Sự thật về kiêng “chuyện vợ chồng” vào ngày rằm và mùng 1?

Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.



Trong tình yêu và hôn nhân, chuyện mây mưa được coi như món ăn tinh thần không thể thiếu. Ngoài yếu tố làm tình cảm thăng hoa  thì chuyện tế nhị này còn đem lại kết quả tuyệt vời cho nòi giống. Tuy nhiên không phải thời điểm nào âu yếm cũng tốt, đặc biệt là trong những ngày rằm hay ngày mùng. Liệu chuyện kiêng mây mưa vào ngày rằm và mùng 1 này có đúng hay không?

Chưa từng có một nghiên cứu khoa học hay khảo sát nào chứng minh rằng 'chuyện ấy' đêm mùng 1, 15 là nên cấm kỵ. Theo quan niệm cổ xưa, việc ân ái vào ngày đầu tháng có thể dẫn đến những điều đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn cho năm mới.

mong-1-kieng-ky
 Các cặp vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục vào ngày mùng 1 âm lịch để tránh vận xui cho cả tháng.

Trong ngày mùng 1, ngày rằm các gia đình người Việt vẫn thường hay thắp hương để tưởng nhớ những người đã khuất. Cũng chính những ngày này, nhiều người thường có ý niệm kiêng khem, tránh việc ân ái.

Còn đối với một số người có quan niệm phong kiến thì họ cho rằng, đầu tháng dính vào phụ nữ, đặc biệt là chuyện 'mây mưa' sẽ mang lại xui xẻo của đàn ông. Tất nhiên, ý niệm này là do tư duy trọng nam khinh nữ, xuất phát từ xã hội phong kiến vẫn còn tồn tại ở một số người.

Theo Tố nữ kinh - "sản phẩm độc quyền" của vua chúa Trung Quốc, thì không được giao hợp vào ngày đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng âm lịch. Phạm vào cấm kị này, con cái sinh ra sẽ bị thương tổn, còn mình thì “không còn giương lên được”.

Trong mình lúc đó bị “dục hỏa thiêu trung”, nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can của mình nên nước tiểu phát ra có màu đỏ hay vàng đậm. Nhiều khi mang thêm bệnh di tinh, tuổi thọ bị giảm.

Chính vì vậy mà nhiều người lại kiêng quan hệ tình dục vào ngày mùng 1, vì đây là ngày đầu tiên của một tháng.

Đó là quan niệm của người xưa, còn ngày nay thì sao? Giờ đây, mọi quan niệm đều được nghĩ thoáng hơn rất nhiều, những cặp vợ chồng trẻ lại lấy thời khắc đầu tiên của năm mới để "khai tình" với hy vọng một năm mới tình cảm mặn nồng hơn.

Vì sao kiêng kị “mây mưa” vào ngày rằm, mùng một?  

Ngày đầu tháng (mùng 1) và ngày giữa tháng (rằm) là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không”, nguyệt thì thuộc âm, lúc này là âm hư, tức âm dương bị mất cân bằng, không tốt cho chuyện phòng the, cũng như sẽ mang tới nhiều điều xui rủi, không may mắn.

mong-1-kieng-ky1
 Trong ngày mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ.

Kiêng kị chuyện gối chăn vào ngày rằm và mùng một là theo quan điểm của Nho giáo. Họ luôn cho rằng, ngày đầu tháng, đầu năm mọi thứ cần phải sạch sẽ, kể cả trong "chuyện ấy". Vì thế, không chỉ kiêng kị tình dục mà còn phải kiêng cả các việc sát sinh nữa…

Tuy nhiên, theo quan điểm của thời đại ngày nay, “yêu” vào ngày nào cũng không quan trọng. Vấn đề ở đây là sức khỏe của những người trong cuộc như thế nào. Nếu như cả hai hoàn toàn khỏe mạnh, có cảm hứng thoải mái sẵn sàng “ra trận” thì mọi thứ vẫn có thể diễn ra tốt đẹp như những ngày bình thường khác. Đứa trẻ được sinh ra từ hai cơ thể khỏe mạnh, cảm xúc thăng hoa như thế đương nhiên cũng sẽ được mạnh khỏe, không hề có vấn đề gì trước và sau khi thụ thai cả.

 *Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Theo Khỏe & Đẹp


Kiêng Kỵ chuyện vợ chồng chuyện chăn gối quan niệm

Tin tức mới nhất