Nỗi ám ảnh mang tên "trường học"
(2Sao) - Từ khi nào mà mỗi khi đưa con đến trường, nhìn theo bước chân con vào lớp học mà lòng cha mẹ nặng trĩu một nỗi lo?
Nhẽ ra, mỗi ngày đến trường phải là một ngày vui mới phải. Nơi đó, các em có bạn, có thầy cô - người cha người mẹ thứ hai dìu dắt các em trên con đường đời. Thế nhưng, với nhiều em học sinh, từ mẫu giáo đến cả cấp hai, cấp ba, dường như mỗi ngày đến trường lại là một ngày các em sống trong lo lắng và sợ hãi.
Bạo lực học đường - nỗi sợ không dám tỏ cùng ai
Giáo viên hành hung học sinh
Một bộ phận nhỏ giáo viên khiến học sinh phải dè chừng, sợ hãi, các em phải xin hàng và cam chịu những đòn roi, lời miệt thị, xúc phạm đến nhân thể và danh dự. Liên tiếp nhiều vụ hành hạ học sinh, đặc biệt là ở cấp mầm non, mẫu giáo khiến nơi trông giữ, dạy dỗ trẻ từ những chữ cái đầu tiên lại trở thành một nơi mà trẻ lúc thì òa khóc, lúc lại thút thít, lúc thì nín chặt miệng lại vì nếu khóc thì sẽ bị cô giáo đánh.
>>> Giáo viên bỏ lớp, bé gái 4 tuổi bị bạn đánh “hội đồng”?
>>> Cô giáo mầm non ném trẻ như thú bông
>>> Lào Cai: Bé gái lớp 1 bị cô giáo đánh đến bầm tím, sưng húp mặt vì... viết xấu
>>> Huế: Nữ sinh bị đánh hội đồng trước cổng trường, bạn đứng nhìn
Nhiều hình ảnh tố các vụ bạo hành trẻ em tại trường mẫu giáo, mầm non được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội để cảnh báo các bậc phụ huynh khi cho con em đi học.
Camera ghi lại được hình ảnh bảo mẫu đang hành hạ trẻ
Hình ảnh bé mầm non bị bảo mẫu dùng hai tay lắc mạnh đầu, và tát ngã ra phía sau vì vừa ăn vừa khóc ở Trường MN Nụ Cười Xinh, Hà Nội hồi đầu tháng 10/2015.. (Ảnh cắt ra từ clip)
Một cháu bé 15 tháng tuổi bị 3 giáo viên tại trường mầm non Sơn Ca trói chân tay và nhét khăn vào miệng tại lớp học khiến dư luận phẫn nộ.
Nỗi sợ cô giáo lớn đến nỗi trẻ phải nói dối hoặc im lặng với bố mẹ, chỉ biết sống trong sợ hãi và không còn muốn đến lớp nữa. Các bậc phụ huynh vẫn luôn đặt niềm tin và cố duy trì niềm tin vào đạo đức của các thầy, các cô - những người đã được đào tạo để trở thành một nhà giáo - nghề cao quý trong xã hội. Nhưng chỉ cho đến lúc sự việc bị phát giác khi camera ghi lại được, hoặc cha mẹ phát hiện ra những vết bầm tím trên cơ thể của con mình, thì niềm tin vốn mong manh ấy đã thật sự vỡ tan.
Mới đây, hình ảnh một em học sinh lớp một bị cô giáo đánh tím bầm, sưng húp mặt chỉ vì viết chữ xấu ở Lào Cai gây xôn xao cộng đồng mạng.
Từ khi nào mà hình ảnh một cô bảo mẫu đang ân cần dỗ dành trẻ ở một trường mầm non tư thục bỗng trở thành "của hiếm" để cả xã hội tấm tắc ngợi khen khi mà đó vốn dĩ là vai trò cần phải hoàn thành, là đạo đức nghề nghiệp cần phải có của mỗi nhà giáo?
