9 việc làm hàng ngày tàn phá hệ tiêu hóa nặng nề

Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng những thói quen của mình có thể gây ảnh hưởng cực xấu cho quá trình trao đổi chất và tàn phá hệ tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa điều khiển sự trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cho phép các sinh vật phát triển và sinh sản, duy trì cấu trúc và phản ứng lại với môi trường xung quanh nó.

Có những thứ nếu không biết bạn sẽ vô tình mắc phải và dẫn đến hậu quả là tàn phá hệ tiêu hóa của chính mình. Để tránh làm những việc có hại cho hệ tiêu hóa của bản thân, bạn hãy nằm lòng những điều cần tránh sau nhé.

1. Không uống đủ nước

Hãy uống đủ nước, đặc biệt là sau khi thức dậy. Khi bạn ngủ, cơ thể bạn không được tiếp nước trong 6 đến 8 giờ liên tục. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể, chúng ta cần nạp vào cơ thể khoảng 2l nước mỗi ngày. Tuy nhiên vào ban đêm, thật khó để thức dậy chỉ uống một ly nước, điều này dẫn đến mất nước.

Điều tốt nhất nên làm sau khi thức dậy chính là phải uống ít nhất 2 cốc nước ấm. Nó giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, ít bị đầy bụng và ăn ngon miệng hơn.

tàn phá hệ tiêu hóa

2. Chế độ ăn của bạn không có đồ hữu cơ

Ngoài rau quả, bạn có nên ăn các loại thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa sạch không? Tất nhiên nên là thế, vì  các loại gia cầm, thịt, trứng, sản phẩm từ sữa tiêm hormone đều ảnh hưởng xấu đến những hormone liên quan đến sinh trưởng, sinh sản, chức năng tuyến giáp và sự thèm ăn của chúng ta.

Điều này khiến cơ thể khó khăn trong việc duy trì trao đổi chất. Vì vậy, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hữu cơ cho chế độ ăn của mình.

3. Uống quá nhiều rượu

Uống đồ uống có cồn, hay bất kỳ dạng đồ uống chứa cồn nào đều khiến cho quá trình đốt cháy chất béo của cơ thể bị chậm lại. Lý do giải thích cho điều này chính là cồn được sử dụng làm nguyên liệu sản sinh năng lượng thay vì chất béo.

Vì vậy, chỉ nên dùng đồ uống chứa cồn làm nước giải khát vào cuối tuần và  chỉ uống một ly là đủ.

tàn phá hệ tiêu hóa

4. Ăn quá nhiều ngay trước khi ngủ

Đây là thói quen ăn uống phổ biến của rất nhiều người trong số chúng ta. Thói quen này có hại cho hệ tiêu hóa vì nó phải làm việc trong suốt cả quãng thời gian đáng lẽ được nghỉ ngơi. Đó chính là lý do vì sao bụng bạn lại béo, và chất béo này lại nguy hiểm vì nó dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe.

Các giải pháp để tránh ăn theo kiểu trên chính là ăn các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh trong suốt cả ngày, ngay cả khi bạn thấy không cần thiết cho một bữa ăn nào.

5. Ăn nhiều đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn đóng hộp chứa các loại hóa chất. Đó chính là cách đồ ăn giữ được về tươi ngon và hương vị khác biệt. Thỉnh thoảng, những đồ đóng hộp này có thể cứu cánh cho chúng ta. Nhưng thông minh nhất vẫn là tránh xa các loại đồ ăn đã qua chế biến bất cứ khi nào có thể.

Các chất bảo quản được sử dụng trong loại đồ ăn này có thể làm tăng chất béo dạ dày, và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, làm chậm tốc độ trao đổi chất. Hãy chọn các thực phẩm tươi sống. Bảo quản trong hộp kín để giữ chúng tươi lâu hơn.

tàn phá hệ tiêu hóa

6. Nghiện ăn đồ ngọt

Nếu bạn là tín đồ của đồ ngọt, thì thật khó để kiểm soát cơn nghiện đồ ngọt này. Bởi đường có trong các loại kẹo, sô cô la, bánh quy và kem sẽ dễ dàng hấp thụ vào máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều ngày cũng ngăn cản hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Cách tốt nhất để đối phó với cơn hảo ngọt chính là ăn các loại quả. Đơn giản mà.

7. Ăn kiêng quá mức

Thực hiện các chế độ ăn kiêng để giảm cân hay giảm béo là một phần của chế độ ăn, bên cạnh việc thực hiện luyện tập thể thao đúng cách. Nhưng nếu chế độ ăn của bạn quá cực đoan thì có khi nó còn phản tác dụng. Nếu bạn ngừng ăn tinh bột và thường xuyên tập thể dục, cơ bắp sẽ bị ngừng hình thành. Điều này là do carbonhydrate giải phóng năng lượng, giúp đốt cháy calo.

Cơ thể càng nhiều cơ bắp càng tốt cho việc luyện tập. Do đó, bạn cần ăn tinh bột đúng cách trong chế độ ăn của mình. Chỉ cần 1 cốc gạo lứt, khoai lang, bột yến mạch hoặc bánh mỳ là đủ.

tàn phá hệ tiêu hóa

8. Phụ thuộc nhiều vào thuốc

Uống các các loại thuốc vitamin tổng hợp, canxi, sắt… cùng lúc một cách không khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bị cản trở, quá trình trao đổi chất bị chậm lại, giảm năng lượng.

Bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc, đồng thời kết hợp các hoạt động tập thể theo, ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe.

9. Bạn thường xuyên mất ngủ

Thiếu ngủ có thể làm giảm nghiêm trọng hiệu quả trao đổi chất của cơ thể. Nó có thể dẫn đến trầm cảm, khó chịu, khiến cơ thể bạn đốt cháy ít calo hơn, làm bạn thấy đói, tích mỡ và kèm theo các tác động xấu khác đến hệ tiêu hóa.

Để tránh mất ngủ, bạn có thể tắm nước ấm trước khi ngủ, nghe nhạc nhẹ, và đừng băn khoăn quá nhiều về tương lai – hãy sống cho hiện tại thôi.

Theo Afamily/ trí thức trẻ

Tin tức mới nhất