Cách chế biến một nồi lẩu vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe

Chúng ta đều biết béo phì có liên quan rất lớn đến ăn uống hàng ngày, mùa đông lại là mùa thích hợp để chọn ăn lẩu, tuy nhiên trong lẩu lại kèm theo rất nhiều chất béo. Vậy làm cách nào để được ăn món lẩu thường xuyên mà không làm chúng ta mập ra?



Nước dùng là nước sôi hoặc thanh đạm

Đa phần chúng ta thích ăn nước dùng được hầm từ xương, tuy nhiên không nên ăn những loại nước dùng có hàm lượng dầu mỡ cao hoặc chất điều vị đậm đặc, cay nồng, tốt nhất nên chọn nước lẩu thanh đạm hoặc nước sôi rồi cho gừng, hành, tôm và gia vị. Loại nước lẩu này không có nhiệt lượng, nếu bạn thích ăn cay nên thêm một chút sa tế là được.

Khi ăn lẩu đa phần chúng ta đều ăn thực phẩm nhiều chất béo như  thịt, cá trước, ăn đến lửng bụng mới ăn thực phẩm “hút mỡ” là rau. Kết quả là đã ăn phần lớn mỡ vào trong bụng. Chuyên gia khuyến cáo, đầu tiên nên ăn rau xanh và tinh bột, cuối cùng mới ăn đến thịt có dầu mỡ, đồng thời có thể giảm nhẹ lượng dung nạp của chất béo. Tốt nhất nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp như cá, tôm, thịt nạc hoặc thịt dê, cừu không mỡ.

Ăn nhiều hạt sen

Hạt sen không chỉ có nhiều loại dưỡng chất phong phú mà còn là loại thuốc tốt để giúp cơ thể thêm chất bổ. Khi ăn chúng ta nên cho lượng hạt sen thích hợp vào trong lẩu, loại dưỡng chất tổng hợp này rất có lợi cho sức khoẻ, giúp chúng ta cân bằng dinh dưỡng.

Ngoài ra, cũng chú ý không bỏ tâm sen bởi vì nó có tác dụng giải trừ nhiệt trong cơ thể và an thần.

Ăn nhiều đậu phụ

Đậu phụ là một sản phẩm từ đậu nành có chứa thạch cao. Cho lượng đậu phụ thích hợp vào trong lẩu giúp bổ sung nhiều loại nguyên tố vi lượng, đồng thời phát huy được tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giải độc của thạch cao.

Nguyên liệu thanh đạm

Nguyên liệu dùng để điều vị như tương ớt quá cay lại có kích thích rất lớn cho dạ dày, vì vậy khi ăn lẩu chúng ta nên dùng nguyên liệu thanh đạm như dầu mè, dầu tương để giảm khí nóng, tránh kích thích cho dạ dày.

Thêm gừng không gọt vỏ

Gừng tươi giúp điều vị, chống hàn lạnh cho nước lẩu, vì vậy khi nấu nên thêm một ít gừng tươi không gọt vỏ, vỏ gừng tính mát, có tác dụng sản nhiệt giải trừ nóng.

Nên chọn các loại nghêu sò, hàu còn tươi sống

Khi ăn lẩu ở nhà cần chà rửa sạch vỏ ngoài của sò, nghêu, hàu sạch sẽ, ngâm trong nước sạch ít nhất trên 8 tiếng, chờ cho nghêu, sò tự thanh lọc các chất cặn bẩn trong cơ thể ra mới đem ra chế biến.

Sò, nghêu đã chết đa phần có vi sinh vật gây bệnh vì vậy không nên ăn.

Khi ăn lẩu không nên ăn quá nóng

Do khoang miệng, đường thực quản, niêm mạc dạ dày thông thường chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 50-60℃, đồ ăn quá nóng sẽ tổn thương niêm mạc, gây viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Khi lấy thức ăn từ nổi lẩu ra tốt nhất nên cho vào bát, chờ nguội chút mới ăn.

Theo SKĐS

 


lẩu mẹo nấu ăn

Tin tức mới nhất