Con sâu làm rầu nồi canh
Ngày 16/3, trên một diễn đàn mạng xã hội lớn đã đăng tải tâm sự của một bà mẹ tên Nguyễn Trinh về việc gửi con ở trường mầm non. Chị thường xuyên theo dõi camera trực tuyến tại lớp mẫu giáo của con để yên tâm đi làm. Như nhiều bậc phụ huynh khác, chị luôn lo lắng con mình bị đối xử tệ, bị đánh mắng. Thế nhưng, bà mẹ trẻ này phải ngỡ ngàng trước thái độ của cô giáo. Nguyên văn tâm sự của chị Trinh là:
“Ngày nào con đi học mình cũng vào camera theo dõi con. Hôm nay vào thấy cảnh này: cô đang bế 1 bé trên tay dỗ ngủ. Có hôm có bé ốm sốt, cô bế đi qua đi lại cả buổi trưa.
Những dòng tâm sự xúc động của một người mẹ khi chứng kiến con mình được chăm sóc ở lớp mẫu giáo qua camera đánh trúng tâm lý nhiều cha mẹ khác, tạo nên diễn đàn nhỏ được phụ huynh quan tâm.
Rất nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh chủ đề giáo viên mầm non, bộc lộ cái nhìn và suy nghĩ khác nhau của mọi người về nghề này.
Khi bạn bè đồng môn đánh nhau hội đồng chỉ vì vài câu nói bâng quơ, những mâu thuẫn nhỏ nhặt hay những câu bình luận vu vơ trên mạng xã hội khiến người ta phải đặt ra câu hỏi: Trường học dạy con người ta cái gì?
Mấy năm gần đây, nhiều vụ nữ sinh đánh hội đồng, chửi bới và lột quần áo nhau giữa bàn dân thiên hạ khiến người ta phải ngẫm về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ, đáng buồn hơn là nữ giới. Sâu xa hơn, ấy là cả một nền giáo dục: Tại sao những đứa trẻ vẫn đang cắp sách đến trường lại có thể đánh nhau dễ dàng đến vậy? Đánh nhau vì những lý do trên trời rơi xuống, hay thích thì đánh...
Liên tiếp nhiều vụ nữ sinh đánh nhau hội đồng được chia sẻ trên mạng xã hội
khiến người ta giật mình thon thót.
Ngày 8/12/2015, một em học sinh lớp 9 ở Thái Bình bị bạn hành hung và đâm thủng dạ dày vì không cho lấy ghế nhựa.
Mới đây nhất, một vụ ghen tuông đồng giới khiến 2 nữ sinh bị tạt axit.
Báo động đỏ về nạn xâm hại tình dục học đường
>>> Lào Cai lại rúng động vì thầy giáo dâm ô học sinh tiểu học
>>> Bảo vệ nhà trường dâm ô hơn 20 bé gái tiểu học
>>> Thầy giáo bị kỷ luật vì luồn tay qua nách chỉ bài học sinh
Bên cạnh vấn đề bạo lực học đường thì nạn xâm hại tình dục học sinh cũng là một trong những vấn đề nóng của xã hội ngày nay. Chỉ trong mấy ngày vừa qua mà mạng xã hội đã tràn ngập những thông tin về việc các em học sinh tiểu học bị bảo vệ, thầy giáo trong trường xâm hại tình dục.
Ngày 23/3, vụ việc bảo vệ ở trường tiểu học bán trú La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mường Khương (Lào Cai) dâm ô 20 bé gái tiểu học gây rúng động dư luận.
Trước đó 2 năm, tại Khánh Hòa cũng xảy ra một trường hợp tương tự. Bảo vệ nhà trường đã giở trò đồi bại với hai em học sinh lớp 1 và 2.
Cũng đầu tháng 4 vừa qua ở Lào Cai, một thầy giáo bị tố dâm ô học sinh lớp 5.
Ngày 22/3, mạng xã hội nóng lên bởi hình ảnh tố cáo hành vi sàm sỡ của một thầy giáo với nữ sinh lớp 8.
Cư dân mạng đã lên án gay gắt hành vi đồi bại của thầy giáo này.
Năm 2015, một bé gái lớp 2 trường tiểu học Nghi xá đã tố bị thầy giáo sàm sỡ nhiều lần. Gia đình em đã gửi đơn tố cáo hành vi dâm ô của thầy giáo đến cơ quan chức năng.
Hành vi xâm hại tình dục còn có thể khiến các em hoảng loạn, muốn tự tử hoặc hình thành nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời, dễ sa đọa vào con đường tội lỗi.
Ngoài ra, bạo lực học đường hay xâm phạm tình dục học đường cũng gây nhiều hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng xấu đến gia đình những người bị hại, nhà trường và xã hội nói chung.
Vẫn còn rất nhiều những vụ việc đau lòng như vậy xảy ra dưới mái trường khiến trường lớp, thầy cô và bạn bè trở thành nỗi ám ảnh của các em. Đến khi nào những nỗi sợ này mới chấm dứt? Khi nào người ta không còn ám ảnh bởi những đôi mắt vô tội ánh lên sự sợ hãi của các em nhỏ, những vết đòn roi tím tái da thịt hay những cái tát cháy má của giáo viên dành cho học sinh? Khi nào thì việc nữ sinh đánh nhau hội đồng mới trở thành chuyện lạ, chuyện hiếm có? Khi nào trường học mới thật sự là nơi mang đến niềm vui, kiến thức cho các em học sinh này, để "mỗi ngày đến trường lại là một ngày vui?". Câu hỏi này có lẽ vẫn còn bị bỏ ngỏ...
Đến khi nào nỗi ám ảnh mang tên "trường học" mới chấm dứt với các em nhỏ tội nghiệp này?
Bạo lực học đường - nỗi sợ không dám tỏ cùng ai
Giáo viên hành hung học sinh
Một bộ phận nhỏ giáo viên khiến học sinh phải dè chừng, sợ hãi, các em phải xin hàng và cam chịu những đòn roi, lời miệt thị, xúc phạm đến nhân thể và danh dự. Liên tiếp nhiều vụ hành hạ học sinh, đặc biệt là ở cấp mầm non, mẫu giáo khiến nơi trông giữ, dạy dỗ trẻ từ những chữ cái đầu tiên lại trở thành một nơi mà trẻ lúc thì òa khóc, lúc lại thút thít, lúc thì nín chặt miệng lại vì nếu khóc thì sẽ bị cô giáo đánh.
>>> Giáo viên bỏ lớp, bé gái 4 tuổi bị bạn đánh “hội đồng”?
>>> Cô giáo mầm non ném trẻ như thú bông
>>> Lào Cai: Bé gái lớp 1 bị cô giáo đánh đến bầm tím, sưng húp mặt vì... viết xấu
>>> Huế: Nữ sinh bị đánh hội đồng trước cổng trường, bạn đứng nhìn
Nhiều hình ảnh tố các vụ bạo hành trẻ em tại trường mẫu giáo, mầm non được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội để cảnh báo các bậc phụ huynh khi cho con em đi học.
Camera ghi lại được hình ảnh bảo mẫu đang hành hạ trẻ
Hình ảnh bé mầm non bị bảo mẫu dùng hai tay lắc mạnh đầu, và tát ngã ra phía sau vì vừa ăn vừa khóc ở Trường MN Nụ Cười Xinh, Hà Nội hồi đầu tháng 10/2015.. (Ảnh cắt ra từ clip)
Một cháu bé 15 tháng tuổi bị 3 giáo viên tại trường mầm non Sơn Ca trói chân tay và nhét khăn vào miệng tại lớp học khiến dư luận phẫn nộ.
Nỗi sợ cô giáo lớn đến nỗi trẻ phải nói dối hoặc im lặng với bố mẹ, chỉ biết sống trong sợ hãi và không còn muốn đến lớp nữa. Các bậc phụ huynh vẫn luôn đặt niềm tin và cố duy trì niềm tin vào đạo đức của các thầy, các cô - những người đã được đào tạo để trở thành một nhà giáo - nghề cao quý trong xã hội. Nhưng chỉ cho đến lúc sự việc bị phát giác khi camera ghi lại được, hoặc cha mẹ phát hiện ra những vết bầm tím trên cơ thể của con mình, thì niềm tin vốn mong manh ấy đã thật sự vỡ tan.
