Căn bệnh khiến nhiều người không bao giờ tỉnh lại vào ngày hôm sau
Nhiều người trước khi đi ngủ không có biểu hiện bất thường nhưng qua một đêm đã hôn mê hoặc tử vong có thể do đột quỵ gây ra.
3 giây thế giới có 1 người đột quỵ
Thông tin trên được Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi, Chủ tịch danh dự Hội Đột quỵ Hà Nội, cho biết tại Hội nghị Đột quỵ quốc tế năm 2024 do Hội Đột quỵ Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức ngày 9/11.
Theo bác sĩ Chi, tử vong do đột quỵ vượt qua cả ung thư, ngày càng trẻ hóa. Nhiều người khi đi ngủ trông vẫn khỏe mạnh nhưng sáng hôm sau đã hôn mê sâu hoặc tử vong trong đêm. Những trường hợp này có tỷ lệ không nhỏ liên quan tới đột quỵ.
Đột quỵ hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu, đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống y tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 12,2 triệu ca mới, tức là trung bình 3 giây trôi qua có 1 người đột quỵ và 6,5 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó hơn 6% xảy ra ở người trẻ.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bệnh và con số đáng báo động này đang ngày càng tăng. Tỷ lệ người bệnh đột quỵ vào viện quá thời gian vàng còn cao, nguy cơ tử vong, di chứng lớn.
Bác sĩ Chi cho biết nhờ các hoạt động tuyên truyền, tỷ lệ người dân vào cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng tăng hơn trước. Vì vậy, số ca bệnh được can thiệp với các kỹ thuật công nghệ cao, lấy huyết khối, tái tưới máu cũng tăng hơn nhưng bệnh lý này vẫn là gánh nặng tử vong.
Giáo sư Nguyễn Văn Chi chia sẻ bên lề hội nghị. Ảnh: Thế Anh.
Phó giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại trung tâm, tỷ lệ người bệnh được cứu sống khoảng 60% sau đó trở lại công việc bình thường, 30% có di chứng, 10% tử vong. Để giảm tình trạng di chứng, tử vong, Việt Nam cần đẩy mạnh tuyên truyền cho cộng đồng về đột quỵ, dấu hiệu nhận biết sớm và đưa người bệnh đi cấp cứu trong giờ vàng.
Ngoài ra, hệ thống cấp cứu đột quỵ cần được mở rộng, ưu tiên hơn. Theo bác sĩ Tôn, hiện nay rất ít địa phương có trung tâm, khoa đột quỵ ở bệnh viện tỉnh, đơn vị đột quỵ ở bệnh viện tuyến huyện. Nếu xây dựng các đơn vị điều trị chuyên biệt đột quỵ, bệnh nhân sẽ được chăm sóc, phục hồi chức năng, dự phòng tái phát tốt hơn.
Các bước phòng đột quỵ
Phó giáo sư Chi khẳng định đột quỵ nguy hiểm nhưng hoàn toàn dự phòng được. Những yếu tố nguy cơ của đột quỵ là huyết áp cao, rung nhĩ, bất thường bệnh tim, van tim, béo phì, thừa cân, đái tháo đường. Để phòng tránh đột quỵ, người có các bệnh lý trên cần kiểm soát tốt, đưa về các chỉ số an toàn.
Ví dụ, người cao huyết áp cần điều trị thường quy huyết áp ở mức dưới 140-85mmhg. Nếu bạn bị bệnh rối loạn mỡ máu, kiểm soát cholesterol xấu (LDL) về mức dưới 2,6mmol/l, nếu có tổn thương mạch máu cần ở mức 1,8mmol/l. Trường hợp đái tháo đường cần điều trị đường huyết về dưới 7mmol/l. Nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ trên, người bệnh tránh được nguy cơ đột quỵ trong tương lai.
Hằng ngày, người dân cần vận động thể dục thể thao; hạn chế ăn mặn, sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol. Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bản thân có bị các bệnh lý như trên không. Các xét nghiệm đường máu, mỡ máu… không tốn kém nhưng giúp dự phòng đột quỵ.
Khi có một trong các biểu hiện giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt… cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ.
Theo VietNamNet
-
9 giờ trướcNghe tên món bò bía, nhiều người nghĩ thành phần chính của nó là thịt bò nên khi thưởng thức thì sửng sốt thắc mắc: Vì sao gọi là bò bía mà không có bò?
-
10 giờ trướcĐông đảo người dân và du khách đang đổ về khu vực sa mạc Al-Nafūd ở Al-Jawf khi mưa tuyết bất ngờ xuất hiện tại đây.
-
15 giờ trướcSố lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
17 giờ trướcĐoạn video ghi lại cảnh chuột xuất hiện trong gian bếp của một nhà hàng có tiếng ở Quảng Châu, đang nhận được sự chú ý của dư luận.
-
20 giờ trướcDầu ăn là một phần không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình nhưng không phải loại dầu ăn nào cũng tốt cho sức khỏe.
-
1 ngày trướcLá tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình lão hóa, da sáng hơn và ngừa mụn.
-
1 ngày trướcMặc quần chật, tắm nước quá nóng là hai trong số 5 thói quen nhiều đàn ông Việt thường làm ảnh hưởng đến khả năng sinh con.
-
1 ngày trướcCá hồi, các loại hạt, dầu thực vật… chứa chất béo lành mạnh, giúp cơ thể chống lại ung thư.
-
1 ngày trướcTrong lòng hồ nước thuộc huyện Thượng Do, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, tồn tại một loài cá nhỏ bí ẩn mà người dân địa phương gọi là "cá nghìn năm tuổi".
-
1 ngày trướcNhiều người cho rằng mỡ máu là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ cấp nên đi lọc máu để phòng ngừa bệnh, điều này có đúng?
-
1 ngày trướcBí quyết để sống đến 100 tuổi có thể nằm trong món khoai lang tím của những cụ cao niên trên đảo trường thọ Okinawa.
-
1 ngày trướcTrong nước dùng xương lợn có nhiều collagen, axit amin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, loại thực phẩm này vẫn tiềm ẩn một số mối nguy.
-
1 ngày trướcChris Humphrey, cây viết tự do của báo New York Times vừa đăng tải bài viết gợi ý các điểm đến thú vị của Hà Nội.
-
1 ngày trướcTạp chí World Expeditions vừa công bố danh sách 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất châu Á, trong đó Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 2.
-
2 ngày trướcLần đầu thử món phở kiểu Bắc ở Hà Nội, hai vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon với phần nước dùng trong và thanh, dậy mùi đặc trưng từ thịt bò.
-
2 ngày trướcDu khách đến Ninn Cổ Tháp tháng 12 tới sẽ được trải nghiệm tour du lịch lưu đày, nhập vai các phạm nhân đeo gông cùm, xiềng xích, bị hành hạ và biến thành nô lệ.
-
3 ngày trướcMưa lớn kéo dài, ngập lụt nhiều nơi khiến hàng chục chuyến bay bị hủy bỏ, các điểm đến nổi tiếng đóng cửa, du khách bị mắc kẹt.
-
3 ngày trướcTrứng vịt lộn là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp với nhiều người vì hàm lượng chất béo, cholesterol cao.
Tin tức mới nhất
-
9 giờ trước
-
9 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
16 ngày trước
-