Có thể phí khám, chữa bệnh sẽ tăng 5 lần
Ngày 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) khóa XIII họp và cho ý kiến về Dự luật Phí và Lệ phí.
Theo dự luật, sẽ chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ.
Người bệnh sẽ gánh đủ giá dịch vụ y tế
Dự thảo luật phí và lệ phí đưa ra khỏi danh mục phí 18 khoản, trong đó có một số khoản phí đáng chú ý như học phí, lệ phí công chứng, phí vệ sinh, phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá, phí đấu thầu, phí kiểm định đo lường chất lượng... Đặc biệt, theo dự luật này, viện phí tới đây cũng sẽ chuyển sang cơ chế giá dịch vụ.
Theo đó, giá dịch vụ y tế nếu tính đủ như phân tích của bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) - có thể sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.
Ví dụ, chi phí chạy thận nhân tạo sẽ tăng từ 460.000 đồng/lần hiện nay lên 900.000 - 1 triệu đồng/lần. Hay giá khám bệnh sẽ tăng gấp 5 lần, từ 20.000 đồng lên đến 100.000 đồng. Giá chụp CT có thể cũng sẽ tăng từ 500.000 đồng lên 1 triệu đồng.
Theo BS Nguyễn Ngọc Hiền, việc tự chủ tài chính đối với BV công sẽ giúp các BV có thể triển khai xã hội hóa việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, nhờ đó người dân được khám chữa bệnh bằng những kỹ thuật cao.
Tự chủ tài chính cũng giúp cán bộ, nhân viên y tế nâng cao thu nhập nên thái độ phục vụ sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), số lượng BV tự chủ tài chính còn thấp, hiện mới có 9/1.188 BV công lập được giao quyền tự chủ, tự đảm bảo chi phí hoạt động.
Hiện giá dịch vụ y tế được tính vào 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp, gồm chi phí thuốc, vật tư trực tiếp, điện, nước, xử lý chất thải và duy tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị.
Theo lộ trình, trong năm 2015 tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế, cộng thêm yếu tố tiền lương cho nhân viên y tế. Đến năm 2018, viện phí sẽ tính thêm chi phí quản lý và năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định.
"Tất nhiên khi chuyển sang thu theo cơ chế giá dịch vụ, giá viện phí sẽ tăng cao từ việc tính đủ chi phí song cũng phải thấy được mặt tích cực của sự chuyển đổi này là sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế, BV phải phục vụ người bệnh tốt mới có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ" - ông Liên nói.
Cân nhắc thu học phí sang giá dịch vụ
Trao đổi về việc lợi hay hại khi chuyển từ thu học phí sang thu theo giá dịch vụ, ông Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD - ĐT, cảnh báo việc này cần đề phòng tình trạng thương mại hóa trường học.
Theo ông, chủ trương đưa ra phải gắn với lộ trình cụ thể, quy định cụ thể và có sự kiểm soát chặt chẽ, nếu không sẽ vô tình biến việc "thả nổi" giá dịch vụ thành tình trạng thương mại hóa trường học.
"Nếu để các trường tự chủ về tài chính, mức học phí không những cần có những quy định cụ thể mà cần làm rõ tiền đó để làm những việc gì? Thu, chi thế nào? Có chủ trương cổ phần, chia cổ tức không hoặc các hạng mục sẽ được dùng để đầu tư lại trường học như thế nào?
"Mọi thứ phải hết sức rành mạch, nếu không sẽ vô cùng lộn xộn, nguy hiểm và tiền sẽ chỉ rơi vào túi một nhóm người mà học sinh, sinh viên lại không được hưởng lợi" - ông Phạm Minh Hạc phân tích.
Cũng theo vị này, chưa thể khẳng định có ủng hộ chủ trương dịch vụ hóa học phí hay không bởi để làm được, Nhà nước cần hài hòa giữa yếu tố xã hội hóa, phát triển đầu tư và việc đầu tư cho các dịch vụ công đối với các cấp học phổ cập.
Theo ông, cần làm rõ khái niệm "dịch vụ công" trong câu chuyện học phí bởi một khi dịch vụ hóa các cấp học từ thấp đến cao sẽ là vấn đề ảnh hưởng đến đối tượng người dân không hề nhỏ.
"Không nên biến loại hình phí này theo mức giá dịch vụ hoạt động theo cơ chế thị trường, trường thu về bao nhiêu phải cam kết đầu tư lại cho nhà trường, giáo viên và học sinh bấy nhiêu chứ không phải thu để chia nhau. Cần có "bàn tay" chỉ đạo hài hòa của Nhà nước, nếu không sẽ rất nguy hiểm!" - ông nói.
Người bệnh sẽ gánh đủ giá dịch vụ y tế
Dự thảo luật phí và lệ phí đưa ra khỏi danh mục phí 18 khoản, trong đó có một số khoản phí đáng chú ý như học phí, lệ phí công chứng, phí vệ sinh, phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá, phí đấu thầu, phí kiểm định đo lường chất lượng... Đặc biệt, theo dự luật này, viện phí tới đây cũng sẽ chuyển sang cơ chế giá dịch vụ.
Theo đó, giá dịch vụ y tế nếu tính đủ như phân tích của bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) - có thể sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.
Ví dụ, chi phí chạy thận nhân tạo sẽ tăng từ 460.000 đồng/lần hiện nay lên 900.000 - 1 triệu đồng/lần. Hay giá khám bệnh sẽ tăng gấp 5 lần, từ 20.000 đồng lên đến 100.000 đồng. Giá chụp CT có thể cũng sẽ tăng từ 500.000 đồng lên 1 triệu đồng.
Theo BS Nguyễn Ngọc Hiền, việc tự chủ tài chính đối với BV công sẽ giúp các BV có thể triển khai xã hội hóa việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, nhờ đó người dân được khám chữa bệnh bằng những kỹ thuật cao.
Tự chủ tài chính cũng giúp cán bộ, nhân viên y tế nâng cao thu nhập nên thái độ phục vụ sẽ tốt hơn.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), số lượng BV tự chủ tài chính còn thấp, hiện mới có 9/1.188 BV công lập được giao quyền tự chủ, tự đảm bảo chi phí hoạt động.
Hiện giá dịch vụ y tế được tính vào 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp, gồm chi phí thuốc, vật tư trực tiếp, điện, nước, xử lý chất thải và duy tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị.
Theo lộ trình, trong năm 2015 tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế, cộng thêm yếu tố tiền lương cho nhân viên y tế. Đến năm 2018, viện phí sẽ tính thêm chi phí quản lý và năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định.
"Tất nhiên khi chuyển sang thu theo cơ chế giá dịch vụ, giá viện phí sẽ tăng cao từ việc tính đủ chi phí song cũng phải thấy được mặt tích cực của sự chuyển đổi này là sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế, BV phải phục vụ người bệnh tốt mới có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ" - ông Liên nói.
Cân nhắc thu học phí sang giá dịch vụ
Trao đổi về việc lợi hay hại khi chuyển từ thu học phí sang thu theo giá dịch vụ, ông Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD - ĐT, cảnh báo việc này cần đề phòng tình trạng thương mại hóa trường học.
Theo ông, chủ trương đưa ra phải gắn với lộ trình cụ thể, quy định cụ thể và có sự kiểm soát chặt chẽ, nếu không sẽ vô tình biến việc "thả nổi" giá dịch vụ thành tình trạng thương mại hóa trường học.
Phí khám bệnh và viện phí đang đứng trước khả năng tăng gấp 2 - 5 lần trong thời gian tới. Ảnh: Hải Nguyễn.
"Nếu để các trường tự chủ về tài chính, mức học phí không những cần có những quy định cụ thể mà cần làm rõ tiền đó để làm những việc gì? Thu, chi thế nào? Có chủ trương cổ phần, chia cổ tức không hoặc các hạng mục sẽ được dùng để đầu tư lại trường học như thế nào?
"Mọi thứ phải hết sức rành mạch, nếu không sẽ vô cùng lộn xộn, nguy hiểm và tiền sẽ chỉ rơi vào túi một nhóm người mà học sinh, sinh viên lại không được hưởng lợi" - ông Phạm Minh Hạc phân tích.
Cũng theo vị này, chưa thể khẳng định có ủng hộ chủ trương dịch vụ hóa học phí hay không bởi để làm được, Nhà nước cần hài hòa giữa yếu tố xã hội hóa, phát triển đầu tư và việc đầu tư cho các dịch vụ công đối với các cấp học phổ cập.
Theo ông, cần làm rõ khái niệm "dịch vụ công" trong câu chuyện học phí bởi một khi dịch vụ hóa các cấp học từ thấp đến cao sẽ là vấn đề ảnh hưởng đến đối tượng người dân không hề nhỏ.
"Không nên biến loại hình phí này theo mức giá dịch vụ hoạt động theo cơ chế thị trường, trường thu về bao nhiêu phải cam kết đầu tư lại cho nhà trường, giáo viên và học sinh bấy nhiêu chứ không phải thu để chia nhau. Cần có "bàn tay" chỉ đạo hài hòa của Nhà nước, nếu không sẽ rất nguy hiểm!" - ông nói.
Theo Lao động
-
44 phút trướcTrưa 23/12, cơ quan chức năng TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang vừa xác định được danh tính người điều khiển chiếc xe ô tô gây tai nạn khiến một bé gái 17 tháng tuổi tử vong.
-
56 phút trướcLực lượng chức năng đang xác minh người cầm lái trong vụ việc ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong tại TP Tuyên Quang. Một nữ tài xế đã trình diện và tự nhận là người điều khiển ô tô gây ra vụ tai nạn thương tâm.
-
57 phút trước14 người may mắn thoát chết sau khi chiếc phà gỗ ở xã đảo Tam Hải chìm trên sông Trường Giang ở Quảng Nam
-
58 phút trướcThông tư 73/2024 của Bộ Công an quy định về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT, trong đó có kiểm soát thông qua thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.
-
59 phút trướcÔ tô do nữ tài xế điều khiển đã lao vào một nhà dân khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong.
-
1 giờ trướcXe buýt liên tiếp tông xe máy và xe đạp khiến một phụ nữ 60 tuổi và một người đàn ông bị thương.
-
1 giờ trướcChiếc xe tải trong khi di chuyển thì cửa thùng hàng phía sau bất ngờ bung ra, đập vào đầu người đi bộ trên đường. Va chạm mạnh khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
-
2 giờ trướcTổng thống Putin khẳng định sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ, miễn là điều này không gây tổn hại tới "lợi ích quốc gia và người dân Nga".
-
2 giờ trướcÔng Trump đã phản bác việc đảng Dân chủ gọi tỷ phú Elon Musk là "Tổng thống ngầm" của Mỹ, khẳng định ông Musk không thể trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
-
3 giờ trướcLiên tiếp nhiều vụ ẩu đả, hành hung người khác sau va chạm giao thông khiến dư luận bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc khởi tố điều tra một số vụ án, bắt tạm giam đối tượng vi phạm. Điều này nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận khi cho rằng thói côn đồ trên đường phố phải được nghiêm trị để tạo môi trường văn minh khi tham gia giao thông.
-
3 giờ trướcMặc dù đã uống rượu và không có giấy phép lái xe nhưng Đinh Văn Thát (Gia Lai) vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông, dẫn đến gây tai nạn chết người.
-
3 giờ trướcCông an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa bắt quả tang 2 chị em ruột từ tỉnh Nghệ An vào Đắk Lắk tổ chức hành nghề mại dâm.
-
5 giờ trướcDự báo thời tiết 23/12/2024, các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, tiếp tục hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão đang hoạt động trên Biển Đông.
-
6 giờ trướcDự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn.
-
16 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
22 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
1 ngày trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
1 ngày trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Tin tức mới nhất
-
57 phút trước
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước