10 bí ẩn khoa học mà "chưa một ai giải thích nổi"

Giới khoa học vẫn "vò đầu bứt tai" đi tìm lời giải về sự xuất hiện của những bí ẩn này.

Thế giới ẩn chứa vô vàn những bí mật chưa được giải mã, bao gồm cả những hiện tượng siêu nhiên cực kỳ bí.

Không ít nhà khoa học đã cố gắng đi tìm lời giải cho những sự vật hiện tượng kỳ lạ này nhưng tất cả vẫn chưa có được câu trả lời một cách hoàn hảo.

Dưới đây là một số những điều bí ẩn nhất mà thế giới từng biết đến, qua tổng hợp của trang Brightside.

1. Chim Moa

Cách đây gần 3 thập kỷ, một nhóm các nhà khảo cổ học phát hiện chiếc móng vuốt chim khổng lồ còn nguyên da thịt trong hang động trên núi Owen, New Zealand.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 1.

Kết quả phân tích cho thấy, chiếc móng vuốt bí ẩn là phần cơ thể còn lưu lại từ xác khô có niên đại 3.300 năm của chim Moa vùng cao (Megalapteryx didinus) - một loài chim tiền sử đã biến mất từ nhiều thế kỷ trước.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 2.

Loài chim Moa này chỉ cao 1,3m, có lông bao phủ toàn cơ thể, trừ mỏ và bàn chân; không có cánh hay đuôi.

Theo một vài nhà nghiên cứu, một phần là do môi trường sống bị phá hủy, phần khác là do chim Moa trưởng thành rất chậm nên chúng không thể sinh sản đủ nhanh để duy trì nòi giống, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cao.

2. Khu đền Saksaywaman, Peru

Saksaywaman được xây dựng như một pháo đài hay một khu liên hợp bao phủ khu vực rộng lớn ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Cusco (Peru).

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 3.

Điểm đặc biệt ở Saksaywaman đó là những bức tường lớn được xây dựng một cách kiên cố. Mặc dù những tảng đá này có hình dạng không đồng đều nhưng khi đặt chúng xếp chồng lên nhau lại cực vừa vặn đến mức ngay cả một tờ giấy cũng không thể lọt qua được các khe hở.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 4.

Dù tìm hiểu kỹ nhưng các chuyên gia vẫn chưa giải thích được sao người xưa xây dựng công trình này bằng cách nào và với mục đích gì.

Một vài nhà khảo cổ học tin rằng, tàn tích Saksaywaman có thể là một ngôi đền được dựng lên để dành cho việc thờ phụng Mặt trời.

3. Cổng Mặt trời, Bolivia

Cổng Mặt Trời (Puerta del sol) ở Bolivia là một trong những địa điểm thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ khi ẩn chứa nhiều bí ẩn vẫn tồn tại đến ngày nay.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 5.

Chiếc cổng này cao 2,75m, dài 4m, trọng lượng vào khoảng 10 tấn và được tạo ra từ một phiến đá duy nhất.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 6.

Phần phía trên cổng được trang trí bằng những nét chạm khắc rất tinh xảo so với trình độ thời kỳ đó. Đặc biệt hơn, các bản điêu khắc trên Cổng mặt trời được xem là nắm giữ ý nghĩa quan trọng về chiêm tinh và thiên văn.

Theo các chuyên gia, đây rất có thể là nơi sinh sống của những con người đầu tiên trên Trái đất.

4. Động Long Du, Trung Quốc

Những hang động Long Du được tìm thấy ở Trung Quốc là hang động nhân tạo được chạm khắc bằng bột kết, được cho là hình thành trước thời nhà Tần năm 212 TCN.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 7.

Đồng thời cũng không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về lịch sử ra đời của những hang động này. Mỗi bức tường trong hang đều được khắc các đường thẳng song song với độ chính xác tuyệt đối.

Không những thế, muốn vào hang cần phải có đèn vì cửa hang động rất nhỏ, ánh sáng Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng ở một vùng nhất định của hang động, vào thời gian nhất định. Nếu một người đi sâu hơn vào trong động, ánh sáng sẽ nhạt dần.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 8.

Tuy nhiên, người ta không tìm thấy vật dụng gì dùng để chiếu sáng trong ít nhất là hai ngàn năm trước đây. Vậy làm thế nào mà người cổ đại có thể làm một công việc đòi hỏi sự chính xác trong môi trường tối đen như mực? Điều này khiến các nhà khoa học cực kì bối rối vì không biết làm thế nào hoặc ai đã tạo ra hang động này.

5. Đài tưởng niệm Unfinished Obelisk (Ai Cập)

Đài tưởng niệm Unfinished Obelisk nằm ở cuối thị trấn Aswan (Ai Cập), cao 42m và nặng 1.200 tấn. Obelisk là tên gọi chung chỉ những bia tưởng niệm cổ được đúc từ một khối đá có đỉnh hình tam giác. Sau khi xuất hiện một vài vết nứt bên trong, Obelisk đã bị bỏ hoang đến tận bây giờ

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 9.

Nếu công trình này hoàn thành thì nó sẽ là đài tưởng niệm được đúc từ một khối đá cao hơn tòa nhà 10 tầng.

6. Thành phố dưới nước Yonaguni, Nhật Bản

Thành phố bí ẩn này được phát hiện bởi một hướng dẫn viên lặn khoảng 20 năm trước, trên bờ biển phía Nam của Yonaguni, Nhật Bản.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 10.

Tàn tích ngập dưới nước này ước tính khoảng 8.000 năm tuổi. Tranh cãi về thành phố dưới nước này nảy sinh xung quanh một kim tự tháp bí ẩn được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 11.

Những cấu trúc này dường như đã được trổ khắc ngay trong khối đá bằng các công cụ thô sơ. Đến nay, câu hỏi về sự tồn tại của thành phố này vẫn là bí ẩn chưa lời giải đáp.

7. Ngọn núi của cái Chết - Mohenjo-daro, Pakistan

Nằm ở tỉnh Sindh (Pakistan) - Mohenjo-daro - Ngọn núi của cái Chết là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh Indus, được phát hiện vào năm 1922

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 12.

Mohenjo-daro được xây dựng vào khoảng năm 2600 TCN. Các công trình trong thành phố được xây bằng đất nung, khác hẳn với những thành phố cùng thời đại khác được xây dựng bằng đá và đất.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 13.

Đáng chú ý hơn, Mohenjo-daro được xây dựng theo mô hình thành phố hiện đại ngày nay với đường xá, hệ thống thoát nước ngầm... - chỉ khác là thành phố này đã được xây dựng cách đây hơn 4.000 năm. Nhưng không biết vì lý do gì mà Mohenjo-daro đã chìm dần vào quên lãng.

8. L’Anse aux Meadows, Canada

Được phát hiện vào năm 1960, L’Anse aux Meadows là một địa điểm khảo cổ nằm ở mũi phía Bắc của đảo Newfoundland (Canada).

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 14.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện công trình cổ xưa này được xây dựng bởi những người Viking và là di chỉ lớn nhất của người Bắc Âu ngoài Greenland.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 15.

Điểm thú vị là công trình này được xây dựng ở khu vực Bắc Mỹ 500 năm trước khi Columbus "phát hiện" ra châu lục mới. Vì thế nhiều giả thuyết cho rằng, chính những người Viking đã tìm ra châu Mỹ chứ không phải nhà thám hiểm Columbus.

9. Hệ thống đường hầm khổng lồ dưới đất Stone Age

Hệ thống đường hầm khổng lồ dưới đất Stone Age được tạo hoàn toàn bởi bàn tay con người dưới thời kỳ đồ đá.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 16.

Việc phát hiện ra một mạng lưới đường hầm rộng lớn dưới lòng đất kéo dài từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ này cho thấy, cộng đồng thời đồ đá thời xưa không đơn giản chỉ săn bắn hái lượm.

Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào mà con người có thể xây dựng một kiến trúc phức tạp với cấu trúc rộng lớn như vậy vào thời kì đó.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng, đường hầm được sử dụng để chống lại kẻ thù, trong khi những người khác tin rằng, công trình này giúp người xưa chống lại được sự khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, lời giải thực sự vẫn là ẩn số.

10. Những quả cầu đá ở Costa Rica

Công ty United Fruit trong một lần khai quật đã phát hiện những quả cầu đá với hình dạng hoàn hảo này vào đầu thập niên 1940 ở Costa Rica. Được biết, chúng có niên đại từ năm 600 đến thế kỷ XVI.

10 bí ẩn khoa học mà chưa một ai giải thích nổi - Ảnh 17.

Người làm ra chúng là ai và mục đích để làm gì đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học giải đáp. Nhiều người tin rằng chúng có một số hình vẽ tôn giáo được làm để tôn thờ Mặt trời.

Theo kênh 14/ trí thức trẻ


Tin tức mới nhất