Mới đây, hình ảnh một em học sinh lớp một bị cô giáo đánh tím bầm, sưng húp mặt chỉ vì viết chữ xấu ở Lào Cai gây xôn xao cộng đồng mạng.
Từ khi nào mà hình ảnh một cô bảo mẫu đang ân cần dỗ dành trẻ ở một trường mầm non tư thục bỗng trở thành "của hiếm" để cả xã hội tấm tắc ngợi khen khi mà đó vốn dĩ là vai trò cần phải hoàn thành, là đạo đức nghề nghiệp cần phải có của mỗi nhà giáo?
Con sâu làm rầu nồi canh
Ngày 16/3, trên một diễn đàn mạng xã hội lớn đã đăng tải tâm sự của một bà mẹ tên Nguyễn Trinh về việc gửi con ở trường mầm non. Chị thường xuyên theo dõi camera trực tuyến tại lớp mẫu giáo của con để yên tâm đi làm. Như nhiều bậc phụ huynh khác, chị luôn lo lắng con mình bị đối xử tệ, bị đánh mắng. Thế nhưng, bà mẹ trẻ này phải ngỡ ngàng trước thái độ của cô giáo. Nguyên văn tâm sự của chị Trinh là:
“Ngày nào con đi học mình cũng vào camera theo dõi con. Hôm nay vào thấy cảnh này: cô đang bế 1 bé trên tay dỗ ngủ. Có hôm có bé ốm sốt, cô bế đi qua đi lại cả buổi trưa.
Sáng nào đón các bé cô cũng quần áo tươm tất, màvào camera là thấy ống xăn ống xả đi lại tất bật. Cũng mấy lần mình thấy cô phết nhẹ vào mông bé nếu bé nào hư. Nhưng nhìn chung là thấy yên tâm khi gởi bé ở đây.
Đặc biệt, cô luôn phản ánh đúng tình trạng của bé để mẹ theo dõi: ăn uống ra sao, ngủ nhiều hay ít, có nhõng nhẽo không...
Mong là các bé sẽ gặp được những cô giáo có tâm như vậy.”
Những dòng tâm sự xúc động của một người mẹ khi chứng kiến con mình được chăm sóc ở lớp mẫu giáo qua camera đánh trúng tâm lý nhiều cha mẹ khác, tạo nên diễn đàn nhỏ được phụ huynh quan tâm.
Rất nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh chủ đề giáo viên mầm non, bộc lộ cái nhìn và suy nghĩ khác nhau của mọi người về nghề này.
Bên cạnh một bộ phận nhỏ những thầy cô không đặt cái tâm vào nghề, vẫn còn có không ít những tấm gương giáo viên điển hình.
Cô giáo Trịnh Thị Dung (Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) là một tấm gương tiêu biểu đại diện cho hơn 120.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thủ đô tâm sự: Nếu không yêu nghề, mến trẻ, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc thì có lẽ cô khó có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, trong công việc.
Cô giáo Trịnh Thị Dung (Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) là một tấm gương tiêu biểu đại diện cho hơn 120.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thủ đô tâm sự: Nếu không yêu nghề, mến trẻ, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc thì có lẽ cô khó có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, trong công việc.
Chia sẻ về thực trạng bạo hành trẻ mầm non, nhiều cán bộ nhân viên công tác trong ngành Giáo dục đã thẳng thắn lên án những hành động bạo lực với trẻ trong nhà trường. Cô Nguyễn Thị Lộc, Hiệu phó Mầm non bán công Hoa Mai, quận 3, TP HCM nhấn mạnh rằng: "Giáo viên mầm non cần nhất là chữ Tâm... Các cô mà hành xử thô bạo với trẻ sẽ làm mất đi hình ảnh vô cùng đẹp của nhà giáo, người mẹ thứ hai của trẻ."
Còn phó giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích chia sẻ: "Không thể làm nghề nếu vi phạm đạo đức". Theo bà, với những trường hợp vi phạm đạo đức nghề giáo thì cần phải xử lý nghiêm, thậm chí kiên quyết loại ra khỏi ngành.
