Tự đày đọa bản thân vì vô tình phát hiện nhật ký ngoại tình" của chồng quá cố
Trong Phật giáo có nhiều phương pháp để chuyển hóa sân hận, trong đó triết lý buông xả là cách giúp chúng ta dễ dàng đạt được hạnh phúc, an lạc.
Đức Phật dạy, muốn có hạnh phúc, điều quan trọng nhất là nhân sinh trút bỏ hết sân hận. Trong Phật giáo có nhiều phương pháp để chuyển hóa sân hận, trong đó triết lý buông xả là cách giúp chúng ta dễ dàng đạt được hạnh phúc, an lạc.
Bi kịch không lường trước
Thượng tọa Thích Nhật Từ - Nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng Việt Nam cho rằng, chuyển hóa sân hận không chỉ giúp con người sống bình an, hạnh phúc mà còn giúp chúng ta vươn tới những điều tích cực. Ông dẫn ra câu chuyện “lá thư gửi bồ nhí của người chồng quá cố” để minh chứng cho sự chuyển hóa sân hận. Chuyện rằng, đôi vợ chồng kia rất yêu nhau và có vẻ chung thủy. Mỗi ngày, hai người cùng dắt tay nhau đi trên con đường dù gia cảnh rất nghèo khó. Hạnh phúc đó làm nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.
Ngày chồng qua đời, người vợ khóc rất nhiều và làm đám tang theo tinh thần Phật giáo. Cúng dường tuần thứ nhất, thứ hai và chuẩn bị đến lần thứ bảy thì chuyện bất hạnh xảy ra. Người vợ phát hiện quyển nhật ký của chồng ghi lại những cuộc tình, đại từ xưng hô để trống. Bà rất sung sướng, hạnh phúc và thầm nghĩ: “Trời ơi! Hồi nào giờ ông thương mình cỡ này mà không chịu nói, mình vẫn cảm nhận được nhưng không nói ra. Có lẽ, nếu ông nói ra thì mình thương gấp hai, gấp ba lần vậy nữa”.
Nhưng đến trang cuối cùng, bà hoàn toàn bất mãn và thất vọng vì nội dung ghi: “Em ơi! Hôm nay anh không đến được vì mụ vợ già của anh cản quá”. Sụp đổ thần tượng, khổ đau xuất hiện, ngày hôm sau là đúng 49 ngày của chồng nhưng bà đã đập tan nát bàn thờ, hình của ông bị bỏ vào lò lửa đốt. Kết quả của cơn sân hận đẩy bà lâm vào cơn bệnh suy tim trầm trọng. Như vậy, theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, kiến thức về một thực tại bất mãn có thể làm cho con người khổ đau cùng cực. Sự khổ đau có thể được phóng thích bằng bạo động và tạo ra cường lực đổ nát rất lớn. Ông cho rằng, trong những tình huống như vậy, phải bình tâm suy xét thì mới dễ dàng tha thứ được. Rất khó, nhưng theo tinh thần của đức Phật dạy, phải tri túc, tức là biết đủ.
Câu chuyện trên cho thấy, nếu cường lực bất mãn quá sẽ làm đổ nát hết cả hạnh phúc đã có trong quá khứ. Chuyện không chung thủy của ông chồng chỉ diễn ra trong những năm cuối đời. Còn mấy chục năm trước, ông chung thủy, tại sao bà không nhớ, không cảm nhận bầu trời hạnh phúc đó mà chỉ thấy gai góc của những năm cuối, để rồi đánh đổ hết tất cả những gì đẹp đẽ của quá khứ, đó là thái độ ứng xử không nên có.
Đức Phật đề cập đến tình huống “người dễ nói” theo chiều hướng họ đã chuyển hóa được lòng sân ở mức độ nhất định nào đó nên rất dễ thương, dễ mến, gần gũi, kính, tiếp xúc và dễ học hỏi. Trong tình huống một vị xuất gia có đầy đủ nhu yếu phẩm do người đời cúng dường như y áo, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt, dược phẩm trị liệu nên thấy vị tu sĩ đó không cau có. Nhưng đừng dựa vào những yếu tố biểu hiện bên ngoài mà xác định người đó đã có được những tiến triển về tâm linh trong tu tập.
“Bần cùng đa oán” là trạng thái tâm lý thông thường. Nghèo khó, thiếu thốn tạo ra căng thẳng tâm lý nên dễ oán trách cuộc đời. Khoảng 20 năm về trước, Việt Nam còn nghèo, phần lớn phương tiện di chuyển bằng xe đạp, nhiều người đi bộ. Mỗi khi có sư thầy nào chạy chiếc xe đạp mới, vượt qua chiếc xe xích lô nào đó đã bị nghe những lời chửi bới khiếm nhã như “thầy chùa mà cũng bày đặt chưng diện”.
Người nghèo khó có nhiều nỗi niềm bức xúc, chỉ cần một duyên xúc tác nhỏ với người chưa hết lòng sân là họ thổ lộ sự cau có ra bên ngoài. Khi tâm bị ức chế hay quá căng thẳng rất dễ nổi cáu mà với người bình thường thì chẳng đáng vào đâu. Thấy được điều này, có thể khắc chế lòng “sân” thành công. Biết người khác đang rơi vào tình trạng “bần cùng đa oán”, đừng tạo cơ hội cho họ oán trách cuộc đời thêm nữa. Bởi vì, thói quen oán trách đó có thể làm họ mất tâm tùy hỷ với sự thành công của người khác, từ đó, nỗi khổ niềm đau sẽ gia tăng.
Năm tiêu chí loại bỏ “sân hận”
Theo đức Phật, người được gọi là “người dễ nói” là người ứng xử trước sau như một. Trong hoàn cảnh thuận hay nghịch, tâm họ không chao đảo trước những lời nhục mạ, thị phi, phê bình do người khác cố ý tạo ra. Đức Phật dạy năm tiêu chí loại bỏ lòng sân như sau:
Thứ nhất, chọn thời điểm thích hợp. Nếu phát biểu quan điểm để tháo gỡ sự hiểu lầm trong giao tế nên phát ngôn đúng thời thì mới có kết quả. Nói đúng thời điểm là người nghe cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng đón nhận. Lúc thời cơ tốt, chia sẻ vấn đề có nghệ thuật thì lời góp ý sẽ được tiếp nhận.
Thứ hai, sự chân thật và lòng chân thành. Người phát ngôn cần nói bằng ngôn ngữ của con tim với nội dung và lời lẽ chân thật, không thêm thắt sự kiện. Sự kiện diễn ra như thế nào thì mô tả như vậy, đừng để dòng cảm xúc biến thiên lên xuống theo sự kiện. Sự chân thành làm sự thật phơi bày mà không chạm đến lòng tự ái của người nghe.
Thứ ba, sử dụng lời nói nhu nhuyễn. Khái niệm nhu nhuyễn được đức Phật lấy từ hình ảnh vải lụa Kali ở vùng Vanarasi, địa danh nổi tiếng nhất về lụa tại Ấn Độ thời cổ đại. Bề mặt của vải lụa rất mịn màng làm cho người mặc có cảm giác thoải mái, dễ chịu trong mọi mùa. Mặt khác, vải lụa còn có giá trị làm trang sức, tăng thêm sự sang trọng cho người mặc (người đẹp vì lụa). Phải dùng ngôn ngữ nhu nhuyễn giống như lụa, ngữ điệu hòa nhã, dễ chịu, êm ái. Tuy nhiên, đừng lạm dụng trong những tình huống không cần thiết.
Thứ tư, nội dung và sự kiện có ích. Trình bày quá nhiều sự kiện sẽ làm người nghe chán ngán. Đề cập quá nhiều điều cùng một lúc làm người nghe thoái thất tâm Bồ đề, nản lòng thối chí, bối rối, chán chường, yếm thế và rút lui. Người khôn ngoan muốn đặt giá trị lợi ích lên trên các mối quan hệ giao tế thì sự hiểu biết, cảm thông, xây dựng là những yêu cầu không thể thiếu. Trong đối thoại, chỉ đề cập đến những gì thật sự có lợi ích nhằm giúp cho người nghe có những thay đổi tích cực.
Thứ năm, nói với tâm từ bi. Đây là tiêu chí nền tảng và quan trọng nhất so với bốn tiêu chí vừa nêu. Khi có lòng từ bi, sẽ nói đúng thời điểm cần thiết, lời nói chân thật, không tô hồng bôi đen, ngôn ngữ diễn đạt mang tính nhu nhuyễn và nội dung trao đổi luôn có nhiều giá trị lợi ích, hoàn toàn không gây tác hại cho người nghe.
Ứng dụng năm tiêu chí trên vào các mối quan hệ thì làm giảm bớt sự căng thẳng của lòng sân, nỗi khổ niềm đau và chắc chắn sẽ thành công trong cuộc sống. Hành giả hãy tâm niệm và học tập cách giữ tâm, không để tâm bị biến nhiễm từ trạng thái an vui hạnh phúc trở nên sân hận khổ đau, đừng nói những lời nói khó nghe, gây chia rẽ, hận thù, đổ nát… Mà phải nói và sống với tâm từ bi.
Theo thượng tọa Thích Nhật Từ, thực tập lòng từ bi theo mô hình ngược là thực tập sống chung với đối tượng dễ ghét trước, sau đó mới tới người dễ thương là nhằm nhắm vào bản chất cái gút của lòng sân. Khi cái gút của lòng sân được giải quyết thì mọi thứ sẽ được chuyển hoá. Cách thực tập này giúp ý thức và biết tôn trọng dòng cảm xúc, thoát khỏi nỗi khổ niềm đau. Phải thấy mấu chốt của tất cả mâu thuẫn và đổ vỡ trong cuộc đời phải được chuyển hóa ngay chính đối tượng tạo ra sự mâu thuẫn đó, chứ không phải đối tượng khác. Muốn tháo gỡ lòng sân lâu dài và dứt điểm thì khúc mắc xuất hiện lòng sân với ai, phải tháo gỡ với người đó.
Theo đức Phật, một hành giả dù là xuất gia hay tại gia không đầy đủ bốn nhu cầu vật dụng, lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng trong tình huống khó chịu, bức bách ấy mà họ vẫn không khởi lên lòng sân từ trong chiều sâu của tâm thức thì mới có chiều sâu tâm linh. Nhiều người sẵn sàng tha thứ người khác khi họ thành công tuyệt đỉnh nhưng lại không thể bỏ qua một lỗi lầm nhỏ khi họ rơi vào tình thế khổ đau.
Bi kịch không lường trước
Thượng tọa Thích Nhật Từ - Nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng Việt Nam cho rằng, chuyển hóa sân hận không chỉ giúp con người sống bình an, hạnh phúc mà còn giúp chúng ta vươn tới những điều tích cực. Ông dẫn ra câu chuyện “lá thư gửi bồ nhí của người chồng quá cố” để minh chứng cho sự chuyển hóa sân hận. Chuyện rằng, đôi vợ chồng kia rất yêu nhau và có vẻ chung thủy. Mỗi ngày, hai người cùng dắt tay nhau đi trên con đường dù gia cảnh rất nghèo khó. Hạnh phúc đó làm nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.
Ngày chồng qua đời, người vợ khóc rất nhiều và làm đám tang theo tinh thần Phật giáo. Cúng dường tuần thứ nhất, thứ hai và chuẩn bị đến lần thứ bảy thì chuyện bất hạnh xảy ra. Người vợ phát hiện quyển nhật ký của chồng ghi lại những cuộc tình, đại từ xưng hô để trống. Bà rất sung sướng, hạnh phúc và thầm nghĩ: “Trời ơi! Hồi nào giờ ông thương mình cỡ này mà không chịu nói, mình vẫn cảm nhận được nhưng không nói ra. Có lẽ, nếu ông nói ra thì mình thương gấp hai, gấp ba lần vậy nữa”.
Nhưng đến trang cuối cùng, bà hoàn toàn bất mãn và thất vọng vì nội dung ghi: “Em ơi! Hôm nay anh không đến được vì mụ vợ già của anh cản quá”. Sụp đổ thần tượng, khổ đau xuất hiện, ngày hôm sau là đúng 49 ngày của chồng nhưng bà đã đập tan nát bàn thờ, hình của ông bị bỏ vào lò lửa đốt. Kết quả của cơn sân hận đẩy bà lâm vào cơn bệnh suy tim trầm trọng. Như vậy, theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, kiến thức về một thực tại bất mãn có thể làm cho con người khổ đau cùng cực. Sự khổ đau có thể được phóng thích bằng bạo động và tạo ra cường lực đổ nát rất lớn. Ông cho rằng, trong những tình huống như vậy, phải bình tâm suy xét thì mới dễ dàng tha thứ được. Rất khó, nhưng theo tinh thần của đức Phật dạy, phải tri túc, tức là biết đủ.
Câu chuyện trên cho thấy, nếu cường lực bất mãn quá sẽ làm đổ nát hết cả hạnh phúc đã có trong quá khứ. Chuyện không chung thủy của ông chồng chỉ diễn ra trong những năm cuối đời. Còn mấy chục năm trước, ông chung thủy, tại sao bà không nhớ, không cảm nhận bầu trời hạnh phúc đó mà chỉ thấy gai góc của những năm cuối, để rồi đánh đổ hết tất cả những gì đẹp đẽ của quá khứ, đó là thái độ ứng xử không nên có.
Đức Phật đề cập đến tình huống “người dễ nói” theo chiều hướng họ đã chuyển hóa được lòng sân ở mức độ nhất định nào đó nên rất dễ thương, dễ mến, gần gũi, kính, tiếp xúc và dễ học hỏi. Trong tình huống một vị xuất gia có đầy đủ nhu yếu phẩm do người đời cúng dường như y áo, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt, dược phẩm trị liệu nên thấy vị tu sĩ đó không cau có. Nhưng đừng dựa vào những yếu tố biểu hiện bên ngoài mà xác định người đó đã có được những tiến triển về tâm linh trong tu tập.
“Bần cùng đa oán” là trạng thái tâm lý thông thường. Nghèo khó, thiếu thốn tạo ra căng thẳng tâm lý nên dễ oán trách cuộc đời. Khoảng 20 năm về trước, Việt Nam còn nghèo, phần lớn phương tiện di chuyển bằng xe đạp, nhiều người đi bộ. Mỗi khi có sư thầy nào chạy chiếc xe đạp mới, vượt qua chiếc xe xích lô nào đó đã bị nghe những lời chửi bới khiếm nhã như “thầy chùa mà cũng bày đặt chưng diện”.
Người nghèo khó có nhiều nỗi niềm bức xúc, chỉ cần một duyên xúc tác nhỏ với người chưa hết lòng sân là họ thổ lộ sự cau có ra bên ngoài. Khi tâm bị ức chế hay quá căng thẳng rất dễ nổi cáu mà với người bình thường thì chẳng đáng vào đâu. Thấy được điều này, có thể khắc chế lòng “sân” thành công. Biết người khác đang rơi vào tình trạng “bần cùng đa oán”, đừng tạo cơ hội cho họ oán trách cuộc đời thêm nữa. Bởi vì, thói quen oán trách đó có thể làm họ mất tâm tùy hỷ với sự thành công của người khác, từ đó, nỗi khổ niềm đau sẽ gia tăng.
Năm tiêu chí loại bỏ “sân hận”
Theo đức Phật, người được gọi là “người dễ nói” là người ứng xử trước sau như một. Trong hoàn cảnh thuận hay nghịch, tâm họ không chao đảo trước những lời nhục mạ, thị phi, phê bình do người khác cố ý tạo ra. Đức Phật dạy năm tiêu chí loại bỏ lòng sân như sau:
Thứ nhất, chọn thời điểm thích hợp. Nếu phát biểu quan điểm để tháo gỡ sự hiểu lầm trong giao tế nên phát ngôn đúng thời thì mới có kết quả. Nói đúng thời điểm là người nghe cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng đón nhận. Lúc thời cơ tốt, chia sẻ vấn đề có nghệ thuật thì lời góp ý sẽ được tiếp nhận.
Thứ hai, sự chân thật và lòng chân thành. Người phát ngôn cần nói bằng ngôn ngữ của con tim với nội dung và lời lẽ chân thật, không thêm thắt sự kiện. Sự kiện diễn ra như thế nào thì mô tả như vậy, đừng để dòng cảm xúc biến thiên lên xuống theo sự kiện. Sự chân thành làm sự thật phơi bày mà không chạm đến lòng tự ái của người nghe.
Thứ ba, sử dụng lời nói nhu nhuyễn. Khái niệm nhu nhuyễn được đức Phật lấy từ hình ảnh vải lụa Kali ở vùng Vanarasi, địa danh nổi tiếng nhất về lụa tại Ấn Độ thời cổ đại. Bề mặt của vải lụa rất mịn màng làm cho người mặc có cảm giác thoải mái, dễ chịu trong mọi mùa. Mặt khác, vải lụa còn có giá trị làm trang sức, tăng thêm sự sang trọng cho người mặc (người đẹp vì lụa). Phải dùng ngôn ngữ nhu nhuyễn giống như lụa, ngữ điệu hòa nhã, dễ chịu, êm ái. Tuy nhiên, đừng lạm dụng trong những tình huống không cần thiết.
