Vu Lan ở trại phong: “Chỉ cần con đến ăn cùng mẹ một bữa cơm…”
Với những số phận không may mắc phải căn bệnh “ma ám”, món quà ý nghĩa nhất trong mùa lễ Vu Lan chỉ đơn giản là được ăn một bữa cơm cùng con cháu, một câu hỏi thăm sức khỏe, hay chỉ cần được nghe tiếng con gọi… “bố ơi”!
“Ngày nào cũng nấu cơm chờ con đến…”
Vào phòng cụ Nguyễn Thị Túc (85 tuổi, quê Thanh Hóa) trong Trại phong Quả Cảm (xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), trò chuyện được giây lát, cụ vồn vã mời tôi bữa cơm trưa. Cụ bảo: “Cụ nấu cơm rồi, nấu nhiều lắm. Nếu không ngại hãy ăn bữa cơm với cụ cho vui”.
Mở nồi cơm điện đã cắm sẵn, tôi hỏi cụ sao một mình lại nấu nhiều vậy? Cụ cầm chiếc khăn ố vàng quệt nước mắt bảo rằng, cụ nấu nhiều cơm sẵn để nhỡ may con cháu cụ đến thăm thì có cơm ăn. Hôm nào cũng vậy, cơm sẵn, thức ăn nhiều để chờ các con ghé qua.
“Nấu để đấy, nếu con cháu không qua thì tối cụ ăn tiếp. Hoặc có các chị nào từ thiện về đây chơi, khách thập phương đến thăm, họ ngồi ăn cùng cụ cho vui”, cụ nói.
Năm 20 tuổi cụ lấy chồng. Nhưng được gần 1 năm thì cụ phát bệnh. Người chồng ghê sợ đuổi cụ về nhà ngoại và đi lấy vợ khác. Sau đó, cụ đi điều trị và thành người ở xóm phong này.
Đến trại phong, cụ gặp một người đàn ông cùng hoàn cảnh, cũng bị vợ bỏ. Họ đến với nhau, căn phòng nhỏ bớt quạnh hiu khi đứa con gái của họ chào đời. Lớn lên, con gái đi lấy chồng. Cụ ông mất, bà lủi thủi một mình sống qua ngày.
“Con gái lấy chồng ở ngay Bắc Ninh này thôi, nhưng nó bận quá, việc cơ quan, việc gia đình, con cái nên thỉnh thoảng mới vào thăm cụ được. Tôi cũng chẳng dám mong muốn gì nhiều, chỉ cần thỉnh thoảng chúng đến chơi thôi”, cụ Túc chia sẻ.
Cụ vui vẻ khoe, mới cách đây một tuần, con cháu cụ vào thăm, còn mua cho cụ rất nhiều thứ. Nhưng cụ không màng đến các món quà, cụ chỉ vui mừng vì các cháu đến nấu cơm và ăn bữa cơm, trò chuyện với cụ.
Hỏi cụ về lễ Vu Lan, cụ bảo, mấy năm trước, cứ gần vào đến ngày làm lễ, con gái bà thường vào trước 2 ngày. Cụ móm mém nói rằng, cụ không trách con, bởi con gái đi lấy chồng là con nhà người ta và cũng có nhiều việc gia đình cần phải làm.
“Nhiều người cả đời chẳng có ai đến thăm, cụ được như vậy đã là may mắn rồi. Thỉnh thoảng chúng đến thôi nhưng cụ hài lòng vì con cái không hắt hủi. Mùa lễ Vu Lan này, cụ chỉ mong, con cháu lại đến chơi, đến ăn cùng cụ một bữa cơm. Thế sẽ vui hơn là những món quà và món tiền được gửi đến mà chẳng thấy mặt chúng đâu…”, cụ nói.
“Chỉ cần được nghe con gọi “bố ơi”
“Lễ Vu Lan ư? Báo hiếu ư? Nói thật, nếu như tôi chẳng có đứa con nào, có lẽ tôi lại sống thanh thản hơn. Đến ngày cưới xin, Tết Nguyên đán, giỗ ông bà… chúng còn chẳng màng tới tôi, huống hồ là những ngày này”.
Đó là câu nói đầy ám ảnh của ông Vũ Văn T. (70 tuổi) – bệnh nhân sống gần 40 năm ở Trại phong Quả Cảm này khi chia sẻ với phóng viên về câu chuyện đời mình.
Quê ông ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh). Năm ông lên 8 tuổi, ông bị chính bố đẻ của mình bỏ rơi ở Bệnh viện Bạch Mai khi biết ông bị bệnh phong.
“Khi bác sĩ đưa cho bố tôi kết luận, ông hốt hoảng, rùng mình nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng, ghê sợ. Sau ánh mắt vô cảm ấy, ông nói đừng theo ông về nhà nữa. Rồi ông cứ thế đi thẳng về nhà và không thấy quay lại”, ông kể lại.
Sau này, sức khỏe ổn định, ông lấy vợ và sinh được 4 người con. Những năm tháng ấy, để nuôi các con, ông chẳng nề hà bất cứ việc gì. Rồi bệnh tái phát, dù những cơn đau thường xuyên hành hạ, gặm nhấm thân thể, nhưng nhìn các con khôn lớn, ông lại làm quần quật như chưa hề có bệnh tật trong người.
Đến khi các con lớn hơn, ông chết lặng nhận ra rằng, càng ngày mình càng như người thừa trong gia đình. Ông vào trại phong Quả Cảm để điều trị.
Ông nói: “Người đời xa lánh đã đành, đằng này… Vào đây là tôi muốn giải thoát cho tất cả. Mà trên hết là chính là giải thoát cho bản thân. Chẳng còn những xì xèo, chẳng còn lườm nguýt, sự ghẻ lạnh”.
Ông buồn bã chia sẻ, hồi ông chưa chia đất, chia nhà cho các con, thỉnh thoảng các con ông có ghé qua chơi. Nhưng từ sau khi mỗi đứa một mảnh đất, mỗi đứa đã có một bìa đỏ thì tuyệt nhiên chẳng thấy mặt ai.
Hiện ông có 15 đứa cháu và 8 chắt. Dù từ nhà đến trại phong chỉ khoảng 10km, nhưng đến nay ông cũng chẳng biết mặt các cháu dâu, cháu rể mình thế nào.
“Đã lâu lắm rồi, chẳng có đứa nào đến thăm tôi. Ngày lễ tết, giỗ ông bà, đám cưới các cháu, có ai nhớ tới tôi đâu. Các mùa Vu Lan trước, hay mùa Vu Lan này cũng vậy thôi…”, ông buồn bã nói.
Đoạn ông chỉ tay về phía một bà cụ (75 tuổi, quê ở Hải Phòng) ở cạnh phòng ông, thủ thỉ rằng, bà ấy được con cái rất quan tâm. Mới đây, các con của bà ấy đến đón về nhà dự đám cưới. Các ngày lễ, ngày Tết hay bất cứ công việc gì, bà ấy đều được con cháu đón đưa. Bà ấy còn vừa hồ hởi khoe, đến rằm tháng 7 này, chúng nó sẽ làm một cái lễ và sẽ lại đến đón bà về cùng vui.
Ông bảo, mùa Vu Lan, sẽ có nhiều người tự hào, hạnh phúc khi ai đó còn cha mẹ hoặc được các con quan tâm, báo hiếu. Nhưng với ông, mỗi lần nghĩ về cha mẹ, về con cái, về gia đình, ông lại buồn đến thắt lòng.
Hỏi ông có về nhà hay muốn con cháu đến chơi không, ông nói : “Về làm gì? Với tôi, nhà bây giờ như cái nhà trọ, về nhà tôi thấy không quen. Còn mong chúng đến ư? Ai chẳng mong chứ. Chẳng cần phải vào mùa báo hiếu, chỉ cần một năm đôi lần chúng đến, đến chốc lát thôi cũng được và tôi cũng chỉ cần được nghe tiếng con gọi “Bố ơi”, thế là quá đủ. Nhưng có lẽ đó chỉ là mong ước…”.
Cảm động về câu chuyện đời của ông, tôi giơ máy ảnh xin ông một tấm hình. Ông xua tay nhất định không cho chụp. Lúc đầu, ông còn nói rằng, vì ông quá xấu, chân tay què, cụt nên ông không muốn chụp hình. Rồi ông lại thủ thỉ rằng, ông sợ các con đọc được, nhìn thấy hình của ông lại trách và quan trọng hơn, ông sợ mọi người nhìn thấy ông trên báo lại xì xèo, rồi lại khổ đến các con…
Vào phòng cụ Nguyễn Thị Túc (85 tuổi, quê Thanh Hóa) trong Trại phong Quả Cảm (xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), trò chuyện được giây lát, cụ vồn vã mời tôi bữa cơm trưa. Cụ bảo: “Cụ nấu cơm rồi, nấu nhiều lắm. Nếu không ngại hãy ăn bữa cơm với cụ cho vui”.
Ngày nào cụ Nguyễn Thị Túc cũng nấu một nồi cơm đầy, chỉ để mong con cháu đến
ăn cùng mình
ăn cùng mình
Mở nồi cơm điện đã cắm sẵn, tôi hỏi cụ sao một mình lại nấu nhiều vậy? Cụ cầm chiếc khăn ố vàng quệt nước mắt bảo rằng, cụ nấu nhiều cơm sẵn để nhỡ may con cháu cụ đến thăm thì có cơm ăn. Hôm nào cũng vậy, cơm sẵn, thức ăn nhiều để chờ các con ghé qua.
“Nấu để đấy, nếu con cháu không qua thì tối cụ ăn tiếp. Hoặc có các chị nào từ thiện về đây chơi, khách thập phương đến thăm, họ ngồi ăn cùng cụ cho vui”, cụ nói.
Năm 20 tuổi cụ lấy chồng. Nhưng được gần 1 năm thì cụ phát bệnh. Người chồng ghê sợ đuổi cụ về nhà ngoại và đi lấy vợ khác. Sau đó, cụ đi điều trị và thành người ở xóm phong này.
Đến trại phong, cụ gặp một người đàn ông cùng hoàn cảnh, cũng bị vợ bỏ. Họ đến với nhau, căn phòng nhỏ bớt quạnh hiu khi đứa con gái của họ chào đời. Lớn lên, con gái đi lấy chồng. Cụ ông mất, bà lủi thủi một mình sống qua ngày.
“Con gái lấy chồng ở ngay Bắc Ninh này thôi, nhưng nó bận quá, việc cơ quan, việc gia đình, con cái nên thỉnh thoảng mới vào thăm cụ được. Tôi cũng chẳng dám mong muốn gì nhiều, chỉ cần thỉnh thoảng chúng đến chơi thôi”, cụ Túc chia sẻ.
Với cụ Túc, được ăn cơm với con cháu là món quà lớn nhất
Cụ vui vẻ khoe, mới cách đây một tuần, con cháu cụ vào thăm, còn mua cho cụ rất nhiều thứ. Nhưng cụ không màng đến các món quà, cụ chỉ vui mừng vì các cháu đến nấu cơm và ăn bữa cơm, trò chuyện với cụ.
Hỏi cụ về lễ Vu Lan, cụ bảo, mấy năm trước, cứ gần vào đến ngày làm lễ, con gái bà thường vào trước 2 ngày. Cụ móm mém nói rằng, cụ không trách con, bởi con gái đi lấy chồng là con nhà người ta và cũng có nhiều việc gia đình cần phải làm.
“Nhiều người cả đời chẳng có ai đến thăm, cụ được như vậy đã là may mắn rồi. Thỉnh thoảng chúng đến thôi nhưng cụ hài lòng vì con cái không hắt hủi. Mùa lễ Vu Lan này, cụ chỉ mong, con cháu lại đến chơi, đến ăn cùng cụ một bữa cơm. Thế sẽ vui hơn là những món quà và món tiền được gửi đến mà chẳng thấy mặt chúng đâu…”, cụ nói.
“Chỉ cần được nghe con gọi “bố ơi”
“Lễ Vu Lan ư? Báo hiếu ư? Nói thật, nếu như tôi chẳng có đứa con nào, có lẽ tôi lại sống thanh thản hơn. Đến ngày cưới xin, Tết Nguyên đán, giỗ ông bà… chúng còn chẳng màng tới tôi, huống hồ là những ngày này”.
Đó là câu nói đầy ám ảnh của ông Vũ Văn T. (70 tuổi) – bệnh nhân sống gần 40 năm ở Trại phong Quả Cảm này khi chia sẻ với phóng viên về câu chuyện đời mình.
Ông Võ Văn T. buồn rầu chia sẻ về cuộc đời mình
Quê ông ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh). Năm ông lên 8 tuổi, ông bị chính bố đẻ của mình bỏ rơi ở Bệnh viện Bạch Mai khi biết ông bị bệnh phong.
“Khi bác sĩ đưa cho bố tôi kết luận, ông hốt hoảng, rùng mình nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng, ghê sợ. Sau ánh mắt vô cảm ấy, ông nói đừng theo ông về nhà nữa. Rồi ông cứ thế đi thẳng về nhà và không thấy quay lại”, ông kể lại.
Sau này, sức khỏe ổn định, ông lấy vợ và sinh được 4 người con. Những năm tháng ấy, để nuôi các con, ông chẳng nề hà bất cứ việc gì. Rồi bệnh tái phát, dù những cơn đau thường xuyên hành hạ, gặm nhấm thân thể, nhưng nhìn các con khôn lớn, ông lại làm quần quật như chưa hề có bệnh tật trong người.
Đến khi các con lớn hơn, ông chết lặng nhận ra rằng, càng ngày mình càng như người thừa trong gia đình. Ông vào trại phong Quả Cảm để điều trị.
Ông nói: “Người đời xa lánh đã đành, đằng này… Vào đây là tôi muốn giải thoát cho tất cả. Mà trên hết là chính là giải thoát cho bản thân. Chẳng còn những xì xèo, chẳng còn lườm nguýt, sự ghẻ lạnh”.
Ông buồn bã chia sẻ, hồi ông chưa chia đất, chia nhà cho các con, thỉnh thoảng các con ông có ghé qua chơi. Nhưng từ sau khi mỗi đứa một mảnh đất, mỗi đứa đã có một bìa đỏ thì tuyệt nhiên chẳng thấy mặt ai.
Hiện ông có 15 đứa cháu và 8 chắt. Dù từ nhà đến trại phong chỉ khoảng 10km, nhưng đến nay ông cũng chẳng biết mặt các cháu dâu, cháu rể mình thế nào.
Trại phong Quả Cảm, những ngày này vẫn tĩnh lặng, hắt hiu
“Đã lâu lắm rồi, chẳng có đứa nào đến thăm tôi. Ngày lễ tết, giỗ ông bà, đám cưới các cháu, có ai nhớ tới tôi đâu. Các mùa Vu Lan trước, hay mùa Vu Lan này cũng vậy thôi…”, ông buồn bã nói.
Đoạn ông chỉ tay về phía một bà cụ (75 tuổi, quê ở Hải Phòng) ở cạnh phòng ông, thủ thỉ rằng, bà ấy được con cái rất quan tâm. Mới đây, các con của bà ấy đến đón về nhà dự đám cưới. Các ngày lễ, ngày Tết hay bất cứ công việc gì, bà ấy đều được con cháu đón đưa. Bà ấy còn vừa hồ hởi khoe, đến rằm tháng 7 này, chúng nó sẽ làm một cái lễ và sẽ lại đến đón bà về cùng vui.
Ông bảo, mùa Vu Lan, sẽ có nhiều người tự hào, hạnh phúc khi ai đó còn cha mẹ hoặc được các con quan tâm, báo hiếu. Nhưng với ông, mỗi lần nghĩ về cha mẹ, về con cái, về gia đình, ông lại buồn đến thắt lòng.
Hỏi ông có về nhà hay muốn con cháu đến chơi không, ông nói : “Về làm gì? Với tôi, nhà bây giờ như cái nhà trọ, về nhà tôi thấy không quen. Còn mong chúng đến ư? Ai chẳng mong chứ. Chẳng cần phải vào mùa báo hiếu, chỉ cần một năm đôi lần chúng đến, đến chốc lát thôi cũng được và tôi cũng chỉ cần được nghe tiếng con gọi “Bố ơi”, thế là quá đủ. Nhưng có lẽ đó chỉ là mong ước…”.
Cảm động về câu chuyện đời của ông, tôi giơ máy ảnh xin ông một tấm hình. Ông xua tay nhất định không cho chụp. Lúc đầu, ông còn nói rằng, vì ông quá xấu, chân tay què, cụt nên ông không muốn chụp hình. Rồi ông lại thủ thỉ rằng, ông sợ các con đọc được, nhìn thấy hình của ông lại trách và quan trọng hơn, ông sợ mọi người nhìn thấy ông trên báo lại xì xèo, rồi lại khổ đến các con…
Theo Dân Việt
-
1 giờ trướcDự báo thời tiết 23/12/2024, các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, tiếp tục hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão đang hoạt động trên Biển Đông.
-
3 giờ trướcDự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn.
-
13 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
18 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
22 giờ trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
22 giờ trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
22 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
1 ngày trướcSau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị ở TPHCM.
-
1 ngày trướcHĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương.
-
1 ngày trướcQua kiểm tra và sàng lọc đối tượng nghi vấn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng xác định 2 thiếu niên 13 tuổi là nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi.
-
1 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
1 ngày trướcNhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.
-
1 ngày trướcTheo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
-
1 ngày trướcNhiều xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Bình Dương được huy động mở đường cho ô tô vận chuyển tạng hiến đến các bệnh viện, sân bay ở TPHCM.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.
-
1 ngày trướcBác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thông tin tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê 11 người tử vong ở Hà Nội.
-
1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau phiên giảm sâu. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng rời xa mốc 90 triệu đồng/lượng và chỉ quanh 81-83 triệu đồng/lượng.
-
2 ngày trướcDự báo thời tiết 21/12/2024, miền Bắc rét, trời có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Trong khi đó, Nam Bộ tiếp tục nắng với nhiệt độ cao nhất 29-32 độ.
-
2 ngày trướcCho rằng, vì ông T. mà mình bị cho thôi việc nên tài xế taxi đã nảy sinh ý định đến nhà ông T. để nói chuyện. Cuối cùng anh ta đã sát hại nạn nhân bằng nhát dao chí mạng.
-
2 ngày trướcLê Danh Tạo là cựu phóng viên của tờ báo chuyên ngành pháp luật, cùng vợ là Hồ Thị Hải và em vợ là Hồ Kim Cường đã nhận hơn 1,5 tỷ đồng của các tài xế xe đường dài để bảo kê các lỗi vi phạm.
Tin tức mới nhất
-
11 phút trước
-
16 phút trước
-
56 phút trước