Chòm sao EURion hay mô hình Omron
Đây chính là các đốm nhỏ xuất hiện trên hầu hết tất cả các loại tiền. Một tập hợp đầy đủ mẫu EURion gồm 5 vòng tròn.
Chính những chòm sao này không cho phép máy photocopy sao chép tiền. Đây cũng là cách chống làm tiền giả từ máy photo hay chương trình Photoshop.
Kỹ thuật Microprinting
Đây là kỹ thuật in vi mô được áp dụng từ năm 1990, cho phép in những chi tiết siêu nhỏ và hình ảnh in được sắc nét. Công nghệ này cũng có khả năng chống giả cao. Hầu hết các loại tiền tệ trên thế giới, bao gồm USD, bảng Anh và Euro đều sử dụng phương pháp Microprinting.
Tiền là giấy nhưng giấy không phải là tiền
Điều này là hiển nhiên, bởi tiền được làm từ các loại giấy đặc biệt. USD được làm từ 75% cotton và 25% vải lanh, hay còn được gọi là giấy lụa.
Ngày nay, tiền cũng được in nhiều trên chất liệu polyme.
Mực đổi màu
Hầu hết các quốc gia trên thế giới để sử dụng loại mực đổi màu này để in tiền. Dưới tác động của ánh sáng, mực sẽ hiển thị màu sắc khác nhau.
Kỹ thuật này giúp hạn chế sao chép tiền giả, bởi chỉ có 1 vài quốc gia được cấp phép sản xuất loại mực in này.
Sợi bảo vệ
Bất cứ tờ tiền nào cũng có chứa vài sợi bảo vệ, trông giống như sợi tóc bên trong tờ tiền. Những sợi này sẽ phản ứng với tia UV có trong máy quét, nhờ đó phát hiện tiền thật hay giả.
Tương tự như những sợi bảo vệ có ở tiền, nhiều loại tiền có chứa những chấm nhỏ được đặt ngẫu nhiên trên tờ tiền, nhằm giúp máy quét nhận diện tiền thật hay giả.
Ô trong suốt trên tờ tiền
Ở tiền polyme thường có một khoảng trống trong suốt, hoặc hơi mờ. Đây là đặc điểm giúp nhận biết tiền thật hay giả. Hầu hết tiền Canada, bảng Anh hay Úc đều có ô trong suốt này.
Công nghệ KolourOptik
Đây là công nghệ bảo mật tiên tiến nhất hiện nay. Những hình ảnh 3D trên tờ tiền được cắt bằng laze trên một tấm kim loại mỏng và chúng sẽ thay đổi màu sắc dưới ánh sáng.
Năm 1988, công nghệ này được sử dụng lần đầu tiên ở Áo. Phương pháp KolourOptik thường được áp dụng trên những tờ tiền có mệnh giá lớn.
VEE
Theo Vietnamnet