Thứ tư, nội dung và sự kiện có ích. Trình bày quá nhiều sự kiện sẽ làm người nghe chán ngán. Đề cập quá nhiều điều cùng một lúc làm người nghe thoái thất tâm Bồ đề, nản lòng thối chí, bối rối, chán chường, yếm thế và rút lui. Người khôn ngoan muốn đặt giá trị lợi ích lên trên các mối quan hệ giao tế thì sự hiểu biết, cảm thông, xây dựng là những yêu cầu không thể thiếu. Trong đối thoại, chỉ đề cập đến những gì thật sự có lợi ích nhằm giúp cho người nghe có những thay đổi tích cực.
Thứ năm, nói với tâm từ bi. Đây là tiêu chí nền tảng và quan trọng nhất so với bốn tiêu chí vừa nêu. Khi có lòng từ bi, sẽ nói đúng thời điểm cần thiết, lời nói chân thật, không tô hồng bôi đen, ngôn ngữ diễn đạt mang tính nhu nhuyễn và nội dung trao đổi luôn có nhiều giá trị lợi ích, hoàn toàn không gây tác hại cho người nghe.
Ứng dụng năm tiêu chí trên vào các mối quan hệ thì làm giảm bớt sự căng thẳng của lòng sân, nỗi khổ niềm đau và chắc chắn sẽ thành công trong cuộc sống. Hành giả hãy tâm niệm và học tập cách giữ tâm, không để tâm bị biến nhiễm từ trạng thái an vui hạnh phúc trở nên sân hận khổ đau, đừng nói những lời nói khó nghe, gây chia rẽ, hận thù, đổ nát… Mà phải nói và sống với tâm từ bi.
Theo thượng tọa Thích Nhật Từ, thực tập lòng từ bi theo mô hình ngược là thực tập sống chung với đối tượng dễ ghét trước, sau đó mới tới người dễ thương là nhằm nhắm vào bản chất cái gút của lòng sân. Khi cái gút của lòng sân được giải quyết thì mọi thứ sẽ được chuyển hoá. Cách thực tập này giúp ý thức và biết tôn trọng dòng cảm xúc, thoát khỏi nỗi khổ niềm đau. Phải thấy mấu chốt của tất cả mâu thuẫn và đổ vỡ trong cuộc đời phải được chuyển hóa ngay chính đối tượng tạo ra sự mâu thuẫn đó, chứ không phải đối tượng khác. Muốn tháo gỡ lòng sân lâu dài và dứt điểm thì khúc mắc xuất hiện lòng sân với ai, phải tháo gỡ với người đó.
Theo đức Phật, một hành giả dù là xuất gia hay tại gia không đầy đủ bốn nhu cầu vật dụng, lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng trong tình huống khó chịu, bức bách ấy mà họ vẫn không khởi lên lòng sân từ trong chiều sâu của tâm thức thì mới có chiều sâu tâm linh. Nhiều người sẵn sàng tha thứ người khác khi họ thành công tuyệt đỉnh nhưng lại không thể bỏ qua một lỗi lầm nhỏ khi họ rơi vào tình thế khổ đau.
Theo Gia đình & xã hội
-
5 phút trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
1 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
10 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
11 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
12 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
16 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
21 giờ trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
1 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
2 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
2 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
-
2 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son cho biết anh tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar.
-
2 ngày trướcBữa cơm mà Mai Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân rất đơn giản, thanh đạm nhưng đủ chất.
-
2 ngày trướcHLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
-
2 ngày trướcĐội tuyển Indonesia sẽ không có được sự phục vụ của trung vệ trị giá 350.000 euro (khoảng 9 tỷ đồng).
-
2 ngày trướcDịch vụ thuê vệ sĩ đối phó với bạn trai cũ hay các mối đe dọa khó xử được nhiều cô gái lựa chọn.
-
2 ngày trướcHuấn luyện viên Kim Sang-sik kỳ vọng Nguyễn Xuân Son thể hiện tốt trong lần đầu tiên ra sân cho đội tuyển Việt Nam.
-
2 ngày trướcKhoảnh khắc hạnh phúc của vợ chồng Midu - Minh Đạt đang thu hút sự chú ý của mọi người.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước