4 cách làm ấm cơ thể có thể gây nguy hiểm khôn lường

Để chống chọi lại cái rét đến thấu xương thấu thịt nhiều người đã tìm đến những phương pháp làm ấm cơ thể bằng nhiều cách. Tuy nhiên, nếu không biết cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay thời tiết miền bắc đang nằm trong đợt lạnh khủng khiếp nhất từ đầu mùa đông đến đến nay. Để chống chọi lại cái rét đến thấu xương thấu thịt nhiều người đã tìm đến những phương pháp làm ấm cơ thể bằng nhiều cách đốt than, dùng miếng dán giữ nhiệt hay các loại túi giữ nhiệt… Tuy nhiên những loại giữ nhiệt này nếu không cẩn thận bạn có thể gặp tính mạng.

1. Sưởi ấm bằng than, củi

Trời giá rét, nhiều người dân vẫn phải đốt củi để xua đi giá rét. Tuy nhiên khi đốt củi, than hoa, than tổ ong để sưởi ấm phải đặc biệt lưu ý nguy cơ cháy nổ và ngộ độc khí CO (monocide carbon) từ khói đốt. Đã có nhiều trường hợp bị bỏng hoặc tử vong thương tâm vì ngộ độc khí CO do để than củi dưới gầm giường, than bắt vào gỗ, đệm bùng cháy.

Vì thế, có thể đốt củi để sưởi ấm ở nơi thoáng khí, nhưng không được đốt than củi, than tổ ong để sưởi trong không gian kín như phòng ngủ, nhà tắm, khe núi, lò gạch, hốc cây... Khi phát hiện có người nghi bị ngộ độc khí CO cần làm thông thoáng khí trước khi tiếp cận nạn nhân như mở toang các cửa chính, cửa sổ, quạt khí, dùng cành cây xua khí CO xung quanh nạn nhân...

làm ấm cơ thể

2. Dùng đèn sưởi nhà tắm

Mặc dù đèn sưởi mang lại một số lợi ích, song không vì thế người mua chủ quan với những nguy hiểm tiềm ẩn khi dùng. Môi trường trong nhà tắm thường ẩm ướt, rất nhiều hơi nước, cộng thêm các loại hóa chất tẩy rửa, có thể gây chập cháy điện, nhất là đối với các loại đèn sưởi không đảm bảo chất lượng. Chưa kể đến việc tự ý lắp đặt không đúng kỹ thuật, chất lượng dây dẫn kém, có thể gây rò điện rất nguy hiểm, tiền mất tật lại mang.

Để an toàn khi dùng đèn sưởi nhà tắm, PGS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa nhi BV Bạch Mai, đưa ra lời khuyên: Khi đưa con vào phòng tắm, các mẹ nên bật đèn sưởi trước 10 phút và biết kiểm soát được nhiệt độ trong phòng, nhiệt độ phù hợp khoảng 28-29 độ C.
 
Chỉ dùng đèn sưởi nhà tắm trong vòng 20-30 phút không dùng quá lâu, khi sử dụng lâu bức xạ nhiệt sẽ ảnh hưởng lại với da làm da bị khô. Khi tắm có đèn sưởi, hãy đóng kín cửa rồi xả nước nóng. Nước nóng xả ra rất thiếu khí vì thế nhà tắm có lò sưởi nên lắp đặt thêm quạt thông gió

3. Ôm túi sưởi ấm

Với trời đông lạnh giá như hiện nay nhiều người tìm đến các  loại túi giữ nhiệt cho người già và trẻ em như biện pháp hữu hiệu.

Theo kỹ sư điện Lê Thế Cường, ĐH Bách Khoa, cấu tạo của túi sưởi gồm có cực điện làm nóng trong môi trường nước muối loãng, có rơle khống chế nhiệt ở khoảng 60- 70 độ tùy loại sản phẩm. Túi sưởi cũng như bất kỳ loại đồ điện nào đều có thể gây ra họa lớn cho người sử dụng nếu người dùng thiếu hiểu biết về nó. Nguy cơ lớn nhất khi dùng túi sưởi ấm là túi phát nổ, gây bỏng cho người sử dụng.

làm ấm cơ thể

Do vậy, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình, khi nạp điện, cần để túi sưởi ở phía xa các trẻ nhỏ, và thường xuyên được kiểm tra rơle chịu nhiệt ngay trước khi rơle tự ngắt để đảm bảo an toàn tốt nhất khi sử dụng. Trước khi cắm điện hay sạc pin cho túi sưởi, bạn phải kiểm tra thật cẩn thận xem túi có rách mép, rò rỉ nước không và tuyệt đối không được sử dụng túi sưởi khi đang trong quá trình sạc pin.

Không dùng vật sắc nhọn vạch lên túi, không được để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi. Tránh gây bục túi dẫn đến bị rò dung dịch, rò điện. Nếu túi đã bị rò rỉ tuyệt đối không được sử dụng để tránh gây nguy hiểm tính mạng.

4. Dùng miếng dán giữ nhiệt
 
Trong những ngày giá lạnh, một trong những cách làm ấm cơ thể đang được mọi người ưa chuộng là dùng miếng dán giữ nhiệt. 

Miếng dán giữ nhiệt hoạt động theo cách thức phản ứng oxy hóa kim loại để sinh nhiệt sưởi ấm. Nguyên liệu chủ yếu là bột sắt, muối, than hoạt tính, nước… Tùy vào lượng nguyên liệu, phản ứng sẽ đem đến nguồn nhiệt ở nhiều mức độ khác nhau. Miếng dán hiện có hai loại chính là dán và bỏ túi.

làm ấm cơ thể

Theo Ths.Bs Doãn Thạch, BV Da liễu Hà Nội, miếng dán giữ nhiệt không phải thích hợp với tất cả loại da, đặc biệt là các vùng da mỏng, người có da nhạy cảm. Một miếng dán có tác dụng trong thời gian ngắn, nếu liên tục dán dễ khiến các chất thấm vào da gây dị ứng. Ngoài ra, việc này cũng bít các lỗ chân lông, khiến da bị bít kín, khó chịu.

Để miếng dán giữ nhiệt không làm bỏng da hoặc gây tổn thương cho cơ thể, phụ huynh không nên dùng miếng dán cho trẻ nhỏ. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, người lớn có thể dán qua một lớp áo. Nhiệt độ chỉ nên trong ngưỡng 40 độ C. Tránh dán trực tiếp lên da hoặc dán liên tục ở một vị trí.

Khi cảm thấy dấu hiệu bất thường ở vị trí dán nên nhanh chóng tháo miếng dán. Nếu bị bỏng, cần đến khám để điều trị kịp thời.

Theo Afamily/trí thức trẻ

Tin tức mới nhất