Vẻ đẹp điêu tàn của thành đô phóng xạ Fukushima

4 năm sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi này trở thành "thành phố ma" với những ngôi nhà hoang vắng, xe ô tô đỗ ngổn ngang giữa các con đường giờ đã trở thành những bãi cỏ mọc um tùm...

Sự cố nhà máy điện Fukushima là một loạt các sự kiện xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau trận động đất và sóng thần Sendai 2011. Chính quyền Fukushima đã cho di tản các khu vực xung quanh nhà máy điện này do lo ngại khả năng lõi của lò phản ứng tan chảy và bốc cháy, điều này có thể dẫn đến việc một lượng phóng xạ lớn bị giải phóng trong tòa nhà chứa lò phản ứng. Cơ quan năng lượng hạt nhân Nhật Bản đã xếp sự cố nhà máy điện Fukushima ở cấp độ 7, mức cao nhất trong thang sự cố hạt nhân quốc tế. Ngày 16/12/2011, thủ tướng Nhật Bản đương thời Noda Yoshihiko đã tuyên bố đóng nguội nhà máy điện một cách có kiểm soát.

Sau 4 năm cách ly, trong phạm vi 20km quanh nhà máy điện hầu như không có người dân sinh sống, khiến cho nơi này trở thành một "thành phố ma" với những ngôi nhà hoang vắng, xe ô tô đỗ ngổn ngang giữa các con đường giờ đã trở thành những bãi cỏ mọc um tùm...


11-96bf2

14-96bf2
Những bao tải đất bị ô nhiễm phóng xạ được các nhân viên vệ sinh xếp gọn gàng trên mặt đất đang chờ được cơ quan chức năng xử lý.

27-e58ba

26-e58ba
Rất nhiều phương tiện giao thông bị vứt bỏ bên vệ đường.

28-e58ba

12-96bf2
Cỏ mọc um tùm trên các con đường.

13-96bf2
Đàn bò này sống được là nhờ một người dân tên Masami Yoshizawa nuôi dưỡng. Khi xảy ra sự cố khủng khiếp, ông Masami cũng theo mọi người rời khỏi nơi này, nhưng vì không đành lòng nhìn đàn gia súc mà mình mất bao công chăn nuôi chết đói nên ông đã tự quay trở lại gần khu vực cấm địa để chăm sóc chúng.

17-96bf2
Kể từ sau sự cố, trên mình những con bò ở vùng đất này đột nhiên xuất hiện những đốm trắng khác thường. Chủ nhân của chúng cho rằng hiện tượng lạ này là do loại cỏ những con bò này ăn đã bị nhiễm phóng xạ.

Trước khi xảy ra sự cố nhà máy điện, Fukushima là một vùng đất phồn hoa với mật độ dân số dày đặc. Cho đến hiện tại, rất nhiều nơi vẫn giữ hiện trạng y nguyên như khi xảy ra sự cố cách đây 4 năm: những chiếc bảng đen trong lớp học vẫn còn ghi bài giảng của giáo viên, bãi để xe đạp chật cứng giống như vẫn đang được sử dụng, đồ đạc vương vãi trên mặt đất bị bao phủ bởi một lớp bụi dày đặc... Ước tính có khoảng 20.000 nhân viên vệ sinh được huy động tới Fukushima để dọn dẹp những tàn tích do sự cố nhà máy điện hạt nhân để lại.

16-96bf2
Ngoài những chiếc tivi bị hỏng được tập trung tại một địa điểm, còn có rất nhiều thiết bị điện tử khác cũng đang chờ được xử lý.

18-96bf2
Bãi để xe chật cứng giống như vẫn đang hoạt động.

19-96bf2
Sàn nhà thể chất của một trường học bị ảnh hưởng bởi sự cố nhà máy điện.

20-96bf2

15-e9967
Một lượng hàng lớn trong siêu thị bỏ hoang bị bao phủ bởi lớp bụi và mạng nhện dày đặc.

21-96bf2
Arkadiusz Podniesinski, nhiếp ảnh gia Ba Lan đã liều lĩnh xông vào khu vực cấm địa ở Fukushima để đem đến cho mọi người cái nhìn chân thực về "thành phố ma" này.

22-96bf2
Công tác khắc phục hậu quả vẫn được duy trì trong suốt 4 năm qua.

23-96bf2
Ông Kouichi Nozawa, một cư dân đã phải rời bỏ ngôi nhà thân thương của mình sau sự cố giờ đang sinh sống tại khu vực lân cận.

24-96bf2
Chính phủ Nhật tuyên bố sau 30 năm, những ảnh hưởng của sự cố nhà máy điện Fukushima sẽ hoàn toàn được loại bỏ và người dân có thể quay trở lại vùng đất này sinh sống, thế nhưng rất nhiều người tỏ ra hoài nghi và cho rằng những chất phóng xạ bị rò rỉ sẽ không bao giờ biến mất khỏi nơi đây.

Theo Trí thức trẻ


Tin tức mới nhất