Các nhà tâm lý học thì cho rằng việc bạo hành học sinh là do giáo viên thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chưa được rèn luyện đạo đức và thiếu lòng nhân ái với học sinh. Thạc sĩ lê Minh Công cho rằng "giáo dục ngày nay đang coi trọng việc học văn thay vì học lễ trong khi từ xa xưa, nền giáo dục của nước nhà lại "Tiên học lễ, hậu học văn". Đây là lỗ hổng lớn trong nền giáo dục hiện nay."
Học sinh đánh nhau hội đồng
Còn phó giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích chia sẻ: "Không thể làm nghề nếu vi phạm đạo đức". Theo bà, với những trường hợp vi phạm đạo đức nghề giáo thì cần phải xử lý nghiêm, thậm chí kiên quyết loại ra khỏi ngành.
Các nhà tâm lý học thì cho rằng việc bạo hành học sinh là do giáo viên thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chưa được rèn luyện đạo đức và thiếu lòng nhân ái với học sinh. Thạc sĩ lê Minh Công cho rằng "giáo dục ngày nay đang coi trọng việc học văn thay vì học lễ trong khi từ xa xưa, nền giáo dục của nước nhà lại "Tiên học lễ, hậu học văn". Đây là lỗ hổng lớn trong nền giáo dục hiện nay."
Học sinh đánh nhau hội đồng
Mấy năm gần đây, nhiều vụ nữ sinh đánh hội đồng, chửi bới và lột quần áo nhau giữa bàn dân thiên hạ khiến người ta phải ngẫm về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ, đáng buồn hơn là nữ giới. Sâu xa hơn, ấy là cả một nền giáo dục: Tại sao những đứa trẻ vẫn đang cắp sách đến trường lại có thể đánh nhau dễ dàng đến vậy? Đánh nhau vì những lý do trên trời rơi xuống, hay thích thì đánh...
Liên tiếp nhiều vụ nữ sinh đánh nhau hội đồng được chia sẻ trên mạng xã hội
khiến người ta giật mình thon thót.
Còn kinh khủng hơn nữa là những vụ đâm chém, tàn sát, giết hại bạn bè cùng trang lứa vì ghen tuông tình ái hay vì những mâu thuẫn cá nhân.
Ngày 8/12/2015, một em học sinh lớp 9 ở Thái Bình bị bạn hành hung và đâm thủng dạ dày vì không cho lấy ghế nhựa.
Mới đây nhất, một vụ ghen tuông đồng giới khiến 2 nữ sinh bị tạt axit.
Báo động đỏ về nạn xâm hại tình dục học đường
>>> Lào Cai lại rúng động vì thầy giáo dâm ô học sinh tiểu học
>>> Bảo vệ nhà trường dâm ô hơn 20 bé gái tiểu học
>>> Thầy giáo bị kỷ luật vì luồn tay qua nách chỉ bài học sinh
Bên cạnh vấn đề bạo lực học đường thì nạn xâm hại tình dục học sinh cũng là một trong những vấn đề nóng của xã hội ngày nay. Chỉ trong mấy ngày vừa qua mà mạng xã hội đã tràn ngập những thông tin về việc các em học sinh tiểu học bị bảo vệ, thầy giáo trong trường xâm hại tình dục.
Ngày 23/3, vụ việc bảo vệ ở trường tiểu học bán trú La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mường Khương (Lào Cai) dâm ô 20 bé gái tiểu học gây rúng động dư luận.
Trước đó 2 năm, tại Khánh Hòa cũng xảy ra một trường hợp tương tự. Bảo vệ nhà trường đã giở trò đồi bại với hai em học sinh lớp 1 và 2.
Cũng đầu tháng 4 vừa qua ở Lào Cai, một thầy giáo bị tố dâm ô học sinh lớp 5.
Ngày 22/3, mạng xã hội nóng lên bởi hình ảnh tố cáo hành vi sàm sỡ của một thầy giáo với nữ sinh lớp 8.
Cư dân mạng đã lên án gay gắt hành vi đồi bại của thầy giáo này.
Năm 2015, một bé gái lớp 2 trường tiểu học Nghi xá đã tố bị thầy giáo sàm sỡ nhiều lần. Gia đình em đã gửi đơn tố cáo hành vi dâm ô của thầy giáo đến cơ quan chức năng.
Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường và xâm hại tình dục đến người bị hại
Những đứa trẻ bị hại thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, cô đơn và sợ hãi… Chúng luôn sống trong trạng thái nơm nớp lo sợ và thậm chí khép bản thân mình trước mọi người xung quanh, kể cả người thân. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời.
Những đứa trẻ bị hại thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, cô đơn và sợ hãi… Chúng luôn sống trong trạng thái nơm nớp lo sợ và thậm chí khép bản thân mình trước mọi người xung quanh, kể cả người thân. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời.
Hành vi xâm hại tình dục còn có thể khiến các em hoảng loạn, muốn tự tử hoặc hình thành nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời, dễ sa đọa vào con đường tội lỗi.
Ngoài ra, bạo lực học đường hay xâm phạm tình dục học đường cũng gây nhiều hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng xấu đến gia đình những người bị hại, nhà trường và xã hội nói chung.
Vẫn còn rất nhiều những vụ việc đau lòng như vậy xảy ra dưới mái trường khiến trường lớp, thầy cô và bạn bè trở thành nỗi ám ảnh của các em. Đến khi nào những nỗi sợ này mới chấm dứt? Khi nào người ta không còn ám ảnh bởi những đôi mắt vô tội ánh lên sự sợ hãi của các em nhỏ, những vết đòn roi tím tái da thịt hay những cái tát cháy má của giáo viên dành cho học sinh? Khi nào thì việc nữ sinh đánh nhau hội đồng mới trở thành chuyện lạ, chuyện hiếm có? Khi nào trường học mới thật sự là nơi mang đến niềm vui, kiến thức cho các em học sinh này, để "mỗi ngày đến trường lại là một ngày vui?". Câu hỏi này có lẽ vẫn còn bị bỏ ngỏ...
Đến khi nào nỗi ám ảnh mang tên "trường học" mới chấm dứt với các em nhỏ tội nghiệp này?
HV
Theo Vietnamnet
Theo Vietnamnet
-
1 giờ trướcDự báo thời tiết 23/12/2024, các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, tiếp tục hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão đang hoạt động trên Biển Đông.
-
3 giờ trướcDự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn.
-
12 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
18 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
22 giờ trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
22 giờ trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
22 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
1 ngày trướcSau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị ở TPHCM.
-
1 ngày trướcHĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương.
-
1 ngày trướcQua kiểm tra và sàng lọc đối tượng nghi vấn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng xác định 2 thiếu niên 13 tuổi là nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi.
-
1 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
1 ngày trướcNhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.
-
1 ngày trướcTheo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
-
1 ngày trướcNhiều xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Bình Dương được huy động mở đường cho ô tô vận chuyển tạng hiến đến các bệnh viện, sân bay ở TPHCM.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.
-
1 ngày trướcBác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thông tin tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê 11 người tử vong ở Hà Nội.
-
1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau phiên giảm sâu. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng rời xa mốc 90 triệu đồng/lượng và chỉ quanh 81-83 triệu đồng/lượng.
-
2 ngày trướcDự báo thời tiết 21/12/2024, miền Bắc rét, trời có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Trong khi đó, Nam Bộ tiếp tục nắng với nhiệt độ cao nhất 29-32 độ.
-
2 ngày trướcCho rằng, vì ông T. mà mình bị cho thôi việc nên tài xế taxi đã nảy sinh ý định đến nhà ông T. để nói chuyện. Cuối cùng anh ta đã sát hại nạn nhân bằng nhát dao chí mạng.
-
2 ngày trướcLê Danh Tạo là cựu phóng viên của tờ báo chuyên ngành pháp luật, cùng vợ là Hồ Thị Hải và em vợ là Hồ Kim Cường đã nhận hơn 1,5 tỷ đồng của các tài xế xe đường dài để bảo kê các lỗi vi phạm.
Tin tức mới nhất
-
33 phút trước
-
3 giờ trước