng mọi giá", ông nội, bà nội, bà ngoại, bác con tôi, dì của con tôi, ông hàng xóm nhà tôi, bà bán nước đầu ngõ nhà tôi, bạn vợ tôi cũng đều bảo: "Phải cho con học trường A, trường đấy tốt". Thế thì nửa đêm tôi có đến xếp hàng mua hồ sơ ở trường A không, có đứng chen chúc rồi lao vào nộp hồ sơ cho con tôi không. Tôi là một ông bố, và có lẽ tôi cũng sẽ cùng vài ông bố khác đạp đổ cả cổng trường cũng nên. Ai chẳng muốn cho con mình điều kiện tốt nhất, và cũng có ai muốn phải chen lấn xô đẩy đâu. Năm nay thì tình trạng "đạp đổ cổng trường" ấy đã không còn diễn ra nữa rồi.
Những ngày này, chúng ta đang chia sẻ điều gì? Trên facbook của những ông bố bà mẹ là ngập tràn hình ảnh con cái ngày khai giảng. Năm học mới đã đến, ông bố này khoe ảnh anh cu con diện đồng phục mới rất oách bước vào lớp 1, bà mẹ kia tự hào cô công chúa nhỏ hôm nay đi múa hát ở lễ khai giảng trường mầm non.
Hôm nay, tôi phải nhờ đến vài mối quan hệ để xin cho con vào đúng lớp mà vợ muốn, khổ, lời vợ là "thánh chỉ", kiểu gì cũng phải thực hiện. Vợ bảo lớp ấy cô giáo tốt lắm, yêu trẻ lắm, với lại vào lớp này con còn được học tiếng Anh tốt. Ông anh tôi thì gọi điện nói rằng "Xong việc rồi, nhẹ cả người chú ạ, anh đến mệt đấy" khi lo xong cho ông quí tử ở nhà vào đúng cái trường X. Khổ, các mẹ cứ trao đổi với nhau nhiều, truyền tai nhau rằng thì là trường X là trường điểm, cứ như là con vào đây thì thành thiên tài giỏi giang hết. Thôi thì cũng chiều mẹ của thằng con mình vậy.
Khai giảng xong, mấy ông bố ngồi thảnh thơi làm cốc bia hơi với nhau, chém gió ầm ĩ dạo này xăng lại xuống, vàng lên, chứng khoán bập bùng.
Sắp cuối năm rồi, lại trăm thứ phải lo, kinh tế liệu còn khó khăn không. Ngoài kia thì tắc đường ô tô xe đạp xe máy người đi bộ chen nhau nhích từng tí. Dạo này lại có dịch sốt virus, trẻ con nhiều đứa "dính" lắm.
Mấy ngày này, những ông bố bà mẹ cũng chợt thấy đau nhói trong lòng khi xem hình ảnh một cậu bé người Syria trôi dạt vào bãi biển. Một hình ảnh gây chấn động cả thế giới.
Ngồi trong văn phòng, xem tin tức ở các trang tin tức quốc tế, cả một dòng người tị nạn chạy khỏi Syria, chạy trốn chiến tranh. Hàng trăm nghìn người chạy trốn khỏi những vùng chiến sự Syria, Afghanistan để đến Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovenia.
Những gia đình sống vạ vật ở ga tàu, hình ảnh những thằng bé trèo qua cửa sổ cố leo lên con tàu để chạy đến một vùng đất mới, những bà mẹ ôm con bên cạnh hàng rào dây thép gai chống nhập cư. Trong hình ảnh về đoàn người tị nạn khổng lồ ấy, có rất nhiều hình ảnh những ông bố đang bế những cậu con nhỏ. Trẻ con luôn là khổ nhất, đáng thương nhất trước thảm họa, trước thiên tai, chiến tranh, li tán.
Dân tị nạn Syria
Bỗng chợt thấy, những ông bố đang ngày ngày phải lo cơm áo gạo tiền ăn học cho con, lo từ tắc đường đón con đến lo con ốm xung quanh tôi, như tôi, là hạnh phúc.
Bỗng chợt thấy mấy bà mẹ thỉnh thoảng share nhau một cái clip đánh ghen, nhao nhao bình luận một vụ phát hiện chồng ngoại tình, cũng đã là hạnh phúc quá rồi.
Thế giới phẳng và gần nhau hơn, ở một nơi nào đó trên thế giới này, đã không có những ông bố ngày hôm nay được nhìn con đến trường, đã không có những bà mẹ hôm nay được đưa con vào cửa lớp học.
Vợ chồng cãi nhau, con dâu mâu thuẫn mẹ chồng, đồng nghiệp xấu tính, cuộc sống bon chen... đủ thứ "xì trét", đủ kiểu nỗi lo, cứ tống hết lên facebook rồi kêu than ôi cuộc đời sao ngang trái.
Nhưng các bố các mẹ ạ, nhìn lại đi, chúng ta vẫn đang hạnh phúc lắm. Cuộc sống bình yên, con cái khỏe mạnh đến trường, thế là những ông bố bà mẹ cũng đã là sướng nhất trần đời rồi.
Theo Khám phá
-
22 phút trước"Cuộc chiến ẩm thực" thu hút thực khách của các nhà hàng tại Trung Quốc ngày càng sáng tạo
-
52 phút trướcTrong lịch sử nước nhà có vị vua nổi tiếng với tài bắn súng, được sử sách ghi nhận như một thiện xạ.
-
1 giờ trướcCô gái trẻ 19 tuổi nhưng có ngoại hình kỳ lạ, da nhăn nheo, trông già như một bà cụ vì bị lão hóa sớm.
-
1 giờ trướcSau cú sốc năm 2004 thi đại học nhưng không nhận được giấy trúng tuyển, đến năm 2019, Trần Xuân Tú quyết định thi lại thì phát hiện sự thật chấn động.
-
2 giờ trướcSo với Công nương Kate, Vua Charles không giấu diếm việc bị bệnh ung thư ngay từ đầu.
-
2 giờ trướcXem xong ai cũng thốt lên: Họ cùng nhau lão hoá ngược à?
-
3 giờ trướcNgười đàn ông 71 tuổi cưới cô gái 32 tuổi vừa trẻ trung lại xinh đẹp. Trong đám cưới, vẻ mặt cô dâu cũng tràn đầy nụ cười, có vẻ cả hai đều rất hạnh phúc khiến ai cũng ngưỡng mộ.
-
3 giờ trướcChi tiết lịch thi đấu vòng bán kết AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) mới nhất: Đội tuyển Việt Nam gặp Singapore 2 trận.
-
4 giờ trướcBình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng Nguyễn Xuân Son vẫn chưa thể hiện hết khả năng sau màn ra mắt ấn tượng trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
-
4 giờ trướcSau khi kết thúc trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Myanmar, ống kính máy quay trên sân vô tình bắt được khoảnh khắc cầu thủ Xuân Son và Soe Moe Kyaw (ĐT Myanmar) có những trao đổi ngay trên sân.
-
5 giờ trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
7 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
15 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
16 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
18 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
21 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
1 ngày trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
2 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước