Thực phẩm nhuốm màu "chết chóc": Người Việt biết đặt niềm tin nơi đâu?

(2Sao) - Nhiều năm trở lại đây, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành một trong những vấn nạn cấp bách của xã hội.

Liên tiếp những vụ sử dụng hóa chất để tẩm ướp thức ăn bị phát hiện khiến người tiêu dùng hoang mang.

>>> Nhuộm đỏ ruốc biển bằng phẩm màu gây phẫn nộ
>>> Hiểm họa của chất tạo nạc thịt lợn và cách nhận biết
>>> Thịt gà được nhuộm vàng bằng chất độc hại cấp tính: có thể dẫn đến ung thư
>>> Mực tẩy trắng, tôm tạo nạc tiềm ẩn nguy cơ ung thư
>>> Vạch mặt sát thủ gây ung thư ở Việt Nam


Thực phẩm nhuốm màu "chết chóc"


Các loại thịt đã thối rữa được phù phép bằng hóa chất để trở nên tươi ngon, bắt mắt trước khi tuồn ra thị trường, tới tay người tiêu dùng. Từ cuối năm ngoái cho đến nay, giới truyền thông liên tục đưa tin nhiều xe tải chở hàng chục tấn thịt đang phân hủy, thậm chí có thịt đã hết hạn sử dụng từ cả chục năm trước được bảo quản đông lạnh, cố gắng qua mặt công an để tuồn vào các thành phố lớn. Trước khi được bán ra thị trường, các hộ kinh doanh lớn nhỏ lại không quên tưới tắm cho các loại thịt đã thối rữa ấy bằng những hóa chất công nghiệp độc hại để chúng trở nên tươi ngon, bắt mắt.


Lực lượng chức năng bắt giữ chiếc xe tải chở cả tấn thịt thối rữa


Rau muống được tưới nhớt cho xanh mướt, giá đỗ và đậu phụ được tắm hóa chất để trở nên trắng mập, các loại rau được ngâm trong hóa chất để mau lớn mà chẳng cần đến dinh dưỡng của đất. Thay vì tiêu thụ các chất dinh dưỡng của thực phẩm, thì người tiêu dùng lại phải ăn các loại hóa chất công nghiệp được tẩm ướp sẵn trong các loại thực phẩm.


Người nông dân đang tưới nhớt lên rau muống


Dừa bị tẩy trắng bằng hóa chất. Chỉ với số tiền mua hóa chất ít ỏi, các chủ bán dừa đã có thể hô biến hàng trăm trái dừa trở nên trắng nõn.


Dừa được ngâm trong hóa chất để có màu trắng nõn


Bún, phở cũng được hóa chất tắm trắng để trông ngon hơn trước khi bán trên thị trường. Thậm chí đến gạo - loại lương thực mà người Việt Nam ta vẫn ăn hàng ngày cũng được làm đẹp bằng các loại hóa chất. Gạo trở nên trắng hơn, mập hạt hơn và khi nấu nở to hơn nhờ một gói bột hóa chất có giá 8.000 đồng. Sau khi kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh cơm bụi, các cơ quan chức năng đã phát hiện họ thường dùng loại bột xuất xứ từ Trung Quốc để nấu cơm. Điều này đã gây hoang mang cho không ít người thường xuyên ăn cơm bụi.


Bún, phở chứa chất tẩy trắng gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng


Hải sản được bơi trong hóa chất. Cuối năm ngoái, các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục đưa tin về việc tẩm ướp hóa chất cho mực thối để chúng biến thành mực trắng, tươi và ngon. Những con mực chết được mua lại với giá chỉ chục nghìn đồng rồi được các cơ sở chế biến tẩm hóa chất thành mực tươi và bán cho người tiêu dùng với giá lên đến cả trăm nghìn đồng một con.


Để tẩy trắng hải sản, nhiều cơ sở kinh doanh ngâm hải sản trong hóa chất hoặc thêm ure vào nước javen để ngâm hải sản.


Mực thối sau khi được thu mua với giá rẻ thì được các tiểu thương ngâm hóa chất để tẩy trắng và làm tươi trước khi bày bán trên thị trường.

Mới đây nhất, một nhiếp ảnh gia chia sẻ trên facebook những bức ảnh ngư dân nhuộm đỏ ruốc biển bằng phẩm màu một cách công khai ngay trên bãi biển Gành Đỏ đã gây phẫn nộ trong dư luận.


Những bức ảnh ngư dân đang nhuộm đỏ ruốc biển được chia sẻ trên facebook cá nhân
của một nữ nhiếp ảnh



Việc nhuộm đỏ ruốc biển khiến cư dân mạng phẫn nộ và gây hoang mang cho người tiêu dùng


Khi bị bóc mẽ chuyện tưới hóa chất vào ruốc, những ngư dân thậm chí còn lớn tiếng mắng nhiếc và muốn đập máy ảnh của nữ nhiếp ảnh.

Không chỉ thực hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm VSATTP công khai mà những ngư dân ở đây còn lớn tiếng nạt nộ khi bị chụp lại hình. Một ngư dân bào chữa: "Ruốc này chuyển ra bán Hà Nội chứ không bán ở quê mình đâu. Mấy bà bên kia chửi tụi tao chứ không phải chửi mấy đứa đâu. Mà đừng quay lên tivi nha".

Sau khi những bức ảnh được chia sẻ gây xôn xao cộng động mạng, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết loại chất cấm màu đỏ mà người dân thường sử dụng là chất Rhodamine B thường được dùng trong công nghiệp nhuộm vải, bền màu và giá thành rẻ.


Phẩm màu nhuộm đỏ ruốc biển là hóa chất nhuộm vải có giá không đến 20.000 đồng

Thực phẩm ngậm hóa chất

Thịt lợn thối hóa thành thịt bò tươi, thịt lợn được tiêm chất tạo nạc, ngậm kháng sinh vượt quá mức cho phép liên tục bị các cơ quan chức năng phát hiện. Ngày 24/3 vừa qua, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa bắt quả tang một cơ sở nuôi heo thịt ở Bến Tre đã bơm nước và tiêm thuốc an thần trái phép cho heo. Sau đó, những chú heo này sẽ được vận chuyển về các lò mổ. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh gây độc hại cho người tiêu dùng, heo đã bị tiêm thuốc phải được giết mổ sau 7 ngày. Thế nhưng, chủ trang trại đã không đoái hoài gì đến sức khỏe người tiêu dùng mà bán số heo vừa được tiêm thuốc và nước cho các lò mổ.

Rau tươi được hồi sinh từ rau héo nhờ các loại hóa chất rẻ tiền. Chỉ với 20.000 - 50.000 đồng/ kg bột hóa chất hòa cùng 100 lít nước là các tiểu thương có thể làm hồi sinh vài trăm kg rau củ quả đã héo úa cả tuần trước đó.


Hóa chất giúp hồi sinh rau héo thành rau tươi được nhiều lái buôn sử dụng


Cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết vấn nạn VSATTP liệu đã đủ chưa?

Chắc chắn là chưa khi những chiêu trò kinh doanh thực phẩm bẩn, qua mặt lực lượng chức năng ngày càng tinh vi. Việc đưa tin ảnh phản ánh, cảnh báo người tiêu dùng của các cơ quan ngôn luận cũng chỉ giúp ích một phần trong việc khơi dậy ý thức tự bảo vệ chính mình cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng chỉ biết tìm hiểu những mẹo phân biệt thực phẩm thật giả để cố gắng bảo vệ mình tốt nhất có thể. Giữa mê hồn trận đủ các loại thịt và rau củ trên thị trường, mà thường thì thịt nào, rau nào trông cũng tươi ngon, bắt mắt thì người tiêu dùng biết lấy đâu làm cơ sở để phân biệt thật - giả, ngậm hóa chất hay không ngậm hóa chất?

Ở những nơi công nghệ thông tin phát triển, internet được phổ khắp rộng rãi, người ta chia sẻ cho nhau những mẹo phân biệt thịt tươi ngon hay thực phẩm chứa hóa chất đầy rẫy trên các trang mạng xã hội, nhưng thử hỏi liệu có bao nhiêu người áp dụng được những cách thức ấy khi đi chợ? Còn ở những nơi vùng sâu vùng xa, những miền quê nghèo khi người tiêu dùng chưa có điều kiện tiếp xúc với internet thì sao? Họ lại mua bừa chọn đại, để rồi xảy ra một loạt những vụ ngộ độc thức ăn tập thể ở đám cưới, đám hiếu hay trong các khu công nghiệp.

Công nhân quá đông nên phải ngồi ở hành lang bệnh viện. Ảnh: Phương Chi
Ngày 28/12/2015 xảy ra một vụ ngộ độc tập thể tại công ty may nội y Regiana Miracle
ở khu công nghiệp VSIP (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng)


Có thể nói, việc chấm dứt tình trạng để thực phẩm bơi trong hóa chất, phẩm màu hay không phụ thuộc chính vào các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán. Chừng nào những lái buôn chưa chịu đặt cái Tâm, đạo đức nghề nghiệp lên trên lợi nhuận cá nhân thì chừng đó những vụ thực phẩm bẩn, thực phẩm ngậm hóa chất vẫn sẽ là vấn nạn xã hội khiến người tiêu dùng hoang mang.

Không ăn thì chết đói, mà ăn thì chết bệnh

Theo các chuyên gia y tế, thực phẩm chứa hóa chất là nguyên nhân chính khiến bệnh ung thư gia tăng, đặc biệt là các bệnh ung thư về đường tiêu hóa. Bên cạnh việc gây ngộ độc thì ăn nhiều thực phẩm chứa hóa chất khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố, nguy hại cho sức khỏe và phát sinh nhiều bệnh tật.

Trong số các loại hóa chất được sử dụng để phù phép thực phẩm thì phẩm màu nhân tạo được sự dụng phổ biến nhất để làm đẹp thức ăn,  tăng tính hấp dẫn với người tiêu dùng, hoàn toàn không có giá trị về mặt dinh dưỡng, nếu lạm dụng sẽ gây bệnh.

***
Nhiều người, nhất là cơ sở chế biến thực phẩm chuộng phẩm màu hóa học vì chúng thường đem lại màu sắc đẹp cho món ăn, không bị bay màu trong quá trình chế biến và giúp cho món ăn bắt mắt, hấp dẫn hơn, không dễ bị hỏng. 

Phẩm màu hóa học thường rất rẻ, chỉ khoảng 25.000-50.000 đồng/kg với loại không có nhãn mác xuất xứ từ Trung Quốc. Rất dễ mua các loại phẩm màu này, tất cả đều được bày bán tràn lan ở chợ, chúng còn dễ sử dụng và không bao giờ bị hư. 

Để phân biệt, người tiêu dùng nên lưu ý thực phẩm được nhuộm màu hóa học thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng trông kém tự nhiên hơn đồ ăn dùng màu tự nhiên. Dưới đây là hình ảnh khác biệt giữa món ăn dùng phẩm màu và dùng màu tự nhiên. (Theo Khoahoc.tv)


HV
Theo Vietnamnet



Tin tức mới nhất