Thực hư vi khuẩn ăn thịt người
Có thời gian vừa qua, dư luận xôn xao về một loại vi khuẩn ăn thịt người có khả năng gây tử vong cao. Thực tế thì loại vi khuẩn này nguy hiểm tới đâu?
Ảnh minh họa: Internet Ảnh minh họa: Internet
Những trường hợp nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người
Từ năm 2009 đến cuối năm 2013, Việt Nam đã ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh, trong số đó có 7 người tử vong ngay tại bệnh viện, 1 trường hợp bệnh nặng được gia đình xin về, 2 trường hợp được cứu sống. Những triệu chứng ban đầu của các bệnh nhân giống nhau, đều là sốt, vàng da, vàng mắt, một số trường hợp còn bị đau bụng, tiêu chảy.
Trường hợp bệnh nhân gần đây nhất là vào đầu tháng 4/2013, bệnh nhân người Tiền Hải, Thái Bình nhập viện trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử khắp cánh tay trái. Trước khi nhập viện bệnh nhân có biểu hiện sốt, một ngày sau sưng nề cẳng tay trái rồi lan ra khắp cánh tay và vai. Bệnh nhân được điều trị 10 ngày tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm trùng huyết nhưng bị hoại tử toàn bộ cánh tay bên trái.
Ngay cái tên mà truyền thông dùng để nói về căn bệnh này – vi khuẩn ăn thịt người đã khiến người dân không khỏi hoảng sợ. Cùng với đó, căn bệnh này cũng được liên hệ với ca tử vong của bệnh nhân người Mỹ tên Anthony Hills (55 tuổi, ở quận Charleston, tiểu bang Nam Carolina).
Bệnh nhân bị vi khuẩn tấn công đầu tiên ở cánh tay và chân phải, khi được điều trị tại bệnh viện trường Y khoa Nam Carolina các bác sĩ tại đây đã phải cắt cụt tay phải của anh. Bác sĩ cũng đã có ý định cắt cả chân bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt của anh ấy, nhưng bệnh nhân đã qua đời vài giờ sau đó. Nước Mỹ với nền y học hiện đại vẫn không thể giành lại mạng sống của bệnh nhân trước “thần chết” vi khuẩn ăn thịt người càng khiến dư luận hoang mang hơn về loại vi khuẩn đáng sợ này.
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt vấn đề với BS. Nguyễn Hồng Hà – Phó viện trưởng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương - đơn vị tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm căn bệnh trên tại Việt Nam, bác sĩ Hà phản ứng gay gắt: “Nó chỉ là một chủng vi khuẩn và chỉ những người có cơ địa nhạy cảm thì mới bị, nó không phải là vấn đề gì lớn cả và lâu nay báo chí cứ làm quá lên khiến mọi người hoang mang”.
Khi nhắc lại tên mà truyền thông thường dùng để ám chỉ loại vi khuẩn này, bác sỹ Hà khẳng định, không có tên gọi nào như thế cả và loại vi khuẩn này cũng không nghiêm trọng như thế.
Cùng nhận định với BS. Nguyễn Hồng Hà, BS. Nguyễn Trung Cấp, trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng trấn an: mọi người không nên quá lo ngại về loại vi khuẩn này, nó không phát tán rộng rãi trong môi trường. Từ trước đến nay Việt Nam mới ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh, tức là tỉ lệ mắc bệnh không cao, không có khả năng thành dịch.
Được biết những trường hợp mắc bệnh phần nhiều là bị đứt tay chân khi làm việc dưới nước, trong số đó có một bệnh nhân lội cống nước thải, một bệnh nhân làm việc ở khu nước ngâm bè nứa…
Vi khuẩn ăn thịt người - hiếm xảy ra trên người
Loại vi khuẩn phát hiện gây bệnh cho những trường hợp trên mang tên Aeromonas Hydrophyla (AH). AH được biết đến ở người và động vật từ những năm 1950. AH là một loại trực khuẩn gram âm thường được tìm thấy ở những vùng có khí hậu ấm áp, nó có thể sống trong đất, nước thải, và nước ngọt hoặc nước lợ.
Theo Tạp chí Tim và Phổi (Mỹ) thì khi bị AH tấn công, biểu hiện lâm sàng ở những người khỏe mạnh thường là tiêu chảy và nhiễm trùng mô mềm.
Ở những người bị ức chế hệ thống miễn dịch hoặc bệnh gan, AH có thể gây viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, hội chứng tán huyết urê hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Loại vi khuẩn này được mô tả là trực khuẩn hình que, hình đầu tròn, chiều dài từ 1-3 micromet, rộng 0,3-1 micromet. AH có thể phát triển ở nhiệt độ thấp khoảng 4 độ C.
Do cấu trúc cơ thể nên AH rất độc với nhiều sinh vật, khi xâm nhập vào cơ thể nạn nhân, AH sẽ di chuyển trong máu đến các cơ quan gần nhất. Nó tạo ra độc chất Aerolysin enterotoxin, một chất độc có thể gây tổn thương mô.
Khả năng gây bệnh trên người của AH được công nhận trong nhiều thập kỷ trước với các loại về đường ruột. Loại bệnh đường ruột đầu tiên tương tự như bệnh tả gây ra tiêu chảy. Loại thứ hai là viêm dạ dày ruột lỵ, gây phân lỏng chứa đầy máu và chất nhầy. Viêm dạ dày ruột lỵ nghiêm trọng hơn và có thể kéo dài nhiều tuần. AH cũng liên quan tới viêm mô tế bào, nhiễm trùng gây viêm trong các tế bào da, eczema…
Trong một số trường hợp bệnh nghiêm trọng nhưng hiếm gặp là AH có thể gây hoại tử fasciitis, đây chính là những trường hợp được mọi người gọi là vi khuẩn ăn thịt người.
Mặc dù đã được ghi nhận gây bệnh trên người nhưng AH lại chủ yếu liên quan tới các bệnh được tìm thấy trên cá và các loài lưỡng cư sống trong môi trường nước. Khi nhiễm AH, cá bị loét, thối đuôi, thối vây và nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết dẫn đến tình trạng phát tán ra toàn cơ thể, gây xuất huyết trong mang, vùng hậu môn, gây viêm loét, sưng bụng…
Tuy có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng, nhưng AH chưa bao giờ gây bùng nổ dịch. Trước đây, giới khoa học mới chỉ ghi nhận một ổ dịch nhỏ vào tháng 5/1988 với 219 bệnh nhân nhập viện vì vi khuẩn AH ở California, Mỹ.
Phần lớn các tài liệu nghiên cứu đều cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn AH thường xảy ra nhất khi môi trường thay đổi, stress, nhiệt độ thay đổi, môi trường bị ô nhiễm và khi sinh vật đã bị nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn khác. AH cũng có thể được hấp thụ thông qua các thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn như hải sản, thịt hoặc một số loại rau phát triển trong môi trường nước như giá đỗ.
“Bệnh ăn thịt người” ở Mỹ
Theo Tạp chí Tim và Phổi (Mỹ) thì AH được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Mỹ. Dư luận Mỹ từng xôn xao về căn bệnh “ăn thịt người” từ hàng chục năm trước, thậm chí có cả một Hội Hoại tử Fasciitis Quốc gia được lập ra để chia sẻ kinh nghiệm cho những người mắc căn bệnh này.
Jackie Roemmele và Donna Batdorff, 2 người lập ra tổ chức này đã chia sẻ những câu chuyện có thật của chính bản thân họ trên trang web của hội.
Năm 1993, Jackie Roemmele đã thực hiện phẫu thuật chữa thoát vị sau mang thai. Nhưng vị trí vết mổ của cô lại là nơi lý tưởng để vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập vào. Cô đã có một cuộc chiến dài với vi khuẩn ăn thịt, cô từng bị sốt cao, thiếu máu và đau đớn khủng khiếp. Sau đó cô đã phải phẫu thuật để cắt bỏ đi các tế bào chết, để lại một phần cơ thể tê cứng và biến dạng.
Còn câu chuyện của Donna Batdorff lại được bắt đầu sau chuyến đi trượt tuyết vào năm 1996, lúc đó cô có cảm giác như bị cúm. Cô bị một vết cắt nhỏ ở ngón tay, sau đó chuyển thành đau ở cánh tay. Vi khuẩn ăn thịt đã khiến tình trạng đau nhức của cô trở nên tồi tệ. Donna bị mất nước, huyết áp thấp, nhiều ngày bất tỉnh… Donna đã thực hiện 5 ca phẫu thuật để loại bỏ một trong những ngón tay, cạo một số ngón tay khác để loại bỏ các mô bị nhiễm bệnh và ghép da từ đùi cho cánh tay. Một năm sau, Donna được trang bị ngón tay giả và có thể đi xe đạp, tham gia tập thể dục nhịp điệu…
Từ kinh nghiệm của bản thân, Jackie Roemmele và Donna Batdorff đã lập Hội Hoại tử Fasciitis Quốc gia nhằm nâng cao nhận thức, và hỗ trợ thông tin cho mọi người về căn bệnh này.
