Từ kỹ sư thiết kế trở thành vũ công múa bụng
Phi Yến đến với Belly dance khi đã có một công việc văn phòng ổn định. Với nhiệt huyết và đam mê, cô gái sinh năm 1987, quê Thanh Hoá trở thành vũ công khá nổi tiếng.
Tốt nghiệp cử nhân Đại học Kiến trúc năm 2010, Phi Yến hiện là nhân viên của một tập đoàn bất động sản. Dù đặc thù ngành nghề không hề liên quan tới nghiệp vũ công nhưng cô đã đến với Belly dance như một cơ duyên.
Cử nhân Đại học Kiến trúc trở thành vũ công Belly dance.
Bén duyên với bộ môn nghệ thuật này nhờ xem các clip của những vũ công nước ngoài, Yến yêu thích, tìm hiểu và tự mày mò học qua YouTube. Sau một thời gian tập luyện, phát hiện mình có năng khiếu nên cô đào sâu học hỏi, nâng cao trình độ.
Qua nhiều lần biểu diễn tại các chương trình lớn nhỏ trong nước như Festival Huế, Festival Thái Nguyên, Carnaval, … Yến đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, cô quyết định mở lớp dạy.
Mới đầu là dạy tại nhà, sau đó cô thành lập PY CLUB nhằm giao lưu và tiến hành giảng dạy bộ môn này quy mô lớn hơn, đào tạo học sinh từ cơ bản đến nâng cao.
Phi Yến vấp phải sự phản đối từ gia đình khi quyết định học thành vũ công múa. Bởi lúc đó, bộ môn này mới du nhập và đón nhận những cái nhìn không mấy tích cực từ xã hội.
Một thời gian dài, bố mẹ Yến nhờ họ hàng khuyên nhủ cô từ bỏ nghề múa, trở về quê để làm công việc ổn định nhưng cô nhất định đi theo con đường đã chọn.
Âm thầm học múa, đi diễn, Yến giấu bố mẹ vì muốn gia đình an tâm. Để đến khi nhìn thấy thành quả Yến gặt hái được, gia đình mới thôi phản đối và ủng hộ cô.
Không qua trường lớp, Phi Yến tự mày mò học Belly dance qua YouTube.
Cô kỹ sư thiết kế cũng cho hay: “Luyện tập Belly dance đòi hỏi phải chăm chỉ thì cơ thể mới mềm dẻo, mình tự học nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các động tác đòi hỏi kỹ thuật…
Khi ấy Belly dance mới du nhập nên tìm một địa điểm học uy tín không dễ, mình đặt mua đĩa múa ở nước ngoài, liên hệ học trực tuyến với các vũ công ngoại quốc…”.
Đã có lúc Yến đã xin nghỉ làm công việc chính để tập trung phát triển niềm đam mê Belly dance. Để từ bỏ công việc lương hơn chục triệu một tháng để phát triển một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam là một điều không dễ dàng nhưng cô chưa bao giờ thấy hối hận.
Yến suy nghĩ: “Mới ngày đầu thành lập lớp dạy múa, mình phải bỏ tiền túi ra để thuê địa điểm, duy trì lớp học… Có rất nhiều khoản chi phí khác mà tiền tiết kiệm có được từ công việc cũ thì vơi dần đi…”.
Ánh nhìn của bạn bè xung quanh khi thấy cô từ bỏ công việc với lương tháng mơ ước cũng không ít lần khiến cô nghi hoặc về quyết định của mình.
Làm bất cứ nghề nào cũng đều có sự vất vả, Yến chia sẻ: “ Có những buổi biểu diễn trên sân khấu ngoài trời nắng 40 độ C, mình múa chân trần trên sàn vì như vậy mới thể hiện được kĩ thuật tốt nhất, múa đến khi chân phồng rộp, bỏng rát…”.
Không chỉ vậy, những ngày đầu đi diễn, cô cũng gặp phải những hành động khiếm nhã của khán giả, thậm chí, nhiều lần chuyện bị quỵt lương đã trở thành điều bình thường.
Yến tâm sự: “Nhiều lần diễn, khán giả đùa cợt rồi đụng chạm cơ thể, đánh đồng mình với các vũ công bar sàn khác làm mình tổn thương lòng tự trọng… Đêm về chân tay mệt mỏi, rã rời mình chỉ biết nằm khóc…”.
Định kiến số đông cho rằng vũ công Belly dance hở hang, thiếu vải quá mức, và bộ môn này chỉ mang tính vui chơi, giải trí. Chính những suy nghĩ này khiến gia đình bạn trai Yến đã có lúc không mấy thiện cảm với cô.
Và bạn trai cũng nhiều lần hiểu lầm và xảy ra cãi cọ. "Mỗi lần như thế, mình rất buồn và tủi thân vì mọi người chưa hiểu đúng nghề này, đã có lúc định kiến và áp lực làm mình muốn bỏ cuộc…”.
Với sự quyết tâm, kiên trì, Phi Yến đã vượt qua khó khăn, thử thách để gắn bó với Belly dance.
Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực khi phải vừa thuyết phục gia đình, vừa tìm thuê cơ sở, tuyển sinh học viên, chạy những show biểu diễn… nhưng không từ bỏ, cô gái trẻ vẫn đeo đuổi sở thích tới cùng.
“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn”
Đó là câu nói Phi Yến tự khích lệ chính mình khi gặp khó khăn. Không một mình, bạn trai Yến luôn động viên, cổ vũ cô gắn bó với nghề. Nhiều chuyến diễn xa, anh sẵn sàng nghỉ làm “tháp tùng” cô đi diễn.
Phi Yến được học trò và đồng nghiệp yêu mến vì sự nhiệt tình, tận tâm. Yến cũng cho biết: “Có những lần dạy trên lớp bất ngờ được học viên tặng hoa dù không nhân dịp gì…
Nhiều khi quá áp lực, nghỉ dạy hoặc đi xa là các học viên nhắn tin, gọi điện đòi cô về dạy múa… Nhận được những lời phản hồi, cảm nghĩ của học viên khi kết thúc khóa học, mình cảm động lắm, thực sự đó là nguồn động viên to lớn nhất”.
Rất nhiều học trò đã trở thành đồng nghiệp, đó chính là động lực giúp Phi Yến
tâm huyết và tận tâm giảng dạy Belly dance.
Niềm vui nhỏ của cô là trò chuyện với những lứa học viên. Thấy họ tự tin và thành công, cô lại thấy tươi vui và quyết tâm với con đường đã lựa chọn. Đã có nhiều học sinh cô đào tạo trở thành giáo viên hướng dẫn các thế hệ sau, và gia nhập vũ đoàn cùng Phi Yến.
Hiện nay, PY CLUB do Yến thành lập đào tạo chuyên sâu học sinh, vũ công. Trong tương lai, cô mong muốn tổ chức nhiều các cuộc thi giao lưu để tạo sân chơi cho bất cứ ai muốn thể hiện khả năng.
Đối với những vũ công mới vào nghề, Yến nhắn nhủ: "Xuất phát điểm của chúng ta đều từ con số 0.
Mình mong rằng các bạn đang có ý định gắn bó với nghề múa Belly dance hãy suy nghĩ thật nghiêm túc, yêu nghề và có trách nhiệm với nghề để có thể truyền đạt đúng tính chất bộ môn này đến với tất cả mọi người”.
Cử nhân Đại học Kiến trúc trở thành vũ công Belly dance.
Bén duyên với bộ môn nghệ thuật này nhờ xem các clip của những vũ công nước ngoài, Yến yêu thích, tìm hiểu và tự mày mò học qua YouTube. Sau một thời gian tập luyện, phát hiện mình có năng khiếu nên cô đào sâu học hỏi, nâng cao trình độ.
Qua nhiều lần biểu diễn tại các chương trình lớn nhỏ trong nước như Festival Huế, Festival Thái Nguyên, Carnaval, … Yến đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, cô quyết định mở lớp dạy.
Mới đầu là dạy tại nhà, sau đó cô thành lập PY CLUB nhằm giao lưu và tiến hành giảng dạy bộ môn này quy mô lớn hơn, đào tạo học sinh từ cơ bản đến nâng cao.
Phi Yến vấp phải sự phản đối từ gia đình khi quyết định học thành vũ công múa. Bởi lúc đó, bộ môn này mới du nhập và đón nhận những cái nhìn không mấy tích cực từ xã hội.
Một thời gian dài, bố mẹ Yến nhờ họ hàng khuyên nhủ cô từ bỏ nghề múa, trở về quê để làm công việc ổn định nhưng cô nhất định đi theo con đường đã chọn.
Âm thầm học múa, đi diễn, Yến giấu bố mẹ vì muốn gia đình an tâm. Để đến khi nhìn thấy thành quả Yến gặt hái được, gia đình mới thôi phản đối và ủng hộ cô.
Không qua trường lớp, Phi Yến tự mày mò học Belly dance qua YouTube.
Cô kỹ sư thiết kế cũng cho hay: “Luyện tập Belly dance đòi hỏi phải chăm chỉ thì cơ thể mới mềm dẻo, mình tự học nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các động tác đòi hỏi kỹ thuật…
Khi ấy Belly dance mới du nhập nên tìm một địa điểm học uy tín không dễ, mình đặt mua đĩa múa ở nước ngoài, liên hệ học trực tuyến với các vũ công ngoại quốc…”.
Đã có lúc Yến đã xin nghỉ làm công việc chính để tập trung phát triển niềm đam mê Belly dance. Để từ bỏ công việc lương hơn chục triệu một tháng để phát triển một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam là một điều không dễ dàng nhưng cô chưa bao giờ thấy hối hận.
Yến suy nghĩ: “Mới ngày đầu thành lập lớp dạy múa, mình phải bỏ tiền túi ra để thuê địa điểm, duy trì lớp học… Có rất nhiều khoản chi phí khác mà tiền tiết kiệm có được từ công việc cũ thì vơi dần đi…”.
Ánh nhìn của bạn bè xung quanh khi thấy cô từ bỏ công việc với lương tháng mơ ước cũng không ít lần khiến cô nghi hoặc về quyết định của mình.
Làm bất cứ nghề nào cũng đều có sự vất vả, Yến chia sẻ: “ Có những buổi biểu diễn trên sân khấu ngoài trời nắng 40 độ C, mình múa chân trần trên sàn vì như vậy mới thể hiện được kĩ thuật tốt nhất, múa đến khi chân phồng rộp, bỏng rát…”.
Không chỉ vậy, những ngày đầu đi diễn, cô cũng gặp phải những hành động khiếm nhã của khán giả, thậm chí, nhiều lần chuyện bị quỵt lương đã trở thành điều bình thường.
Yến tâm sự: “Nhiều lần diễn, khán giả đùa cợt rồi đụng chạm cơ thể, đánh đồng mình với các vũ công bar sàn khác làm mình tổn thương lòng tự trọng… Đêm về chân tay mệt mỏi, rã rời mình chỉ biết nằm khóc…”.
Định kiến số đông cho rằng vũ công Belly dance hở hang, thiếu vải quá mức, và bộ môn này chỉ mang tính vui chơi, giải trí. Chính những suy nghĩ này khiến gia đình bạn trai Yến đã có lúc không mấy thiện cảm với cô.
Và bạn trai cũng nhiều lần hiểu lầm và xảy ra cãi cọ. "Mỗi lần như thế, mình rất buồn và tủi thân vì mọi người chưa hiểu đúng nghề này, đã có lúc định kiến và áp lực làm mình muốn bỏ cuộc…”.
Với sự quyết tâm, kiên trì, Phi Yến đã vượt qua khó khăn, thử thách để gắn bó với Belly dance.
Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực khi phải vừa thuyết phục gia đình, vừa tìm thuê cơ sở, tuyển sinh học viên, chạy những show biểu diễn… nhưng không từ bỏ, cô gái trẻ vẫn đeo đuổi sở thích tới cùng.
“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn”
Đó là câu nói Phi Yến tự khích lệ chính mình khi gặp khó khăn. Không một mình, bạn trai Yến luôn động viên, cổ vũ cô gắn bó với nghề. Nhiều chuyến diễn xa, anh sẵn sàng nghỉ làm “tháp tùng” cô đi diễn.
Phi Yến được học trò và đồng nghiệp yêu mến vì sự nhiệt tình, tận tâm. Yến cũng cho biết: “Có những lần dạy trên lớp bất ngờ được học viên tặng hoa dù không nhân dịp gì…
Nhiều khi quá áp lực, nghỉ dạy hoặc đi xa là các học viên nhắn tin, gọi điện đòi cô về dạy múa… Nhận được những lời phản hồi, cảm nghĩ của học viên khi kết thúc khóa học, mình cảm động lắm, thực sự đó là nguồn động viên to lớn nhất”.
Rất nhiều học trò đã trở thành đồng nghiệp, đó chính là động lực giúp Phi Yến
tâm huyết và tận tâm giảng dạy Belly dance.
Niềm vui nhỏ của cô là trò chuyện với những lứa học viên. Thấy họ tự tin và thành công, cô lại thấy tươi vui và quyết tâm với con đường đã lựa chọn. Đã có nhiều học sinh cô đào tạo trở thành giáo viên hướng dẫn các thế hệ sau, và gia nhập vũ đoàn cùng Phi Yến.
Hiện nay, PY CLUB do Yến thành lập đào tạo chuyên sâu học sinh, vũ công. Trong tương lai, cô mong muốn tổ chức nhiều các cuộc thi giao lưu để tạo sân chơi cho bất cứ ai muốn thể hiện khả năng.
Đối với những vũ công mới vào nghề, Yến nhắn nhủ: "Xuất phát điểm của chúng ta đều từ con số 0.
Mình mong rằng các bạn đang có ý định gắn bó với nghề múa Belly dance hãy suy nghĩ thật nghiêm túc, yêu nghề và có trách nhiệm với nghề để có thể truyền đạt đúng tính chất bộ môn này đến với tất cả mọi người”.
theo zing.
-
41 phút trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
2 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
10 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
11 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
13 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
16 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
22 giờ trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
1 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
2 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
2 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
-
2 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son cho biết anh tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar.
-
2 ngày trướcBữa cơm mà Mai Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân rất đơn giản, thanh đạm nhưng đủ chất.
-
2 ngày trướcHLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
-
2 ngày trướcĐội tuyển Indonesia sẽ không có được sự phục vụ của trung vệ trị giá 350.000 euro (khoảng 9 tỷ đồng).
-
2 ngày trướcDịch vụ thuê vệ sĩ đối phó với bạn trai cũ hay các mối đe dọa khó xử được nhiều cô gái lựa chọn.
-
2 ngày trướcHuấn luyện viên Kim Sang-sik kỳ vọng Nguyễn Xuân Son thể hiện tốt trong lần đầu tiên ra sân cho đội tuyển Việt Nam.
-
2 ngày trướcKhoảnh khắc hạnh phúc của vợ chồng Midu - Minh Đạt đang thu hút sự chú ý của mọi người.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước