Băng vệ sinh vải: Nguy cơ nhiễm hóa chất từ thuốc nhuộm

Sau khi có những thông tin băng vệ nhiễm hóa chất, thì băng vệ sinh vải là sự lựa chọn một số chị em. Tuy nhiên, loại băng vệ sinh này có thực sự tốt?

Rộ "trào lưu" dùng băng vệ sinh vải

Thời gian gần đây thông tin băng vệ sinh nhiễm chất hóa học dioxin làm cho người sử dụng lo ngại. Thay vào đó chị em quay sang "mách" nhau sử dụng băng vệ sinh vải. Băng vệ sinh vải giao bán trực tuyến trên một số diễn đàn được quảng cáo là có độ thấm hút cao, an toàn, không chứa hóa chất có thể thay thế cho các loại băng vệ sinh dùng một lần được làm bằng chất liệu bông và nilon bao bên ngoài đã khiến cho nhiều chị em háo hức.

Băng vệ vải có hình dáng như các băng vệ sinh bằng nilon khác chị em hay dùng. Khác ở chỗ, chất liệu của các loại băng vệ sinh là từ nhiều loại vải hoa, lụa hoặc cotton. Nó còn được quảng cáo là rất mềm mại và rất ít khi gây kích ứng da.  Với chất liệu lụa và cotton mềm còn giúp giữ ấm rất tốt cho những ngày nguyệt san. 

Ngoài ra,  theo những người bán thì băng vệ sinh vải gồm 3 phần, lớp trên cùng được làm từ chất liệu dệt bông, lớp thứ 2 bên trong để thấm hút, thường cũng được dệt từ bông, gai hoặc tre và lớp dưới cùng là lông cừu giúp miếng băng vệ sinh không xô lệch trên quần lót cũng như giúp tránh rò rỉ ra bên ngoài, băng vệ sinh vải cũng có cánh hai bên để dính chặt vào đồ lót. Băng vệ sinh vải cũng như các băng vệ sinh khác khoảng 4-6 tiếng, băng vệ sinh vải rất dễ giặt, chỉ cần xả vòi nước là sẽ sạch.

1

Nên thận trọng khi sử dụng

Theo ThS. BS sản khoa Lê Thị Phương Huệ, việc sử dụng băng vệ sinh bằng vải tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không thể lường hết được. Bởi trong thời kỳ nguyệt san, nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, "vùng kín" của chị em rất dễ bị nhiễm khuẩn. Sử dụng băng vệ sinh vải theo nhiều chị em có thể tái ra sử dụng nhiều lần sẽ rất nguy hiểm bởi các loại băng này cần giặt đảm bảo vệ sinh. Nhưng để đảm bảo băng vệ sinh này được giặt sạch sẽ, khô ráo, cất giữ được sử dụng lại  là điều rất khó.

Chưa kể, nếu băng vệ sinh làm từ vải kém chất lượng thì khả năng thấm hút và mức độ an toàn đều kém, nhất là những sản phẩm chưa được các cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và chứng nhận. Sử dụng những loại băng này có nhiều nguy cơ gây dị ứng, viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là đối với những người có cơ địa dị ứng.

Ngoài ra, đối với những loại vải nhiều màu sắc thì lượng hóa chất dùng để nhuộm và tạo hình cũng nhiều hơn. Vì vậy, nếu dùng để tiếp xúc trực tiếp với "vùng kín" trong nhiều giờ sẽ là một mối nguy hiểm rất cao. Thuốc nhuộm trong vải hoàn toàn có thể thôi ra và ngấm vào "vùng kín", kết hợp với lượng vi khuẩn sẵn có trong đó, đây sẽ là tác nhân làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, nếu giặt không sạch, phơi không khô thì vi trùng hoàn toàn có thể đọng lại trong băng vệ sinh vải và tấn công theo đường âm đạo, gây viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh tật khác.

Theo BS Huệ trong ngày nguyệt san chị em cần làm vệ sinh cẩn thận bằng nguồn nước sạch. Không rửa sâu vào trong âm đạo, không bơm hay xịt các loại thuốc khử mùi vì chúng dễ gây dị ứng. Sau khi rửa sạch, cần lau thật khô vùng cơ quan sinh dục trước khi đóng băng vệ sinh.

Khi chọn băng vệ sinh, nên chọn sản phẩm của các hãng có uy tín xuất xứ rõ ràng, dùng phù hợp với mình, tránh mua phải hàng giả. Trong quá trình sử dụng, nên tuân theo hướng dẫn sử dụng của từng loại sản phẩm, tránh dùng băng quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và đe dọa sức khỏe của chị em.

băng vệ sinh vải
Băng vệ sinh vải chưa phải an toàn tuyệt đối (Ảnh minh họa)

Các loại sản phẩm chị em có thể dùng cho ngày "đèn đỏ"

- Băng vệ sinh miếng: Đây là loại băng vệ sinh phổ biến nhất và có rất nhiều loại của nhiều nhà sản xuất cho chị em lựa chọn. Sản phẩm này có ưu điểm là dễ sử dụng nhưng lại dễ lộ và không tiện nếu mặc trang phục bó sát hoặc phải tham gia các hoạt động thể thao. 

Khi dùng băng vệ sinh miếng, chị em cần lưu ý thay thế băng sau 3-4 tiếng, không nên dùng loại có mùi thơm hoặc kích ứng với làn da của mình.

băng vệ sinh vải

- Tampon: Đây là loại băng vệ sinh nhỏ gọn bằng đầu ngón tay và được dùng để đặt vào bên trong âm đạo trong những ngày có kinh nguyệt. Sợi dây bên ngoài sẽ giúp chị em lấy tampon ra dễ dàng hơn. Loại băng vệ sinh có ưu điểm hơn băng vệ sinh dạng miếng ở chỗ không bị lộ và có thể giúp chị em tham gia thể thao, ví dụ như bơi lội trong ngày này. Mặc dù đa phần tampon được làm bằng sợi tơ nhân tạo kết hợp với sợi bông tổng hợp nên khả năng thấm rút rất tốt nhưng chị em không nên lạm dụng. 

Nếu để quá lâu trong âm đạo có thể dẫn đến tác hại là gây ra hội chứng sốc độc tố (một hội chứng nhiễm độc), ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, khi dùng tampon, chị em nên chọn loại thấm hút thích hợp, thay tampons thường xuyên 4 – 6 tiếng/lần, ban đêm hoặc khi ngủ nên dùng băng vệ sinh miếng để thay thế.

băng vệ sinh vải

- Băng vệ sinh dạng cốc (mooncup): Loại băng vệ sinh này có dạng như một chiếc cốc (còn gọi là cốc nguyệt san) và ít phổ biến hơn 2 loại băng vệ sinh kia. Băng vệ sinh này được đưa vào trong âm đạo, đựng máu kinh nguyệt và sau đấy được lấy ra ngoài và đổ đi. Cốc nguyệt san được làm từ các loại vật liệu mềm như cao su hay silicons và có 2 loại: loại dùng 1 lần và dùng nhiều lần. 

Dùng cốc nguyệt san có thể giúp chị em giảm nỗi lo lắng kinh nguyệt bị tràn ra ngoài và phản ứng phụ nhưng nó lại cần được theo dõi mức độ đầy để thay thế kịp thời.

băng vệ sinh vải

Mỗi loại băng vệ sinh đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, vậy nên, tùy theo sở thích, khả năng và mục đích sử dụng mà chị em nên lựa chọn loại thích hợp nhất cho mình.

Theo Afamily/ trí thức trẻ


Tin tức mới nhất