Vì sao ‘Võ Tắc Thiên’ Phạm Băng Băng cứ mãi hồn nhiên?

Xem “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”, nhiều khán giả cảm thấy khó chịu khi suốt mấy chục tập phim nhân vật nữ chính luôn ngây thơ, dịu dàng.

Đã bước sang tập 70, dù vẫn dẫn đầu tỷ suất người xem nhưng bộ phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ đã không còn khiến khán giả háo hức. Từ dự kiến 80 tập, hiện nay tác phẩm được kéo dài đến 92 tập và sẽ kết thúc vào ngày 2/2 tới đây trên Đài truyền hình Hồ Nam (Trung Quốc).

Mới đây, nhà biên kịch Phan Phác đã trả lời những thắc mắc của công chúng quanh bộ phim đình đám này.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ đã dành 2/3 chiều dài phim để kể về mối quan hệ giữa Võ Mỵ Nương và Lý Thế Dân.
Võ Mỵ Nương truyền kỳ đã dành 2/3 chiều dài phim để kể về mối
quan hệ giữa Võ Mỵ Nương và Lý Thế Dân.

Vì sao quá ưu ái cho mối tình của Võ Mỵ Nương và Đường Thái Tông Lý Thế Dân?

Nhà biên kịch lý giải, so với những bộ phim trước đây về nhân vật Võ Tắc Thiên, câu chuyện của Võ Mỵ Nương truyền kỳ hoàn toàn khác. Như đã công bố từ ban đầu, tác phẩm không miêu tả hành trình trở thành vua bà đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa của Võ Tắc Thiên, mà khắc họa hình ảnh cuộc đời của một phụ nữ bình thường mang tên Võ Như Ý ở chốn hậu cung. Ngoài ra, bộ phim cũng muốn dành không gian để nói về Lý Thế Dân - một trong những vị hoàng đế nổi tiếng thời nhà Đường. 2 con người này tuy chỉ ở bên nhau có 12 năm, song lại có rất nhiều câu chuyện đã xảy ra nhưng ít người biết. Và nhiệm vụ của người biên kịch là kể lại chúng qua những thước phim.

Nhiều khán giả cho rằng bộ phim đã quá ưu ái cho Lý Thế Dân nên cuộc tình của Võ Mỵ Nương và Lý Trị - Đường Cao Tông có phần mờ nhạt. Đứng dưới góc độ nhà biên kịch, Phan Phác cho rằng 30 tập phim còn lại đủ để chuyển tải trọn vẹn mối quan hệ này.

Vẻ dịu dàng, hồn nhiên của Võ Mỵ Nương do Phạm Băng Băng đóng khiến người xem... phát bực.
Vẻ dịu dàng, hồn nhiên của Võ Mỵ Nương do Phạm Băng Băng
 đóng khiến người xem... phát bực.


Vì sao Võ Mỵ Nương cứ mãi hồn nhiên?

Nhà biên kịch Phan Phác cho biết, ông ngạc nhiên khi khán giả luôn nhìn Võ Tắc Thiên như một phụ nữ mưu mô, tham vọng và tàn nhẫn. Bởi thực tế, khi vào cung, Võ Như Ý mới 14 tuổi, hoàn toàn trong sáng, hồn nhiên. Những gì diễn ra trong 12 năm trước khi Lý Thế Dân băng hà, Võ Mỵ Nương phải vào chùa Cảm Nghiệp, sử sách không ghi lại được nhiều, mà phần lớn là do chính Võ Tắc Thiên kể lại lúc về già. Ông đã dựa trên những điển tích hiếm hoi đó, kết hợp với sự hư cấu của mình để xây dựng nên nhân vật.

Theo nhà biên kịch, từ Võ Như Ý đến Võ Mỵ Nương rồi Võ Chiêu Nghi đến Võ Tắc Thiên là cả một quá trình dài để thay đổi một con người. Như tên phim, câu chuyện của Võ Mỵ Nương truyền kỳ chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu nên ông chủ ý tạo ra một hình ảnh Võ Mỵ Nương không giống như những phiên bản trước đây. Việc dùng từ “truyền kỳ” thay cho “bí sử” đủ để thấy đây là một tác phẩm truyền hình kể chuyện về nàng Võ Mỵ Nương nên người sáng tạo có quyền hư cấu để đẩy nhân vật của mình lên.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ sẽ kết thúc cơn sốt vào ngày 2/2 tới đây.
Võ Mỵ Nương truyền kỳ sẽ kết thúc cơn sốt vào ngày 2/2 tới đây.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ có “học hỏi” Hậu cung Chân Hoàn truyện không?


Nhiều khán giả cho rằng những cuộc chiến chốn thâm cung trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ mang bóng dáng của Hậu cung Chân Hoàn truyện. Nhà biên kịch Phan Phác thú nhận, ông chưa hề xem câu chuyện của nàng Chân Hoàn nhưng vẫn thường nghe đồng nghiệp, bạn bè nhắc đến bộ phim này. Song, Hậu cung Chân Hoàn truyện có nội dung hoàn toàn hư cấu, trong khi các nhân vật trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ hầu hết đều có thật, được sử sách ghi lại. Ông viết dựa trên những tư liệu chính thống nên có thể sẽ có những tình tiết trùng hợp.

Phim hậu cung với những cuộc tranh quyền đoạt vị của các phi tần chốn thâm cung thường theo một công thức chung nên khó tránh khỏi sự giống nhau. Võ Mỵ Nương truyền kỳ là một tác phẩm được sáng tạo độc lập theo công thức ấy.

Theo Tri thức

Tin tức mới nhất