Bi kịch thảm khốc của nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh nổi tiếng "kền kền chờ đợi"
Sau sự thành công của bức ảnh là một mạng người phải ra đi bằng khí độc carbon monoxide.
Nạn đói ở châu Phi luôn là nỗi ám ảnh với toàn nhân loại, và có một bức ảnh gần như lột tả được hết những đau đớn đó chính là bức "kền kền chờ đợi" của nhiếp ảnh gia Kevin Carter, chụp tại Sudan vào 3/1993. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé đói khát đang lê lết trên nền đất và đằng sau là con kền kền đang chực chờ em gục xuống để xông lên... rỉa xác.
Ngay sau khi được đăng tải trên tạp chí New York Times vào ngày 26/3/1993, bức ảnh đã gây chấn động toàn thế giới. Sau đó 1 năm, Kevin Carter vinh dự nhận được giải thưởng nhiếp ảnh Pulitzer danh giá. Tuy nhiên, hệ quả của thành công đó lại khiến cho một bi kịch đáng thương xảy đến bất ngờ.
Búa rìu dư luận và sự ra đi của một tài năng
Nhờ giải thưởng Pulitzer, Kevin đã có những giây phút hạnh phúc nhất cuộc đời đồng thời trở thành thượng khách của tất cả những nơi ông đặt chân tới ở thành phố New York (Mỹ). Từ các nhà hàng, các tờ báo lớn tới khách qua đường đều muốn kết giao, phỏng vấn, mời làm việc và xin chữ ký của Kevin Carter.
Tuy nhiên, khi bức ảnh “kền kền chờ đợi” trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới cũng là lúc có vô số lời chỉ trích dội về tác giả. Tất cả các ý kiến phản bác, kể cả những người bạn của Kevin đều tự hỏi tại sao anh lại chỉ chụp ảnh thay vì giúp đỡ em bé ấy. Kevin tất nhiên sau đó đã phải chịu đựng chuỗi áp lực không thể gồng mình lên nổi.
Đỉnh điểm của bi kịch cuộc đời đã tìm đến Kevin chỉ 3 tháng sau khi nhận giải, anh tự sát bằng độc khí carbon monoxide trên một chiếc xe hơi đỏ đậu kề một con sông nhỏ ở tuổi 33. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng để lại lời nhắn trên băng ghế xe: “Tôi thực sự xin lỗi. Những đau đớn của cuộc sống đã đè nén tới mức mà niềm vui không còn có thể tồn tại”.
Trước đó, Kevin đã sống những ngày cuối cùng trong mặc cảm tội lỗi và căn bệnh trầm cảm. Nợ nần chồng chất, chia tay mối quan hệ tình cảm đã nhiều năm gắn bó, bị bỏ lại cùng với đứa con gái 6 tuổi, lại thêm một sai lầm khủng khiếp khi ông để quên 16 cuộn phim dành cho tạp chí Time trên máy bay.
Sự thật đằng sau và lời giải thích của tác giả
Chỉ đến khi cái chết tìm đến Kevin, cả nhân loại mới lao vào tìm hiểu chuyện gì đã thực sự xảy ra sau cú bấm máy ấy. Phóng viên Alberto Rojas đến từ Tây Ban Nha đã tìm gặp một nhiếp ảnh gia khác cũng có mặt ở trại tị nạn ở Sudan vào năm 1993 tên là Arenzana. Ông này cũng chụp một bức ảnh tương tự như của Kevin, và trong đó, người ta nhìn thấy không gian xung quanh không chỉ có em bé và con kền kền mà cách đó chỉ vài mét là trung tâm chăm sóc, nhân viên y tế và cha của đứa bé.
Rojas sau đó đã gặp được cha của đứa trẻ trong bức ảnh của Kevin Carter và biết được rằng đứa bé thực sự đã sống sót sau nạn đói nhưng đã chết 14 năm sau đó vì một cơn sốt rét. Như vậy, cậu bé không hề bị cơn đói giết chết để trở thành bữa ăn cho con kền kền phía sau như những gì mà độc giả và dư luận tưởng tượng. Tuy nhiên, Kevin Carter đã không còn để nhận được tin đó. Anh đã chết.
Ít ai biết được rằng, trước đó, Kevin Carter luôn thú nhận rằng mình không thích bức ảnh này và cả những bức ảnh trong lúc loạn lạc mà anh từng chụp được. Và cái trạng thái trầm uất để rồi cuối cùng phải tìm đến cái chết là do tác động của một chuỗi những bi kịch mà đỉnh điểm chính là con kền kền và em bé kia.
Kevin sinh ra ở Cộng hòa Nam Phi, nơi nạn phân biệt chủng tộc đã đẩy những người da đen vào hoàn cảnh khốn cùng. Anh đã từng nhắc đến quê hương của mình như một nơi khô cằn, ảm đạm, lạnh lẽo, chết chóc, và đầy những ký ức tồi tệ. Anh trở thành nhiếp ảnh gia như một sứ mệnh dám dấn thân vào những khu vực đang xảy ra xung đột, không ngần ngại đối mặt với nguy hiểm để cho cả thế giới thấy được sự thật tàn khốc của chiến tranh và bạo lực.
Nhưng chính điều đó lại để lại trong lòng người nhiếp ảnh nhiều ký ức kinh hoàng. Một người bạn của anh cho biết Kevin luôn cảm thấy tội lỗi khi không thể cứu giúp những người khốn cùng, trong khi ông phải chụp ảnh họ, mà họ thì đang bị giết hại. Việc lặp lại những thao tác và cảm xúc ấy hàng ngày khiến cho Kevin rơi vào trạng thái trầm cảm nặng và buộc phải tìm đến cocaine và ma túy.
Như vậy, Kevin không hề dửng dưng, lãnh đạm, và vô tình khi chụp bức ảnh con kền kền và em bé giống như những lời kết tội, thậm chí, có những giọt nước mắt đã rơi. Anh đã ghi lại trong nhật ký của mình rằng hi vọng bức ảnh sẽ khiến sự nhạy cảm của bản thân mỗi người được nâng cao hơn và không bao giờ được coi thường mọi thứ xung quanh.
Thực tế, nếu nhiếp ảnh gia không nhanh chóng ghi lại hình ảnh này, sẽ chẳng bao giờ nhân loại biết tới một thực tế kinh hoàng của sự đói khát, tuyệt vọng ở lục địa đen. Nhưng vinh quang của giải thưởng Pulitzer đã khiến một nhiếp ảnh gia tài năng phải tự tìm đến cái chết. Và người ta đã ví truyền thông giống như một con kền kền đang chờ đợi để rỉa xác Kevin Carter, một đứa trẻ một mình, một mình thực sự trên thế giới.
Ngay sau khi được đăng tải trên tạp chí New York Times vào ngày 26/3/1993, bức ảnh đã gây chấn động toàn thế giới. Sau đó 1 năm, Kevin Carter vinh dự nhận được giải thưởng nhiếp ảnh Pulitzer danh giá. Tuy nhiên, hệ quả của thành công đó lại khiến cho một bi kịch đáng thương xảy đến bất ngờ.
Bức ảnh "kền kền chờ đợi" đã cho cả thế giới thấy được sự khủng khiếp
của nạn đói ở châu Phi.
của nạn đói ở châu Phi.
Búa rìu dư luận và sự ra đi của một tài năng
Nhờ giải thưởng Pulitzer, Kevin đã có những giây phút hạnh phúc nhất cuộc đời đồng thời trở thành thượng khách của tất cả những nơi ông đặt chân tới ở thành phố New York (Mỹ). Từ các nhà hàng, các tờ báo lớn tới khách qua đường đều muốn kết giao, phỏng vấn, mời làm việc và xin chữ ký của Kevin Carter.
Tuy nhiên, khi bức ảnh “kền kền chờ đợi” trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới cũng là lúc có vô số lời chỉ trích dội về tác giả. Tất cả các ý kiến phản bác, kể cả những người bạn của Kevin đều tự hỏi tại sao anh lại chỉ chụp ảnh thay vì giúp đỡ em bé ấy. Kevin tất nhiên sau đó đã phải chịu đựng chuỗi áp lực không thể gồng mình lên nổi.
Đỉnh điểm của bi kịch cuộc đời đã tìm đến Kevin chỉ 3 tháng sau khi nhận giải, anh tự sát bằng độc khí carbon monoxide trên một chiếc xe hơi đỏ đậu kề một con sông nhỏ ở tuổi 33. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng để lại lời nhắn trên băng ghế xe: “Tôi thực sự xin lỗi. Những đau đớn của cuộc sống đã đè nén tới mức mà niềm vui không còn có thể tồn tại”.
Người đàn ông tài năng này đã phải tự sát bằng khí độc do không chịu
nổi sự đàm tiếu của dư luận.
nổi sự đàm tiếu của dư luận.
Trước đó, Kevin đã sống những ngày cuối cùng trong mặc cảm tội lỗi và căn bệnh trầm cảm. Nợ nần chồng chất, chia tay mối quan hệ tình cảm đã nhiều năm gắn bó, bị bỏ lại cùng với đứa con gái 6 tuổi, lại thêm một sai lầm khủng khiếp khi ông để quên 16 cuộn phim dành cho tạp chí Time trên máy bay.
Sự thật đằng sau và lời giải thích của tác giả
Chỉ đến khi cái chết tìm đến Kevin, cả nhân loại mới lao vào tìm hiểu chuyện gì đã thực sự xảy ra sau cú bấm máy ấy. Phóng viên Alberto Rojas đến từ Tây Ban Nha đã tìm gặp một nhiếp ảnh gia khác cũng có mặt ở trại tị nạn ở Sudan vào năm 1993 tên là Arenzana. Ông này cũng chụp một bức ảnh tương tự như của Kevin, và trong đó, người ta nhìn thấy không gian xung quanh không chỉ có em bé và con kền kền mà cách đó chỉ vài mét là trung tâm chăm sóc, nhân viên y tế và cha của đứa bé.
Rojas sau đó đã gặp được cha của đứa trẻ trong bức ảnh của Kevin Carter và biết được rằng đứa bé thực sự đã sống sót sau nạn đói nhưng đã chết 14 năm sau đó vì một cơn sốt rét. Như vậy, cậu bé không hề bị cơn đói giết chết để trở thành bữa ăn cho con kền kền phía sau như những gì mà độc giả và dư luận tưởng tượng. Tuy nhiên, Kevin Carter đã không còn để nhận được tin đó. Anh đã chết.
Ít ai biết được rằng, trước đó, Kevin Carter luôn thú nhận rằng mình không thích bức ảnh này và cả những bức ảnh trong lúc loạn lạc mà anh từng chụp được. Và cái trạng thái trầm uất để rồi cuối cùng phải tìm đến cái chết là do tác động của một chuỗi những bi kịch mà đỉnh điểm chính là con kền kền và em bé kia.
Sự thật là nhiếp ảnh gia Kevin đã không hề bỏ mặc em bé và cái chết của anh là
minh chứng cho sự thổi phồng quá đáng của truyền thông thời điểm bấy giờ.
minh chứng cho sự thổi phồng quá đáng của truyền thông thời điểm bấy giờ.
Kevin sinh ra ở Cộng hòa Nam Phi, nơi nạn phân biệt chủng tộc đã đẩy những người da đen vào hoàn cảnh khốn cùng. Anh đã từng nhắc đến quê hương của mình như một nơi khô cằn, ảm đạm, lạnh lẽo, chết chóc, và đầy những ký ức tồi tệ. Anh trở thành nhiếp ảnh gia như một sứ mệnh dám dấn thân vào những khu vực đang xảy ra xung đột, không ngần ngại đối mặt với nguy hiểm để cho cả thế giới thấy được sự thật tàn khốc của chiến tranh và bạo lực.
Nhưng chính điều đó lại để lại trong lòng người nhiếp ảnh nhiều ký ức kinh hoàng. Một người bạn của anh cho biết Kevin luôn cảm thấy tội lỗi khi không thể cứu giúp những người khốn cùng, trong khi ông phải chụp ảnh họ, mà họ thì đang bị giết hại. Việc lặp lại những thao tác và cảm xúc ấy hàng ngày khiến cho Kevin rơi vào trạng thái trầm cảm nặng và buộc phải tìm đến cocaine và ma túy.
Dù mang trong mình lý tưởng cao thượng về việc phản ánh những bất công của cuộc đời nhưng thực tại thì quá thảm khốc khiến cho Kevin không thể chịu đựng thêm được.
Như vậy, Kevin không hề dửng dưng, lãnh đạm, và vô tình khi chụp bức ảnh con kền kền và em bé giống như những lời kết tội, thậm chí, có những giọt nước mắt đã rơi. Anh đã ghi lại trong nhật ký của mình rằng hi vọng bức ảnh sẽ khiến sự nhạy cảm của bản thân mỗi người được nâng cao hơn và không bao giờ được coi thường mọi thứ xung quanh.
Thực tế, nếu nhiếp ảnh gia không nhanh chóng ghi lại hình ảnh này, sẽ chẳng bao giờ nhân loại biết tới một thực tế kinh hoàng của sự đói khát, tuyệt vọng ở lục địa đen. Nhưng vinh quang của giải thưởng Pulitzer đã khiến một nhiếp ảnh gia tài năng phải tự tìm đến cái chết. Và người ta đã ví truyền thông giống như một con kền kền đang chờ đợi để rỉa xác Kevin Carter, một đứa trẻ một mình, một mình thực sự trên thế giới.
Theo Trí Thức Trẻ
-
1 giờ trướcDự báo thời tiết 23/12/2024, các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, tiếp tục hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão đang hoạt động trên Biển Đông.
-
2 giờ trướcDự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn.
-
12 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
18 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
21 giờ trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
22 giờ trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
22 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
1 ngày trướcSau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị ở TPHCM.
-
1 ngày trướcHĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương.
-
1 ngày trướcQua kiểm tra và sàng lọc đối tượng nghi vấn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng xác định 2 thiếu niên 13 tuổi là nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi.
-
1 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
1 ngày trướcNhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.
-
1 ngày trướcTheo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
-
1 ngày trướcNhiều xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Bình Dương được huy động mở đường cho ô tô vận chuyển tạng hiến đến các bệnh viện, sân bay ở TPHCM.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.
-
1 ngày trướcBác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thông tin tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê 11 người tử vong ở Hà Nội.
-
1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau phiên giảm sâu. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng rời xa mốc 90 triệu đồng/lượng và chỉ quanh 81-83 triệu đồng/lượng.
-
2 ngày trướcDự báo thời tiết 21/12/2024, miền Bắc rét, trời có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Trong khi đó, Nam Bộ tiếp tục nắng với nhiệt độ cao nhất 29-32 độ.
-
2 ngày trướcCho rằng, vì ông T. mà mình bị cho thôi việc nên tài xế taxi đã nảy sinh ý định đến nhà ông T. để nói chuyện. Cuối cùng anh ta đã sát hại nạn nhân bằng nhát dao chí mạng.
-
2 ngày trướcLê Danh Tạo là cựu phóng viên của tờ báo chuyên ngành pháp luật, cùng vợ là Hồ Thị Hải và em vợ là Hồ Kim Cường đã nhận hơn 1,5 tỷ đồng của các tài xế xe đường dài để bảo kê các lỗi vi phạm.
Tin tức mới nhất
-
28 phút trước
-
2 giờ trước