Tiêm chất làm trắng chỉ dùng thoa bên ngoài, cổ người phụ nữ biến thành...'da cá sấu'

Hai tháng sau khi tiêm chất làm trắng da, thay vì trắng lên và mịn màng, cổ nạn nhân bị viêm nhiễm, da xuất hiện nhiều nốt sần sùi như da cá sấu.



Ngày 26-5, BV Trưng Vương (TP.HCM) cho biết, nơi đây vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị biến chứng vì chất làm trắng da. Đáng chú ý, đây là chất làm trắng da tự chế, được tiêm thẳng vào người mà khi chỉ được cho phép sử dụng bên ngoài.

Cụ thể, bệnh nhân là một phụ nữ ngoài 40 tuổi, ngụ TP.HCM. Hai tháng trước, nghe theo lời tư vấn của bạn bè thân quen, chị được giới thiệu đến một cơ sở thẩm mỹ để chăm sóc da. Tại đây, chị được tiêm vào vùng cổ một loại hỗn hợp được cho là có khả năng giảm nếp nhăn, giúp da trắng mịn, căng phồng. Đáng chú ý, đó lại là hỗn hợp của ba loại mỹ phẩm chỉ được dùng để thoa ngoài da, hoàn toàn không được chỉ định để đưa trực tiếp vào cơ thể.

Tiêm chất làm trắng chỉ dùng thoa bên ngoài, cổ người phụ nữ biến thành...“da cá sấu” - Ảnh 1.
TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh chia sẻ về ca bệnh.

Tiêm chất làm trắng chỉ dùng thoa bên ngoài, cổ người phụ nữ biến thành...“da cá sấu” - Ảnh 2.
Sau khi tiêm chất làm trắng da tự chế, cổ người phụ nữ sần sùi như da cá sấu.

Hậu quả là cổ người phụ nữ bắt đầu bị biến chứng. Khi đến bệnh viện, cổ đã qua trạng thái viêm nhiễm, xuất hiện nhiều nốt sần sùi, da bị kích ứng, ngứa và mẫn đỏ. Để điều trị, các BS phải cho bệnh nhân dùng thuốc dưỡng da kèm chất "giải độc" từ loại chất làm trắng da hỗn hợp gây ra.

TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Bỏng – Tạo hình thẩm mỹ BV Trưng Vương cho biết, 3 chất làm đầy trong hỗn hợp được tiêm vào cổ bệnh nhân là DNA, axit hyaluronic và glutathione. Tuy nhiên, thuốc giải chỉ khử được DNA, hai chất còn loại phải để cơ thể tự thải ra theo thời gian. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể để lại di chứng là các vết sẹo và khó có thể quay về như tình trạng ban đầu.

Tiêm chất làm trắng chỉ dùng thoa bên ngoài, cổ người phụ nữ biến thành...“da cá sấu” - Ảnh 3.
TS.BS Khanh lưu ý người dân phải phân biệt được giấy phép sử dụng vật tư y tế và giấy phép sử dụng sản phẩm thẩm mỹ.

Từ ca bệnh này, BS Khanh khuyên người bệnh một khi muốn làm đẹp phải chú ý đến những vấn đề cơ bản. Thứ nhất là phải biết về tên và công năng của loại mỹ phẩm, thuốc mà mình sắp được sử dụng. Thứ hai, là tên và chức danh người điều trị cho mình, xem họ có chứng chỉ hành nghề hay chưa. Một điều rất quan trọng là người cần phân biệt được giấy phép sử dụng vật tư y tế khác với giấy phép sử dụng sản phẩm thẩm mỹ để tránh điều trị vô tội vạ, dẫn đến tiền mất, tật mang.

Theo Trí Thức Trẻ

 


Tiêm trắng da thẩm mỹ

Tin tức mới nhất