Thực tế căn bệnh này là căn bệnh cũ, nó có tên chính thức là necrotizing fasciitis, là bệnh viêm gân gây hoại thư, làm chết, hủy hoại các lớp gân dưới da. Khi truyền thông khai thác các trường hợp bệnh, nó được biết đến với cái tên Flesh eating disease (bệnh ăn thịt người). Bệnh thường xảy ra với những người có vết thương ngoài da, nếu trong môi trường tiếp xúc có vi khuẩn thì những vết thương này chính là cửa ngõ để vi trùng Streptococcus loại A (group A streptococcus) đi vào cơ thể gây bệnh.
Khi nhắc đến bệnh vi khuẩn ăn thịt người, người ta thường nhắc đến các trường hợp ở Mỹ, tuy nhiên, có một số quốc gia khác cũng từng có bệnh nhân tử vong do vi khuẩn này là Canada, Hồng Công… Ấn Độ cũng ghi nhận AH gây bệnh nhưng từ những nghiên cứu về bệnh tiêu chảy do AH gây ra. Đặc biệt, tại Việt Nam đã nhắc đến 10 trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn AH gây ra nhưng các chuyên gia tại Việt Nam cũng khẳng định những trường hợp này không phải thể bệnh đã phát hiện trên nhiều bệnh nhân ở Mỹ.
Theo SKGĐ
-
4 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
5 giờ trướcDù có kích thước khổng lồ, phần thịt có thể ăn sống của loài ốc này lại vô cùng ít ỏi, thậm chí “chẳng bõ dính răng”.
-
7 giờ trướcNhững bông tuyết đầu mùa bắt đầu xuất hiện ở Paris từ ngày 20/11, khiến thủ đô của nước Pháp chìm trong màu trắng tinh khiết, đẹp lung linh và huyền ảo.
-
9 giờ trướcBộ lạc Himba ở phía Bắc Namibia là một trong những bộ lạc còn giữ được nhiều phong tục cổ xưa, phụ nữ không tắm bằng nước suốt đời, để ngực trần và chỉ quấn khố nhỏ.
-
10 giờ trướcTrứng là thực phẩm hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng ăn vào thời điểm nào giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ sức khỏe não bộ thì không phải ai cũng biết.
-
12 giờ trướcTrứng và khoai lang được xem là thực phẩm vàng cho chế độ giảm cân vì chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lương calo thấp.
-
13 giờ trướcGần 200 con khỉ mới đây đã trốn khỏi khu Pho Khao Ton và hoành hành khắp Lopburi, thành phố du lịch nổi tiếng ở miền trung xứ chùa Vàng.
-
14 giờ trướcNhìn giống giun đất nhưng mang hương vị thơm ngon khó cưỡng, đặc sản này khiến không ít du khách nước ngoài lần đầu nhìn thấy phải “rùng mình”.
-
15 giờ trướcNgay sau khi được đăng tải, những hình ảnh về con hổ cái trong vườn thú đêm Chiang Mai, đã trở thành chủ đề gây sốt trên khắp các nền tảng mạng xã hội xứ chùa Vàng.
-
18 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
1 ngày trướcNgười dân ở Murung Raya, Trung Kalimantan, mới đây đã được một phen hoảng hồn khi bất ngờ thấy "đám mây" nhỏ trên không bất ngờ rơi xuống đất
-
1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
-
1 ngày trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
1 ngày trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
1 ngày trướcĂn trứng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên ăn trứng buổi sáng và ăn trứng buổi tối sẽ có những sự khác biệt gì.
-
1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
1 ngày trướcĂn tỏi có phòng ngừa đột quỵ không là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng tham khảo các nhóm thực phẩm có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ dưới đây.
-
1 ngày trướcGiá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.
-
1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
4 giờ trước
-
4 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
11 ngày trước