Sửa ngay 2 thói quen này, nếu bạn không muốn bị vẹo cột sống, cắt cụt chi

(2Sao) - Đôi khi chỉ bởi những thói quen thưởng chừng vô hại mà chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho sức khỏe của mình. Và đối với trẻ em, những thói quen xấu cần phải được cha mẹ quan tâm, nhắc nhở.

1. Thói quen buộc dây thun ở cổ tay: Cậu bé 4 tuổi suýt phải cắt cụt tay

Longlongm 4 tuổi, hiện đang nằm điều trị ở bệnh viện với cánh tay trải băng kín. Khi cậu bé 1 tuổi, mẹ đeo cho em một chiếc vòng bạc ở cổ tay trái, mục đích là để bảo vệ sức khỏe. Cuối tháng 12 năm ngoái, ông nội Longlong nhận ra chiếc vòng bạc quá chật, vì vậy, ông đã lấy nó ra và phát hiện dấu hình tròn hằn sâu xung quanh cổ tay bé. Kể từ đó, vất hằn trở nên sưng, đỏ. Gia đình đã đưa Longlong đến bệnh viện nhiều lần, tuy nhiên, dù nhiều biện pháp được sử dụng, vết sưng vẫn không biến mất.

Ngày 18/04/2016, gia đình dẫn Longlong đến Bệnh viện phụ nữ và nhi Trung ương Thành Đô. Fu Song, bác sĩ khoa chỉnh hình trẻ em nghi rằng những vết hằn là sẹo, có thể gây rối loạn phát triển tay chân của Longlong và cần được loại bỏ. Vì vậy, bước đầu sẽ điều trị các chứng viêm và sau 3 tháng, các bác sĩ sẽ loại bỏ vết sẹp bằng phẫu thuật.

Tuy nhiên, ngày 06/06, gia đình phải đưa Longlong đến bệnh viện bởi tình hình trở nên tồi tệ. Một mụn mủ lớn phát triển trên cổ tay em. Các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật lấy mủ. Sau khi mở vết thương, họ choáng váng nhận ra một chiếc dây thun nhỏ phát triển bên trong da thịt cổ tay Longlong.

Chiếc dây thun lấy ra từ da thịt cổ tay cậu bé Longlong

Bác sĩ Fu cho biết, theo hình chụp X-quang, xương của tay của Longlong cũng bị ảnh hưởng. Em không thể kéo căng tay trái của mình. Bác sĩ chẩn đoán rằng dây thun cao su đã theo cổ tay Longlong, dần dần xuyên qua da và chìm vào da thịt. Con trẻ mập mạp, ngấn sâu, cha mẹ thường không thể nhìn thấy điều này rõ ràng. "Nếu chúng ta không lấy dây thun cao su ra, Longlong có thể phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi". - Bác sĩ nói.

Trẻ em da thịt bụ bẫm, ngấn sâu

Dây thun có thể lẩn vào da thịt con bạn nếu bạn không chú ý

Sau phẫu thuật, cậu bé Longlong cho biết em thường tự ý buộc dây thun cao su vào cổ tay mình. Cha mẹ của Longlong lấy làm tiếc vì họ đều làm việc ở Thành Đô, trong khi con trai sống với ông bà ở Tử Dương. Họ đã không thành công trong việc chăm sóc tốt cho Longlong và lần lượt để em tự mặc quần áo và tắm từ 1 năm trước. Đó cũng là lý do các vết thương không được tìm thấy.

2. Thói quen chơi điện thoại quá lâu: Cậu bé 12 tuổi vẹo cột sống

Một cậu bé 12 tuổi đột nhiên bị vẹo cổ, không thể cử động. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cậu bé bị thoái hóa đốt sống cổ như ở đàn ông tuổi 50.

Thiếu niên bị vẹo cổ và lệch cột sống

Hóa ra nguyên nhân là vì chơi điện tử trên điện thoại quá lâu. Mẹ của cậu bé nói với bác sĩ của bệnh viện Phúc Châu, Trung Quốc rằng bởi vì màn hình điện thoại nhỏ, cậu đã thu người trên sofa, đặt điện thoại di động trên đầu gối và chơi trong nhiều giờ, chơi đến đau vai cũng không ngừng tay.

Tư thế sai khi dùng thiết bị điện tử quá lâu là một trong những nguyên nhân chủ yếu

Các báo cáo cho thấy số lượng trẻ em mắc các bệnh liên quan đến cột sống ngày càng nhiều. Bệnh này có xu hướng tăng vào mùa hè, khi trẻ em có nhiều thời gian rảnh rỗi và thường cúi đầu để chơi các sản phẩm điện tử với tư thế không đúng.

Bảo Châu
Theo Vietnamnet

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao