"Thiên hạ đệ nhất làng" nổi tiếng giàu có ở Trung Quốc

Mỗi hộ gia đình ở làng Hoa Tây đều được cấp biệt thự và xe hơi, trong khi mỗi một người dân được cho là có ít nhất 140.000 USD trong tài khoản ngân hàng.Mỗi hộ gia đình ở làng Hoa Tây đều được cấp biệt thự và xe hơi, trong khi mỗi một người dân được cho là có ít nhất 140.000 USD trong tài khoản ngân hàng.




Thành lập vào năm 1961, làng Hoa Tây (Huaxi) thuộc thành phố Vô Tích,

tỉnh Giang Tô được xem là ngôi làng giàu có nhất Trung Quốc. Ngôi làng có tổng diện tích 97 ha, chỉ gấp hơn 2 lần Vatican.

Ảnh: Browning.
 


Đi lên từ ngôi làng thuần nông lạc hậu với dân số 600 người, giờ đây,

làng Hoa Tây có khoảng 2.000 dân bên cạnh hơn 20.000 người nhập cư đến làm công nhân.

Mỗi hộ gia đình của làng Hoa Tây đều được cấp nhà xây dựng theo phong cách châu Âu cùng xe hơi.

Ảnh: China News.
 

Năm 2004, làng Hoa Tây từng tuyên bố thu nhập bình quân của người dân là gần 18.000 USD/năm,

gấp 40 lần thu nhập bình quân của nông dân Trung Quốc. Mỗi một người trong số 2.000 cư dân của ngôi làng

được cho là có ít nhất 140.000 USD trong tài khoản ngân hàng.

Ảnh: Browning.
 

Khách sạn Longxi 72 tầng, tổng kinh phí xây dựng 430 triệu USD,

ra đời nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập làng Hoa Tây vào năm 2011. Với chiều cao 328m,

khách sạn này cao hơn tháp Eiffel ở Paris hay tòa nhà Chrysler ở New York hay tòa nhà Shard ở London.

Ảnh: China News.
 
 
Tầng 60 của Longxi có tượng một con trâu làm bằng vàng nặng đến một tấn. Ảnh: China News.
 

 


Làng Hoa Tây có khu công viên chủ đề với các công trình mô phỏng các kiến trúc nổi tiếng ở Trung Quốc

cũng như trên thế giới. Trong ảnh là công trình mô phỏng Cố Cung (Tử Cấm Thành),

nơi ở của hoàng gia hai triều Minh - Thanh ở Bắc Kinh.

Ảnh: People's Daily.
 



Thiên An Môn, cổng chính dẫn vào Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh,

xuất hiện nổi bật trên nền xanh của cây cối và hệ thống cáp treo du lịch ở Hoa Tây.

Ảnh: Imaginechina.
 

Làng Hoa Tây tái hiện một đoạn Vạn Lý Trường Thành. Công viên chủ đề được xây dựng để phục vụ người dân

vốn không có thời gian đi du lịch do phải làm việc suốt 7 ngày trong tuần trong các nhà máy. Ảnh:People's Daily.
 

Nhà hát "con sò" nổi tiếng của Sydney (Australia) cũng được mang về Hoa Tây. Ảnh: People's Daily.
 


Những trung tâm mua sắm được xây theo kiến trúc chùa là một điểm nhấn kiến trúc ở Hoa Tây.

Phần chóp của những công trình này được cho là làm bằng vàng.

Ảnh: Daily Mail.
 

Cổng chính dẫn vào làng Hoa Tây với dòng chữ "thiên hạ đệ nhất làng". Trong suốt nhiều năm,

chính quyền Trung Quốc tuyên truyền Hoa Tây là hình mẫu của công cuộc cải cách kinh tế tại quốc gia này.

Ảnh: People's Daily.
 

Cựu Bí thư Ngô Nhân Bảo (trái), qua đời năm 2013, được xem là người tạo nên sự đổi thay kỳ diệu của Hoa Tây.

Nguồn thu chính của ngôi làng đến từ hoạt động khai khoáng và luyện kim,

tuy nhiên việc Hoa Tây làm thế nào để từ nghèo khó trở nên giàu có như hiện nay vẫn còn nhiều bí mật.

Ảnh: Daily Mail.
 

Nguồn thu ngân sách của Hoa Tây giờ đây còn đến từ hoạt động du lịch khi có rất đông du khách

đổ về đây mỗi năm để tận mắt chứng kiến sự giàu có của ngôi làng.

Ảnh: People's Daily.
 

"Thiên hạ đệ nhất làng" Trung Quốc còn có máy bay trực thăng riêng để phục vụ cư dân.

Người dân Hoa Tây cũng được hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục… hoàn toàn miễn phí.

Ảnh: People's Daily.  
 


Dân Trung Quốc chân trần leo thang làm từ 36 lưỡi dao:

Hoạt động có truyền thống hàng trăm năm được dân làng Zhongtuan,

tỉnh Phúc Kiến, tổ chức 3 năm một lần vào ngày rằm tháng 10 để cầu mong mùa màng bội thu.
THeo ZIng


làng giàu có làng giàu ở Trung Quốc làng Hoa Tây Trung Quốc

Tin tức mới nhất