4 lý do khiến Vpop không có nhóm nhạc đỉnh như Kpop

Những lý do này khiến một số thành viên các nhóm nhạc Việt tách ra đi hát solo.

Chi phí cồng kềnh

So với việc đầu tư cho một ca sĩ solo, số tiền phải bỏ ra để phát triển và lăng xê một nhóm nhạc lớn hơn rất nhiều. Đơn cử như việc đầu tư về trang phục đi diễn của một nhóm nhạc 4-5 thành viên gấp nhiều lần so với ca sĩ hát đơn. Nếu nhóm nhạc đó không có nhà tài trợ, đây là gánh nặng không nhỏ. Ngoài ra chi phí đi lại, ăn ở, đặc biệt là tiền vé máy bay cho các chuyến lưu diễn xa và tiền ăn ở khách sạn cũng thường khiến các nhóm nhạc đau đầu.

Chi phí bỏ ra lớn nên cát-xê thu về cũng phải cao. Chính điều này khiến các bầu show, nhãn hàng rất “sợ” mời các nhóm nhạc vì số tiền bỏ ra lớn mà hiệu ứng khán giả thu về chưa chắc bằng các ca sĩ hát đơn.

Nhạc sĩ Đức Trí từng
Nhạc sĩ Đức Trí từng "rất phục" Ngô Thanh Vân khi đã phát triển thành công nhóm 365.

Ca sĩ Minh Vương từng chia sẻ, nếu cứ duy trì M4U, các thành viên không thể sống được nên cuối cùng M4U đã dừng lại để mọi người ra hát solo và kết quả ai cũng có sự nghiệp ổn định hơn.

Trong khi đó, nhạc sĩ Đức Trí tỏ thái độ phục "bà bầu" Ngô Thanh Vân vì đã phát triển thành công nhóm 365 bởi anh biết, để lăng xê thành công một nhóm nhạc 5 thành viên, “đả nữ” của màn ảnh Việt đã phải đầu tư không ít tiền bạc, chi phí.

“đả nữ” của màn ảnh Việt đã phải đầu tư không ít tiền bạc, chi phí. X5 chết yểu khi mới đi cùng nhau được một năm.
X5 chết yểu khi mới đi cùng nhau được một năm.

Chi phí đầu tư lớn, cát-xê thu về không cao, các ông bầu e ngại mời nên nhiều nhóm nhạc vừa ra đời đã "chết yểu" vì không có đủ tài chính để đi đường dài. X5, Rainbowboys, P.S.S, B.O.T… là những ví dụ điển hình.

Không có công ty quản lý đủ tầm

Thông thường, ở thị trường Kpop, các công ty quản lý bỏ ra toàn bộ chi phí trong quá trình đào tạo, lăng xê và sau đó thu về bằng việc ăn chia tiền cát-xê đi diễn, quảng cáo. Tuy nhiên, để làm được việc này, các công ty đó phải thực sự mạnh, có tiềm lực về tài chính, quan hệ… để đưa được “gà cưng” lên hàng sao.

Những “đại gia” giải trí như SM, YG, JYP, Cube… đều có tiềm lực kinh tế rất mạnh, cộng ê kíp chuyên nghiệp và các mối quan hệ thân thiết với đài truyền hình. Chính vì thế, họ có thể nhanh chóng lăng xê các nhóm nhạc thành sao và kiếm lại gấp bội từ tiền quảng cáo, cát xê đi diễn.

Amigo G
Amigo G "sớm nở tối tàn".

Ở Vpop, số công ty có tiềm lực “tàm tạm” chỉ đếm trên đầu ngón tay. VAA của Ngô Thanh Vân, Tiếng Hát Việt của Đàm Vĩnh Hưng, Early Risers của Dương Khắc Linh… là những đại diện tiêu biểu. Tuy nhiên, ngoài VAA hiện đang lăng xê 365 theo mô hình chuyên nghiệp, các công ty còn lại chủ yếu hợp tác với ca sĩ để thu âm và phát hành album theo kiểu đối tác. Một công ty giải trí thực thụ như mô hình Hàn Quốc ở Việt Nam vẫn là điều xa lạ.

Chính vì vậy, đã 5 năm từ ngày 365 ra mắt, Vpop vẫn chưa có thêm những nhóm nhạc thật sự chất lượng và tạo được làn gió mới.

Không có chiến lược phát triển lâu dài

Để níu chân các thành viên trong một nhóm nhạc, các công ty quản lý thường "buộc" bằng các hợp đồng dài hạn. Ở Hàn Quốc, hợp đồng thường kéo dài từ 7 đến 10 năm cùng những điều khoản phạt rất nặng nếu phá vỡ hợp đồng.

Ở Việt Nam, các ca sĩ khi tham gia nhóm nhạc chỉ ký vào hợp đồng từ 3 đến 5 năm. Chính vì thế, khi đến hạn hợp đồng, các thành viên trong nhóm thường rời nhóm vì không thống nhất được các điều khoản với công ty quản lý.

365 được gắn kết với công ty quản lý trong bản hợp đồng 10 năm - điều chưa có tiền lệ ở Vpop.
365 được gắn kết với công ty quản lý trong bản hợp đồng 10 năm - điều chưa có tiền
 lệ ở Vpop.


3 đến 5 năm cũng là thời điểm việc thành bại của một nhóm nhạc đã khá rõ ràng. Nếu nhóm nhạc đó đã nổi tiếng và các thành viên cũng đủ “cứng cáp” để ra riêng, việc tan rã gần như không thể tránh khỏi. Còn ở trường hợp ngược lại, nếu nhóm nhạc vẫn “lẹt đẹt” và chưa có nhiều tương lai, việc dừng lại để mỗi thành viên có con đường riêng cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Chính vì việc ký hợp đồng quá ngắn và không có đường hướng phát triển lâu dài nên các công ty quản lý Việt Nam rất khó để ràng buộc “gà cưng” của mình.

Muốn ra riêng khi đã nổi tiếng

Một sự thật cần phải thừa nhận là, ở Việt Nam, nhiều thành viên các nhóm nhạc đều muốn tách ra solo khi bắt đầu nổi tiếng. Lý do là khi hát riêng, họ sẽ nhận được các hợp đồng độc lập và không phải chia cho công ty quản lý lẫn các thành viên của nhóm.

 Gil Lê rời X5 để phát triển sự nghiệp riêng.
Gil Lê rời X5 để phát triển sự nghiệp riêng.

Trường hợp của Gil Lê nhóm X5, cô chính là thành viên nổi tiếng và được chú ý nhất nhóm nhạc này. Khi còn hoạt động trong nhóm, nhiều nhãn hàng đã mời cô quảng cáo và show riêng nhưng vì điều khoản với công ty, Gil Lê không thể nhận những lời mời này.

Cuối cùng, cô quyết định rời nhóm để phát triển sự nghiệp riêng và X5 cũng vì thế mà tan rã trong nuối tiếc.

Tronie tách nhóm để kiếm thêm thu nhập nhưng 4 thành viên còn lại của 365 vẫn quyết định tiếp tục đi cùng nhau.
Tronie tách nhóm để kiếm thêm thu nhập nhưng 4 thành viên còn lại của 365 vẫn quyết định tiếp tục đi cùng nhau.

Trường hợp Tronie của nhóm 365 là điển hình cho việc này. Tháng 7/2013, Tronie bỏ các hoạt động của nhóm và công bố hợp đồng với VAA trên trang cá nhân. Chàng rapper điển trai này quyết định phá vỡ hợp đồng để tách ra phát triển sự nghiệp riêng với lý do muốn ra đi để kiếm thêm thu nhập, lo cho cuộc sống.

Trước đó, Phan Đinh Tùng, Ngân Khánh… cũng là những trường hợp điển hình cho việc tách nhóm để dễ kiếm tiền và khẳng định tên tuổi. Những sự ra đi này thường kéo theo kết cục buồn cho nhóm nhạc khi các thành viên còn lại cũng không còn muốn đứng chung sau sự ra đi của một vài thành viên đầu tiên.

Theo Dân Việt

Tin tức mới nhất