Những việc nên và không nên làm để có cơ thể khỏe mạnh

Dưới đây là những lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa về cách thức giữ gìn cho cơ thể khỏe mạnh.

1. Bác sỹ khoa nội thần kinh: "Tránh tức giận và để huyết áp tăng cao"

Tức giận làm tổn thương não, kích thích tinh thần, dễ dẫn đến các mạch máu co rút mạnh, gây ra tai biến mạch máu não, xuất huyết não.

Huyết áp cao sẽ dẫn đến các bệnh về mạch máu tim, não. Dù là huyết áp cao ở mức độ nhẹ cũng không nên xem nhẹ.


Nên làm: Mỗi tuần đi bơi 3 đến 5 lần, mỗi ngày kiên trì đi bộ nhanh: Có thể phòng được 1 số bệnh về mạch máu tim, não như: tắc mạch máu não, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim…

2. Bác sỹ khoa hô hấp: "Tuyệt đối không hút thuốc"


Hút thuốc là 1 trong những hung thủ gây nên các bệnh về hệ hô hấp, ví dụ: tắc nghẽn phổi mãn tính, u phổi, v.v…

Nên làm:

- Duy trì thói quen đi bơi, đánh bóng bàn hoặc chạy bộ, mỗi ít nhất 1 tiếng đồng hồ mỗi tuần.

- Buổi tối nên  ăn ít, giữ cho tinh thần luôn thoải mái.

3. Bác sỹ khoa mắt: "Nên dùng thấu kính màu vàng"

Mua kính nên chọn kính có thấu kính màu vàng hoặc màu trà: Thấu kính màu này có thể lọc ánh sáng xanh 1 cách hiệu quả, giảm sự tổn thương của ánh sáng xanh, cải thiện thị giác. Những người bị bệnh điểm vàng càng nên dùng.

Bên cạnh đó, cần khống chế thích hợp lượng nước vào mắt để tránh dẫn đến tăng nhãn áp.

cơ thể khỏe mạnh 2

Cần tránh:

- Hút thuốc, uống trà đặc và cà phê.

- Cổ áo quá chật, cúi đầu làm việc trong 1 thời gian dài. Chú ý những điều trên thì có thể phòng bệnh tăng nhãn áp.

4. Bác sĩ khoa u bướu (dạ dày, đường ruột): "Chọn các thực phẩm thiên nhiên"

Các thực phẩm có chứa chất phụ gia sẽ làm mất cân bằng sinh học đường ruột, dùng nhiều quá sẽ làm giảm chức năng đường ruột, tạo điều kiện cho các bệnh đường ruột xâm nhập và phát triển.

Cần chú trọng phương pháp chế biến thức ăn: Các cách chế biến tái, sống hoặc quá cay sẽ gây kích thích đối với dạ dày đường ruột. Nhưng cũng nên chú ý, nếu nấu quá chín thức ăn sẽ phá vỡ các thành phần dinh dưỡng ở trong rau xanh.

Cần tránh:

- Thức đêm: Thức đêm thường kéo theo dậy trễ, sẽ ảnh hưởng đến thời gian bình thường của 3 bữa ăn, phá vỡ đồng hồ sinh học.

- Uống nhiều rượu: Đặc biệt là những người đã có bệnh trong người, nếu uống nhiều rượu trong 1 thời gian dài sẽ trực tiếp làm bệnh nặng thêm, thậm chí có thể thành ác tính.

5. Bác sỹ khoa xương khớp: "50 tuổi trở lên nên đi bộ nhiều, ít ngồi một chỗ"


Bước vào tuổi 50, khả năng hoạt động của chi dưới bị giảm sút, đặc biệt là đối với những người thành phố ngồi xe nhiều, đi bộ ít. Cho nên, phải chú ý tăng cường hoạt động chi dưới 1 cách thích hợp. Mỗi ngày cần vận động chạy chậm và đi bộ nhanh thay đổi luân phiên từ  1-1,5 tiếng đồng hồ, tổng cộng cỡ 5km.

Bên cạnh đó, cần giữ cân nặng hợp lý: Cân nặng vượt chỉ tiêu sẽ làm cho các khớp xương có gánh nặng lớn, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

cơ thể khỏe mạnh 1

Cần tránh:

- Những vận động có tính đối kháng: Sau 50 tuổi không còn thích hợp với những vận động có tính đối kháng mạnh, như: cầu lông, bóng đá. Dù là vận động viên chuyên nghiệp thì nếu thi đấu thể thao cũng sẽ làm mài mòn các khớp xương đến 10 lần.

- Thời gian đi bộ quá dài: Đi bộ quá độ trong thời gian dài sẽ làm cho xương sụn dễ bị mài mòn.

6. Bác sỹ khoa miệng: "Mang theo chỉ nha khoa mọi lúc mọi nơi"

Nếu ăn cơm ở nhà thì sau mỗi bữa ăn đều phải đánh răng, hơn nữa thời gian đánh răng phải đủ 3 phút. Nếu đi ăn ở ngoài thì nên mang theo chỉ nha khoa.

Những độ tuổi khác nhau nên chọn những loại kem đánh răng thích hợp: Trẻ em nên chọn loại kem đánh răng không chứa flour; người già nên chọn loại kem đánh răng chống viêm lợi; người mẫn cảm nên chọn loại kem đánh răng chống mẫn cảm.

Cần tránh:

- Nước giải khát có ga: Nước giải khát có ga sẽ gây hại cho răng, dù là uống xong súc miệng ngay thì vẫn gây hại.

- Lông bàn chải đánh răng quá cứng: Lông bàn chải đánh răng quá cứng sẽ làm mài mòn răng, cố gắng chọn loại bàn chải có lông mềm.

Theo Trí thức trẻ

Tin tức mới nhất