'Chữa lành' hay đu trend để 'rách nát' hơn?
Chữa lành như một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng sẽ gây hại.
Sơ hở là… “chữa lành”
Lên mạng gõ cụm từ "chữa lành" sẽ chỉ cần 0,2 giây để Google cho ra hơn 60 triệu kết quả. Từng đó đủ để thấy trào lưu "chữa lành" đang trở thành "trend" và được nhiều người tìm kiếm.
Không riêng gì các diễn đàn mạng xã hội, mà trong những buổi cà phê, họp nhóm tán gẫu, cụm từ “đi chữa lành” cũng trở nên phổ biến và là câu cửa miệng mỗi khi giới trẻ gặp chuyện không hài lòng.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như đây là cách hay để người trẻ nhận diện đúng tình trạng của bản thân, tìm cách tháo gỡ, nhưng không ít người vì thế mà bị ảnh hưởng nặng từ mạng xã hội và “làm quá” câu chuyện của chính mình. Cũng chính vì thế, nhiều người sơ hở là … “đi chữa lành”.
Một bài đăng chia sẻ về chữa lành trên mạng xã hội thút nhiều tương tác
ThS.BS Nguyễn Hồng Bách - Giám đốc Viện Tâm lý học và Truyền thông - Hội tâm lý học Việt Nam cho biết, chữa lành hiện đang là trào lưu, "hot trend". Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của chữa lành và cũng không phải tất cả mọi người đều nhất thiết phải đi chữa lành.
"Tôi đã từng gặp một người phụ nữ sinh năm 1976 có cuộc sống hôn nhân 20 năm, nhưng sau đó tan vỡ. Cả hai đứa con đều theo bố và chị chỉ sống một mình. Sau cú sốc đó, chị u uất, mất ngủ triền miên. Chị uống thuốc trầm cảm nhưng không hiệu quả.
Sau đó, chị có nghe theo bạn đi chữa lành. Chị được nghe thuyết pháp buông bỏ và cảm thấy tinh thần thư giãn. Tuy nhiên, sau 2 tuần chữa lành, quay trở lại cuộc sống chị lại u uất", bác sĩ Bách chia sẻ.
Với trường hợp của chị bệnh nhân trên, đi chữa lành thời điểm đó có thể xoa dịu. Nhưng quay về cuộc sống, họ không nhận ra được vấn đề họ đang vướng phải để chấp nhận.
"Việc chữa lành không đúng sẽ tạo ra thói quen không thể tự thức tỉnh bằng khả năng nội sinh của bản thân", bác sĩ Bách nói.
Người trẻ có cần chữa lành?
Bác sĩ Bách cho biết mỗi bản thân con người sinh ra đã có cơ chế tự chống đỡ với những áp lực trong cuộc sống. Do vậy, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết.
Để chứng minh cho điều này, bác sĩ Bách lấy ví dụ về trường hợp của Nhật – tên nhân vật đã được thay đổi (18 tuổi). Nhật ít nói, ít giao tiếp, được bố mẹ nhận xét là hiền lành và nhút nhát. Để giúp con chủ động giao tiếp, bố mẹ đã nhờ bác sĩ Bách tư vấn tâm lý cho con.
Bác sĩ Bách khuyên Nhật nên đi chạy xe ôm công nghệ vì chủ động thời gian và tiện cho việc học hành. Sau 3 tháng, khi gặp lại Nhật, bác sĩ Bách đã khá ngạc nhiên vì cậu hoạt ngôn, sành sỏi hơn. Bác sĩ hỏi, Nhật cũng tâm sự: "Khi đi chạy xe ôm con không thể hiền được".
"Với trường hợp của Nhật, từ một đứa trẻ hiền lành đã trở nên sành sỏi hơn thì Nhật có phải đi chữa lành không? Chắc chắn là không!", bác sĩ Bách nói.
Bác sĩ Bách cho rằng bản thân tâm hồn con người chưa từng lành mà sẽ có những lỗ rách. Rách ở đây chính là những trải nghiệm trong cuộc sống để chúng ta trưởng thành. Do vậy, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết.
Theo bác sĩ Bách, việc "đu trend" chữa lành là không cần thiết (Ảnh minh họa)
Chữa lành phải đúng người
Bác sĩ Bách cho rằng, chữa lành rất tốt nhưng phải đúng người. Có 4 trường hợp bắt buộc phải đi chữa lành:
- Người gặp sang chấn tâm lý. Ví như trải qua mất mát lớn, người thân yêu từ giã cõi trần, mất con hoặc bị sốc trong mối quan hệ công việc, bạn bè, người yêu…
- Người gặp tai nạn, họ bị rơi vào trạng thái sống trong ám ảnh hoặc gặp những chuyện khủng kiếp trong cuộc sống như bị xâm hại tình dục, bị lừa dối, đánh nhau để lại di chứng.
- Người gặp vấn đề rắc rối về tài chính như phá sản.
- Trường hợp bản thân nội sinh như phổ tự kỷ chức năng gây ảnh hưởng trong giao tiếp, cuộc sống thường nhật.
"Tôi không hề đả phá chuyện chữa lành nhưng phải dùng cho đúng đối tượng", bác sĩ Bách nói.
Bác sĩ Bách nhắn nhủ, các bạn trẻ hiện nay thay vì "đu trend" chữa lành thì nên biết chấp nhận cuộc sống, tìm con người của chính mình. Đừng quá ham mê chạy theo chữa lành để có những thiệt hại không đáng có.
Theo Gia Đình Việt Nam
-
43 phút trướcQuả thật tôi thở phào sau chuyện này, vì tôi vừa không muốn trả lại vàng cưới, vừa không muốn làm quan hệ mẹ chồng nàng dâu căng thẳng.
-
1 giờ trướcKhông ít gen Z sẵn sàng chi số tiền bằng một vài tháng thu nhập của mình cho món quà Giáng sinh đắt đỏ hay bữa ăn sang trọng cho bạn gái, thậm chí còn vay nợ.
-
2 giờ trướcTrong cuộc sống của chúng ta, đôi khi chỉ 5 giây ngắn ngủi cũng đủ để biến ý định thành thành công và thay đổi cuộc đời chúng ta.
-
5 giờ trướcGần 10 tháng bố vợ rời xa trần thế, người con rể vẫn khóc thương. Khoảnh khắc xúc động cho thấy tình cảm gia đình là điều không thể nào đong đếm.
-
15 giờ trướcĐi theo con đường gọi là đam mê hay lựa chọn một lối đi an toàn? Đây là điều mà nhiều người vẫn băn khoăn đặt lên bàn cân so sánh.
-
16 giờ trướcGià đi cùng nhau nhưng phải là giàu đi cùng nha! Là một tình già rực rỡ và giàu có những thiết tha dành cho nhau chứ không phải là ông lão, bà lão khó tính, khó chiều, khó ở.
-
18 giờ trướcTừ lúc tôi đề cập đến dịp Tết về quê ngoại, chồng bỗng dưng tỏ ra giận dỗi không muốn đi.
-
19 giờ trướcSếp tuyên bố năm nay công ty không thưởng Tết, tôi lập tức báo cho 2 đứa con từ giờ phải nhịn đồ ăn vặt như gà rán, trà sữa... để bố mẹ dành đủ tiền về quê ăn Tết.
-
20 giờ trướcKhi tôi lập nick ảo chát với chồng, mới biết anh ấy chuyên "thả thính" bằng cách tâm sự đang sống cô đơn, vợ mất đã nhiều năm nhưng không muốn đi bước nữa vì đau buồn...
-
21 giờ trướcBị bạn gái bắt làm ông già Noel giao quà cho các khách hàng nhí của cô ấy, tôi phát hiện bí mật động trời của người anh rể mà ai cũng tưởng là "ông chồng quốc dân".
-
1 ngày trướcHội chứng ám ảnh sợ xã hội khiến người bệnh sợ giao tiếp và sợ con người. Áp lực cuộc sống khiến căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến hơn
-
1 ngày trướcMỗi lần cãi nhau, chồng tôi lại than trách lấy tôi nên phải khổ, trước kia anh ấy toàn yêu các cô gái gia đình có điều kiện
-
1 ngày trướcKhi đưa ra quyết định nghỉ việc, tôi đã khóc, một trong những lần hiếm hoi rơi lệ trong cuộc đời mình.
-
1 ngày trướcCộng đồng mạng lên án nhà sản xuất chương trình Hành lý tình yêu và fanpage chương trình vì cố tình cắt xén những đoạn video gây tranh cãi từ số phát sóng cũ để câu tương tác.
-
1 ngày trướcSức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tinh thần khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta làm việc hiệu quả, năng suất và luôn vui vẻ.
-
1 ngày trướcLúc có tiền tôi hào phóng với cả nhà chồng, giờ đây làm ăn thua lỗ tôi bị hắt hủi không thương tiếc.
-
1 ngày trước4 năm từ lúc con gái bỏ đi, người mẹ ngoài 60 tuổi luôn đợi ở phố đèn đỏ Nhật Bản, nơi bà nghĩ con mình đang làm việc, mong được gặp, nhưng cô vẫn bặt vô âm tín.
-
1 ngày trướcChồng làm ăn thua lỗ phải bán nhà bán xe, tôi sốc nặng khi biết chồng đã đầu tư cho ai.
-
1 ngày trướcCuộc đoàn tụ diễn ra ở TPHCM. Cuộc trò chuyện có cả 3 thứ tiếng: Anh, Trung, Việt nhưng họ vẫn hiểu nhau bởi cả 3 đều có chung những ký ức và những câu hỏi đau đáu bấy lâu nay về cha mẹ.
-
1 ngày trướcQuê tôi có phong tục mừng cưới bằng vàng. Trong khi tôi có nguy cơ không thể 'thu hồi vốn'.
Tin tức mới nhất
-
13 phút trước
-
14 phút trước
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước