Bộ trưởng Y tế: Đúng quy trình, sao bệnh nhân chạy thận chết?

"Đồng chí Giám đốc Sở Y tế nói nhân viên tuân thủ theo quy trình. Vậy tại sao xảy ra chuyện?", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến truy vấn lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hòa Bình.




Bộ trưởng Y tế yêu cầu không để thêm bệnh nhân tử vong khi chạy thận Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận vụ 7 bệnh nhân tử vong trong số 18 người đang lọc máu ở bệnh viện đa khoa Hòa Bình là sự cố y khoa rất trầm trọng.

 

Sáng 31/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với ngành y tế tỉnh Hòa Bình xung quanh sự việc 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo nghi sốc phản vệ, trong đó, 7 người tử vong.

Đến trưa 31/5, một bệnh nhân nặng trong vụ 18 người tai biến khi chạy thận ở Hoà Bình vẫn rất nguy kịch. Sức khoẻ 10 bệnh nhân khác được chuyển về Hà Nội điều trị tiếp đã ổn định.

Hạn 1 tuần để bệnh viện báo cáo nguyên nhân

Bộ trưởng yêu cầu ngành y tế bệnh viện Đa khoa Hòa Bình phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng điều tra để mau chóng làm sáng tỏ vụ việc. Đồng thời đề nghị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình lập hội đồng chuyên môn để tự xác định nguyên nhân 18 bệnh nhân bị tai biến khi chạy thận nhân tạo mà không cần đợi cơ quan điều tra. Trong đó, cần rà soát lại quá trình từ khâu tiếp nhận bệnh nhân, rửa dụng cụ đến vận hành trang thiết bị trong ca chạy thận gây tai biến.


Bo truong Y te: Dung quy trinh, sao benh nhan chay than chet? hinh anh 1
Bộ trưởng Y tế thăm hỏi gia đình nạn nhân chạy thận tử vong sáng 31/5. Ảnh: H.Q.


“Quy trình chạy thận nhân tạo là quy trình chuẩn Bộ Y tế đã ban hành theo quy chuẩn y tế quốc tế. Chúng ta hàng năm hàng triệu người chạy thận, hàng ngày các đồng ý đã làm, bây giờ có sự cố chắc chắn là không bình thường”, bà Tiến nhận định.

"Đồng chí Giám đốc Sở Y tế có nói nhân viên y tế tuân thủ theo quy trình. Vậy tại sao xảy ra chuyện?", Bộ trưởng truy vấn lãnh đạo bệnh viện.

Bà Tiến chỉ thị ngành y tế cần nhìn thẳng vào sự thật, trung thực, khách quan để làm rõ nguyên nhân, phối hợp với cơ quan chức năng. Trong vòng một tuần sau khi xảy ra sự cố tai biến, bệnh viện phải có kết quả kiểm thảo nguyên nhân bệnh nhân tử vong.


Bo truong Y te: Dung quy trinh, sao benh nhan chay than chet? hinh anh 2
Làm việc với Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu bệnh viện trung thực, cầu thị để sớm làm rõ nguyên nhân vụ việc. Ảnh: H.Q.


Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết bà chia sẻ với các đồng nghiệp vì sự cố quá lớn, khiến các y bác sĩ đau đớn, hoang mang.

"Bệnh nhân đau một, nhiều khi các bác sĩ đau hai. Thân nhân gia đình chia sẻ với tôi, bệnh nhân gặp sự cố họ rất đau đớn, nhưng bệnh nhân dù gì cũng đã ra đi. Nhưng người ở lại, nhất là các đồng chí làm trực tiếp sẽ còn rất nhiều áp lực, hoang mang. Vì thế, tôi mong muốn các đồng chí trung thực, cầu thị để cơ quan điều tra sớm kết thúc, khoa sớm trở lại hoạt động, phục vụ bệnh nhân. Nếu không đẩy nhanh tốc độ sẽ càng áp lực cho y bác sĩ", bà Tiến nói.

Nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân chạy thận

Về phía Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, giám đốc Trương Quý Dương cho biết bệnh viện đã thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá sự việc. Tuy nhiên, hiện tất cả hồ sơ, chỉ số đều đã được công an niêm phong để phục vụ điều tra nên chỉ dựa vào giải trình của nhân viên y tế.

Bác sĩ Dương cũng cho biết Khoa Thận nhân tạo của bệnh viện đã hoạt động từ 7 năm nay chưa xảy ra vấn đề bất thường nào.

Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hoà Bình Trần Quang Khánh, hiện Sở Y tế tỉnh đã thành lập Hội đồng chuyên môn gồm lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình, bác sĩ điều trị, đại diện Sở Y tế, Phòng nghiệp vụ Y Dược; đồng thời mời 4 chuyên gia đầu ngành để xác định rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là bệnh viện đang có trên 100 bệnh nhân phải định kỳ chạy thận nhân tạo; đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ để Khoa Thận nhân tạo sớm hoạt động trở lại. Dự kiến mất khoảng 10 ngày để khôi phục.

Đối với những bệnh nhân đã được chuyển xuống Hà Nội chạy thận, Sở Y tế Hà Nội đã phân công 5 bệnh viện trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để tiếp nhận người bệnh, bao gồm: Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Hà Đông.

Một số bệnh viện khác trên địa bàn cũng đã tiếp nhận bệnh nhân. Trong ngày 30/5, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận thêm 10 bệnh nhân, Bệnh viện Thận Hà Nội 20 bệnh nhân, Bệnh viện Nông Nghiệp 27 bệnh nhân, Bệnh viện đa khoa thành phố Hòa Bình 24 bệnh nhân.
 


Sự cố sốc phản vệ khi chạy thận ở Hòa Bình xảy ra như thế nào? Tối 29/5, nam bệnh nhân 60 tuổi đã tử vong dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu suốt một ngày. Đây là nạn nhân thứ bảy tử vong trong vụ chạy thận nhân tạo ở Hòa Bình.

 

Theo Zing


Bệnh viện đa khoa Hòa Bình suy thận mãn bệnh thận sốc phản vệ

Tin tức mới nhất