Trường học độc lạ Nhật Bản: Cho suốt ngày chơi game, đến lớp muộn thoải mái
Tại Nhật Bản, một trường học được thành lập với mục tiêu: Đào tạo game thủ chuyên nghiệp và khuyến khích các bạn trẻ bỏ học quay trở lại lớp.
Wataru Yoshida (16 tuổi) không thể cố gắng được nữa, cậu không muốn quay trở lại trường học.
Wataru không thích giáo viên của mình, phản đối những nội quy dập khuôn và chán nản với các môn học trên lớp. Do đó, vào năm 2020, khi tất cả trường học tại Nhật Bản mở cửa trở lại sau đại dịch, cậu quyết định ở nhà và chơi game (trò chơi điện tử) suốt ngày.
"Bỗng dưng vào một hôm, thằng bé nói với tôi rằng, con không học được gì từ trường lớp", Kae Yoshida - mẹ của Wataru - chia sẻ với The Japan Times.
Hiện tại, sau hơn một năm bỏ học, Wataru theo học tại một ngôi trường "không bình thường".
Ngôi trường đào tạo thể thao điện tử đầu tiên tại Nhật Bản (Ảnh: The New York Times).
Trường đào tạo game thủ đầu tiên tại Nhật Bản
Wataru và khoảng 20 thiếu niên khác là học sinh của lớp đầu tiên tại trường Trung học eSports (thể thao điện tử) tư thục ở Tokyo, Nhật Bản. Đây là ngôi trường đầu tiên tại Nhật Bản thuộc lĩnh vực này.
Ngôi trường là sự kết hợp giữa lớp học truyền thống và các khóa đào tạo chơi game, được thành lập nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nghề game thủ chuyên nghiệp.
Mặc dù mục tiêu ban đầu là huấn luyện các vận động viên (VĐV) eSports, mô hình trường học này về sau lại thu hút những thanh niên bỏ học như Wataru quay trở lại trường.
Hiện tượng "từ chối đi học", thường bắt nguồn từ chứng lo lắng hoặc bạo lực học đường, đã trở thành vấn đề nhức nhối của nền giáo dục Nhật Bản từ năm 1990.
Với những học sinh không thể hòa nhập, môi trường học tập tại Nhật Bản có thể coi là "khắc nghiệt", khi áp lực phải tuân thủ - từ cả giáo viên lẫn bạn bè - được ghi nhận là rất cao.
Trong vài trường hợp, một số trường thậm chí bắt học sinh có màu tóc nâu tự nhiên phải nhuộm đen cho giống bạn bè, tệ hơn là đưa ra các nội quy về màu của quần áo lót.
Trường học eSports được thành lập nhằm thu hút các game thủ trẻ (Ảnh: The New York Times).
Để giảm thiểu tình trạng "từ chối đi học", các cán bộ giáo dục đã thử nghiệm nhiều mô hình khác nhau, bao gồm cả học từ xa.
Tháng 12/2022, Tokyo thông báo thành lập một trường học thuộc metaverse (vũ trụ ảo), với hình ảnh quảng cáo giống như được lấy từ những trò chơi nhập vai Nhật Bản.
Nhiều phụ huynh có điều kiện tài chính đã chuyển con mình sang học tại các trường tư hoặc "free school" (trường học tự do) - tập trung vào việc đào tạo kỹ năng giao tiếp xã hội, khuyến khích trẻ em tự học hỏi qua trí tò mò và những điều mình thích.
Đối với những thanh niên đam mê game, trường học eSports là thiên đường. Nhưng với các bậc cha mẹ, mô hình giáo dục này lại là "sự lựa chọn cuối cùng".
Không ép buộc học sinh bất kỳ điều gì
Để xoa dịu nỗi lo con em mình sẽ đi lệch hướng của phụ huynh, trường đã đầu tư vào kế hoạch giảng dạy nhằm đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục quốc gia.
Bên cạnh đó, trường đưa ra một số cách đối phó với tình trạng nghiện game và cung cấp triển vọng nghề nghiệp cho các game thủ chuyên nghiệp.
Tháng 4/2022, 22 nam học sinh, cùng cha mẹ và người nhà trong bộ vest tối màu, tập trung tại tầng 8 của một tòa nhà trong quận Shibuya (Tokyo, Nhật Bản) sầm uất để dự lễ khai giảng của trường.
Ngôi trường được thiết kế hiện đại với kiểu dáng nửa con tàu vũ trụ, nửa bo mạch chủ máy tính, có sàn kính và trần được chiếu sáng bởi các đèn neon màu xanh lá cây.
Vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần, học sinh sẽ được hướng dẫn về chiến lược thi đấu trong các trò chơi bắn súng như Fortnite và Valorant. Sau đó, họ được chia thành các nhóm để áp dụng những gì được học vào thực tế.
Vào thứ ba và thứ năm, trường sẽ dạy những môn học căn bản như toán, sinh học và tiếng Anh.
Bên cạnh chiến lược và kỹ năng trong game, học sinh được dạy cả những môn học cốt lõi như toán, sinh học và ngoại ngữ (Ảnh: The New York Times).
Khác với mô hình giáo dục truyền thống, trường đào tạo eSports bắt đầu tiết đầu tiên vào lúc 10h sáng, không yêu cầu đồng phục và không phạt nếu học sinh đến trễ.
Khi học sinh đi học muộn, các giáo viên vẫn chào hỏi vui vẻ hoặc đơn giản là bỏ qua.
"Những đứa trẻ bỏ học thường rất ghét việc bị ép buộc", Akira Saito - hiệu trưởng của trường, người có kinh nghiệm dạy học tại các trường công lập Nhật Bản - chia sẻ.
Vì thế, các giáo viên tại trường cảm thấy vui mừng khi học sinh của mình đi học, cho dù họ có đến trễ.
"Triết lý của chúng tôi là hấp dẫn học sinh bằng trò chơi điện tử, rồi chứng minh cho các em thấy rằng việc đến trường rất vui và thực sự hữu ích cho tương lai về sau", Akira nói.
Cuộc sống lạc quan, tiến bộ từng ngày
Torahito Tsutsumi (17 tuổi) đã bỏ học sau khi bị bạn bè bắt nạt dẫn đến rối loạn trầm cảm nặng.
Torahito dành cả ngày trong phòng đọc truyện tranh và chơi game. Khi mẹ cậu - Ai Tsutsumi - hỏi về vấn đề này, cậu trả lời rằng, cuộc sống của mình đã trở nên thật "vô nghĩa".
"Lúc có người nói với tôi rằng, họ cho con mình nghỉ học, tôi đã nghĩ rằng họ đang chiều hư chúng", Ai nói.
Đây là phản ứng bình thường. Nhất là khi người Nhật đặc biệt coi trọng việc rèn luyện sự kiên nhẫn - còn được gọi là "gaman".
Cách tiếp cận giáo dục này thường tập trung vào việc dạy học sinh những giá trị của sự kiên nhẫn, áp dụng hình phạt nghiêm khắc và tránh nuông chiều trẻ nhỏ.
Torahito từng là cậu bé buồn bã, chỉ ở trong phòng để chơi game và đọc truyện (Ảnh: The New York Times).
Chứng kiến con trai mình rơi vào trầm cảm, Ai lo rằng sẽ càng tồi tệ hơn nếu để con mình đi học trở lại. Bà bắt đầu mất kiên nhẫn cho tới khi thấy con trai mình bị thu hút bởi đoạn quảng cáo của trường eSports.
"Tôi không biết đó có phải là ý tưởng tốt không, nhưng quan trọng hơn cả là việc thằng bé muốn đi học", Ai Tsutsumi chia sẻ.
Đến giữa năm học, Torahito đã có tiến bộ. Theo lời kể của mẹ, cậu đến trường vào đúng 10h sáng mỗi ngày, tâm trạng cũng trở nên lạc quan hơn.
Tuy nhiên, Torahito không có nhiều bạn bè như cậu tưởng. Cậu không thấy mình có thể cạnh tranh được với những game thủ khác.
Chàng trai 17 tuổi muốn làm việc trong ngành công nghiệp game nhưng lại không tự tin về khả năng của bản thân.
Thực tế, chỉ có số ít học sinh có thể trở thành VĐV eSports chuyên nghiệp. Ngành thể thao điện tử chuyên nghiệp vốn không phổ biến tại Nhật Bản - nơi nổi tiếng với các tựa game một người chơi.
Hơn nữa, game thủ chuyên nghiệp thường có tuổi nghề ngắn ngủi, khi các VĐV có xu hướng giảm phong độ từ tuổi 24 trở lên, khi đôi tay và phản xạ chậm dần theo thời gian.
Vì thế, trường đào tạo eSports đã khuyến khích học sinh tìm kiếm các con đường khác thuộc ngành công nghiệp sáng tạo như lập trình hoặc thiết kế, xem việc trở thành game thủ chuyên nghiệp là sở thích chứ không phải là sự nghiệp chính.
Tuy nhiên, Wataru vẫn phấn đấu trở thành VĐV eSports. Mặc dù không đi học đầy đủ, cậu cố gắng tham gia 3 ngày/tuần để tập luyện.
VĐV eSports là nghề kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại chóng tàn (Ảnh: The New York Times).
Tháng 11/2022, sau nhiều tháng tập luyện, Wataru và các bạn cùng lớp vượt qua vòng một của giải đấu League of Legends cấp quốc gia - một trong những trò chơi thuộc thể loại đấu trường trực tuyến nhiều người chơi phổ biến nhất thế giới.
Tại vòng hai, đội của Wataru giành lợi thế vào trận đầu, nhưng cuối cùng lại thất bại trước một nhóm game thủ có kinh nghiệm hơn.
Bị đánh bại, các thành viên trong đội ngồi trong im lặng, ánh sáng từ màn hình máy tính chiếu lên những khuôn mặt thất vọng.
"Chắc tôi nên về nhà thôi", Wataru nói.
Cuối cùng, Wataru Yoshida vẫn ở lại trường để tập luyện. Nam sinh 16 tuổi dù sao cũng là thành viên của đội và cậu đang tiến bộ từng ngày.
Theo Dân Trí
-
10 phút trướcNetizen để lại bình luận dưới bài đăng của nữ sinh này.
-
1 giờ trướcHình ảnh cô dâu người Nùng xinh đẹp trong bộ váy cưới cách tân của người Mông đứng bên chú rể điển trai khiến nhiều cư dân mạng mê mẩn, tấm tắc ngợi khen.
-
9 giờ trướcMột phụ nữ ở làng Ringoda thuộc quận Nainital, bang Uttarakhand, đã thiệt mạng do bị hổ vồ.
-
10 giờ trướcCông an tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua trên địa bàn có tình trạng học sinh lên mạng mua búp bê KumanThong về nhà thờ cúng, mua bánh, kẹo "cho ăn" để cầu may mắn, học giỏi.
-
11 giờ trướcHuấn luyện viên Kim Sang-sik đặc biệt chú ý đến tiền đạo Shawal Anuar của đội tuyển Singapore trước trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024 (ASEAN Cup).
-
12 giờ trướcMàn hóa thân thành cô bán hàng nước của nàng WAG này khiến fan bật cười vì quá thú vị.
-
14 giờ trướcCác trận đấu bán kết hứa hẹn sẽ là sân khấu lớn để những ngôi sao như Shawal Anuar, Nguyễn Xuân Sơn, Suphanat Mueanta và Sandro Reyes tỏa sáng.
-
14 giờ trướcTỷ phú 80 tuổi được cho là đã bí mật kết hôn lần thứ 6 với người vợ trẻ kém ông 47 tuổi.
-
15 giờ trướcTrận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa Việt Nam và Singapore, diễn ra vào tối 29/12 trên sân Việt Trì, sẽ được điều hành bởi trọng tài Lutfullin Rustam.
-
15 giờ trướcĐội hình ra sân của đội tuyển Việt Nam mỗi trận đấu tại AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) luôn bất ngờ, ngay cả với các cổ động viên nhà.
-
16 giờ trướcÔng được xem là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam hạ mình xin lỗi dân.
-
16 giờ trướcNhiều người hâm mộ cảm thấy “thiếu thiếu” khi nhìn bộ ảnh mới của nữ coser này…
-
17 giờ trướcĐây là lần hiếm hoi Linh Rin khoe ảnh gia đình lên mạng xã hội.
-
17 giờ trướcNhững người khác đều chỉ bị thương nhẹ khi tai nạn xảy ra, riêng cậu bé 6 tuổi chết do bị túi khí ở hàng ghế trước đập mạnh vào người.
-
18 giờ trướcVới những giáo viên vùng cao, thưởng Tết là điều quá xa vời, hầu như không có trong suy nghĩ của các thầy cô.
-
18 giờ trướcNgười hâm mộ hoàng gia xôn xao khi phát hiện một người đàn ông giống hệt Hoàng tử Harry trong video giới thiệu buổi hòa nhạc mừng Giáng sinh của Công nương Kate.
-
19 giờ trướcĐội tuyển Việt Nam được đánh giá ở thế "cửa trên" trong trận đấu bán kết lượt đi AFF Cup 2024 gặp Singapore.
-
20 giờ trướcCác trang báo ở Anh hết lời khen ngợi Công chúa Charlotte - con gái của Hoàng tử William và Công nương Kate - trong sự kiện gần đây.
-
20 giờ trướcVừa đến Việt Nam là cô gái này "quậy" quá trời!
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
9 giờ trước
-
10 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
3 ngày trước
-
3 ngày trước