Bí ẩn quả "trứng kính" siêu lạ phun ra từ núi lửa Hawaii

“Quả trứng” đặc biệt có dạng hình cầu, màu đen, bên trong rỗng với lớp vỏ cực kỳ dễ vỡ như một lớp kính mỏng.

Ngày 8/1 vừa qua, núi lửa Kilauea tại Hawaii bất ngờ hoạt động, phun trào dung nham. Bên cạnh lớp đất đá thường thấy, đợt dung nham này còn phun ra một vật thể cực lạ có hình cầu như một quả trứng với lớp vỏ mong manh như thủy tinh.

Núi lửa Kilauea hoạt động khá thường xuyên nhưng đây là lần đầu tiên vật thể lạ này xuất hiện. Các chuyên gia cho rằng, quả “trứng kính” này một loại cấu trúc có tên gọi “Giọt nước mắt của Pele”. Tại Hawaii, Pele là tên của nữ thần núi lửa.
 
Quả trứng cực độc được phát hiện sau vụ phun trào núi lửa.

“Giọt nước mắt của Pele” có hình quả trứng, được tìm thấy ở hố Halema’umua’u, cách mặt dung nham khoảng 110m. Quả trứng dài hơn 1cm, rỗng ruột.

“Nó giống như quả bóng bay vậy. Rỗng trong, vỏ mỏng, mong manh như thủy tinh", Janet Babb, nhân viên quan sát đài địa chất cho biết. Trước đó, núi lửa Kilauea cũng từng phun ra vật thể có tên “'hollow spherules”, nhưng vật thể này nhỏ hơn nhiều.


Quả trứng rỗng bên trong, có lớp vỏ mỏng như thủy tinh và được gọi là “giọt nước của nữ thần Pele”.


Trong khi đó, quả trứng “giọt nước mắt của Pele” lại có kích thước khá lớn, đồng thời khả năng năng tồn tại đáng kinh ngạc. Với lớp vỏ mỏng manh, sau khi bị bắn ra từ dung nham mà quả trứng vẫn gần như nguyên vẹn là điều bất thường. Đúng ra, nó đã vỡ thành nhiều mảnh.

Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn gặp khó khăn trong việc xác định cấu trúc quả trứng. Quả trứng có khả năng được hình thành trong vụ phun trào. Đấy là nơi duy nhất có thể tạo ra vật thể như vậy.


Núi lửa Kilaulea thường xuyên có những vật thể lạ sau phun trào.


Núi lửa Kilauea thường xuyên phun trào nên không hề có cảnh báo trước.  Ngoài “giọt nước mắt của Pele”, vụ phun trào còn có sợi thủy tinh màu vàng và “rong biển của Pele” mà thực ra là một mảnh thủy tinh.

Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ



Tin tức mới nhất